Top 7 đảo nhân tạo nổi tiếng nhất thế giới

Đình Mặc Nhiên 1804 0 Báo lỗi

Khi nghĩ về những hòn đảo, bạn thường tưởng tượng về những thiên đường du lịch, ít ảnh hưởng bởi nền văn minh. Thế nhưng ngày nay với trình độ khoa học, kỹ ... xem thêm...

  1. Palm Jumeirah ở Dubai là quần đảo nhân tạo lớn nhất thế giới bao gồm 3 hòn đảo là Palm Jumeirah, Palm Jebel Ali và Palm Deira. Được xây dựng bởi Sheikh Mohammed Bin Rashid Al Maktoum để tăng cường phát triển du lịch cho Dubai. Mỗi khu định cư sẽ có hình dạng một cây cọ được bao bọc bên ngoài bởi vành cung hình trăng lưỡi liềm và sẽ có nhiều khu giải trí và dân cư trên đó. Các hòn đảo này nằm ở ngoài bờ biển của các tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất nằm trong vịnh Ba Tư và sẽ cộng thêm 520km bãi biển cho Dubai.


    Hai hòn đảo đầu tiên sẽ bao gồm khoảng 100 m³ đá và cát được đắp nên. Palm Deira sẽ bao gồm 1 triệu m³ đá và cát. Tất cả vật liệu đều được khai thác trong nước. Giữa 3 hòn đảo là hơn 100 khách sạn sang trọng, khu biệt thự, căn hộ dân cư bên bãi biển độc quyền, bến tàu, công viên giải trí, khu mua sắm, khu thể thao và thể dục sức khỏe. Việc xây dựng Palm Jumeira được bắt đầu từ tháng 6 năm 2001. Ngay sau đó người ta thông báo xây dựng Palm Jebel Ali và bắt đầu lấp biển. Năm 2004, kế hoạch xây dựng Palm Deira được công bố và dự kiến hoàn thành trong 10 - 15 năm.

    Palm Jumeirah (Quần đảo cây cọ) - Dubai
    Palm Jumeirah (Quần đảo cây cọ) - Dubai

  2. Sân bay quốc tế Kansai là công trình do kiến trúc sư Renzo Piano thiết kế xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo giữa vịnh Osaka. Diện tích của hòn đảo là 511 ha, nằm trên vịnh Osaka cách đất liền 5km, có hình chữ nhật và nhìn từ trên xuống như một hàng không mẫu hạm. Để hoàn thành công trình tạo đảo và xây dựng sân bay, Nhật Bản đã phải mất 20 năm trời với 1500 tỉ yên phí tổn. Trong đó, việc hoàn thành hòn đảo nhân tạo đã tốn 550 triệu yên và kéo dài trong 6 năm. Sau đó, người ta bắt đầu xây dựng sân bay Kansai. Đồ án thiết kế của kiến trúc sư Italia Renzo Piano được chọn vì có ưu điểm là toàn bộ tòa lầu sân bay hầu như không có bê tông mà gồm thanh giằng bằng thép không gỉ lắp với kính màu.


    Ban đầu, sân bay mới được lên kế hoạch sẽ được xây dựng gần Kobe nhưng chính quyền Kobe không chấp nhận kế hoạch đó nên sân bay mới phải dời địa diểm xây dựng về phía nam của vịnh Osaka. Tại địa điểm này thì sân bay mới có thể mở cửa hoạt động 24/24 giờ hằng ngày không như sân bay cũ nằm trong thành phố. Hiện nay, Kansai đã trở thành một trung tâm quốc tế, số lượng chuyến bay mỗi tuần đến châu Á và châu Úc là gần 800 chuyến, 59 chuyến bay đến châu Âu và 80 chuyến bay đến Bắc Mỹ.

    Sân bay quốc tế Kansai - Nhật Bản
    Sân bay quốc tế Kansai - Nhật Bản
  3. Cách bờ biển Doha, Quatar khoảng 350m thuộc vịnh West Bay Lagoon, đảo nhân tạo Pearl là dự án đầu tư bất động sản quốc tế đầu tiên của Qatar. The Pearl là một khu dân cư sang trọng bậc cao được thiết kế xây dựng và phát triển trên một hòn đảo nhân tạo có diện tích 4 km vuông trên vùng đất hoang cạnh bờ biển kéo dài 32km. Tổng thể hòn ngọc Quatar (Pearl - Quatar) là những căn biệt thự cao cấp, hàng chục chung cư cao tầng và hàng trăm ngôi nhà. Tại đây còn có nhiều khách sạn sang trọng, độc đáo, những cửa hàng, nhà hàng đắt đỏ, xa xỉ.


    Sau khi hoàn thành, The Pearl sẽ tạo ra hơn 32 km bờ biển mới, để sử dụng làm khu dân cư với dự kiến 18.831 nhà ở và 45.000 cư dân vào năm 2018. Được phát triển bởi United Development Company và được quy hoạch bởi công ty kiến trúc và thiết kế Callison, hòn đảo nằm cách bờ biển West Bay Phá của 350 mét. Năm 2004, khi dự án lần đầu tiên được tiết lộ, chi phí ban đầu để xây dựng hòn đảo là 2,5 tỷ đô la. Hiện tại người ta tin rằng dự án sẽ có giá 15 tỷ USD sau khi hoàn thành.

    The Pearl - Quatar
    The Pearl - Quatar
  4. Năm 2012, đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha Real Madrid đã công bố thực hiện xây dựng dự án khu nghỉ dưỡng trị giá 1 tỷ USD tại UEA. Để có vị trí độc đáo cho khu nghỉ dưỡng này, câu lạc bộ Real Madrid đã xây dựng một quần đảo nhân tạo để làm nơi đặt khu nghỉ dưỡng.


    Tại đây, sẽ có hai khách sạn và nhiều khu biệt thự cao cấp, một sân vận động sát biển với sức chứa 10000 người, một bến du thuyền và một bảo tàng công nghệ cao để trưng bày các chiến tích đã đạt được của đội bóng. Dự án có diện tích 430.000m vuông này được thiết kế bởi Boils và xây dựng hợp tác cùng chính phủ UEA. Năm 2013, dự án này bị tạm ngừng do thiếu kinh phí nhưng đã được tiếp tục hoàn thành vào năm 2015.

    Real Madrid Island - UEA
    Real Madrid Island - UEA
  5. No Man's Land Fort được xây dựng trong khoảng từ năm 1867 đến năm 1880, trên một hòn đảo nhân tạo nằm ngoài khơi bờ biển nước Anh. Pháo đài này được xây dựng theo yêu cầu của thủ tướng Anh Lord Palmerston nhằm chống lại sự xâm lược của hải quân Pháp. Khi xây dựng, pháo đài tiêu tốn khoảng 620.000 USD, tương ứng với 63 triệu USD ngày nay. Năm 1967, pháo đài kết thúc sứ mệnh quân sự của mình và bị bỏ hoang.


    Hiện nay pháo đài đã được mua lại bởi Amazing Venues và xây dựng một khách sạn sang trọng cho dân nhà giàu. Khách sạn gồm 23 phòng ngủ, bể tắm nước nóng trên tầng thượng, quán bar, nhà hàng, spa, 2 sân bay trực thăng và cả ngọn hải đăng. Pháo đài nằm cách đảo Isle of Wight khoảng 2km, du khách có thể đi đến bằng trực thăng hoặc tàu.

    No Man's Land Fort - Anh
    No Man's Land Fort - Anh
  6. Tình trạng trái đất nóng dần lên đang là mối đe dọa thực sự cho Cộng hòa Maldives, thiên đường nhiệt đới tại vùng biển Ấn Độ Dương. Đây chính là lý do giúp đảo nhân tạo Hulhumale ra đời. Nằm không xa thủ đô Male, Hulhumale là một dự án khổng lồ được khởi công từ năm 1997 với chi phí dự tính hàng trăm triệu USD, được chia làm 3 giai đoạn và sẽ hoàn thành vào năm 2020.


    Chính quyền Maldives hy vọng hòn đảo nhân tạo này sẽ chào đón khoảng 45.000 dân đến sinh sống trong 15 năm tới đây. Có khoảng 1.500 người đang sống trên khu định cư đầu tiên tại hòn đảo rộng 188 ha này. Diện tích của Hulhumale tương đương với đảo Male và sẽ lớn hơn gấp đôi một khi phần thứ hai của nó bắt đầu thi công vào đầu thập niên tới. Với độ cao 2m so với mực nước biển, hòn đảo sẽ là nơi cư trú của khoảng 50.000 người vào năm 2020 và 40 năm sau khi toàn bộ công trình hoàn tất, hòn đảo sẽ đủ chỗ cho 153.000 người, tức hơn 1/2 dân số hiện thời của Maldives.

    Tuy nhiên, giao thông giữa đảo Hulhumale và Male vẫn còn rất khó khăn, phải dùng phà hay thuyền để di chuyển. Dù không có nhiều hình thức vui chơi giải trí ở đây nhưng các cư dân mới tỏ ra khá hài lòng vì đã thoát khỏi cảnh xe cộ đông đúc và nhịp sống ồn ào ở Male.

    "Hulhumale" - Điểm tựa của người Maldives
  7. Peberholm là một đảo nhân tạo của Đan Mạch nằm trong eo biển Øresund, phía nam đảo Saltholm. Đảo có chiều dài khoảng 4 km và có diện tích là 3 km2. Đảo Peberholm được kiến thiết năm 1995[1] với vai trò là một bộ phận trong tổng thể công trình xây dựng cầu Øresund giữa Đan Mạch và Thụy Điển. Cụ thể, đảo Peberholm là khâu nối giữa đường hầm Øresund ở phía tây với cầu cao ở phía đông. Đảo được tạo nên từ đất, cát, đá... được đào lên khi làm đường hầm và chân cầu, gồm có 1,6 triệu tấn đất - đá cộng với 6 triệu m3 cát.


    Tên Peberholm (đảo Hồ tiêu) được đặt ra theo lối so sánh với tên đảo Saltholm (đảo Muối) do độc giả nêu ra trong một cuộc thi đặt tên của nhật báo Politiken (Đan Mạch). Trên đảo có một ga xe lửa với thiết bị chuyển đường ngang (transversal) để cho xe lửa chuyển từ đường ray này sang đường ray khác. Việc chuyển xe lửa từ Thụy Điển sang Đan Mạch diễn ra ở ranh giới trạm ở phía tây đảo Peberholm. Các tín hiệu xe lửa của Thụy Điển và Đan Mạch được nối chung để việc chuyển xe không bị trở ngại và xe không phải ngừng. Người ta không gieo trồng thực vật trên đảo mà để cho chúng tự sinh. Năm 2007, Hội thực vật Lund đã phát hiện 454 loại cây khác nhau trên đảo này.

    Peberholm
    Peberholm



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy