Top 10 Đề cương ôn tập câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng

Nguyễn Trinh 3567 0 Báo lỗi

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến ... xem thêm...

  1. Câu 1: Theo tư tưởng HCM, kẻ thù nguy hiểm nhất trong xây dựng CNXH là kẻ thù nào?
    Trả lời gợi ý:

    • Chủ nghĩa cá nhân.


    Câu 2: Trong thời kỳ quá độ, nội dung xây dựng CNXH quan trọng nhất về chính trị là gì?

    Trả lời gợi ý:

    • Về chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.


    Câu 3: Sự cần thiết phải xây dựng khối đại đoàn kết được HCM xác định bởi các lý do nào?
    Trả lời gợi ý:

    • Phải thực hiện đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh, là lực lượng và đoàn kết là nhu cầu nguyện vọng của tất cả các tầng lớp nhân dân.


    Câu 4: Theo tư tưởng HCM, học để làm gì? Học để làm gì là khó nhất?

    Trả lời gợi ý:

    • Học để làm việc, làm người, làm cán bộ.
    • Trong những mục tiêu đó, học làm người là khó nhất.


    Câu 5: Theo tư tưởng HCM, “Kiệm” nghĩa là gì?

    Trả lời gợi ý:

    • “Kiệm” theo Hồ Chí Minh là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; tiết kiềm từ cái to đến cái nhỏ, không hoang phí, không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù.


      Nội dung câu hỏi ngắn ôn tập  môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Nội dung câu hỏi ngắn ôn tập môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Nội dung câu hỏi ngắn ôn tập  môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Nội dung câu hỏi ngắn ôn tập môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng

    • Câu 6: Theo tư tưởng HCM, “giặc ngoại xâm” là kẻ thù nguy hiểm nhất của CNXH đúng hay sai? Tại sao?
      Trả lời gợi ý:

      • Sai. Vì “chủ nghĩa cá nhân” là kẻ thù nguy hiểm nhất của CNXH.


      Câu 7: Tại sao theo HCM, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn?
      Trả lời gợi ý:

      • Lập luận về tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ:
        • Thứ nhất, những khuyết điểm, thiếu sót trong Đảng là việc bình thường. Vì vậy, chỉnh đốn Đảng không phải là giải pháp tình thế mà là một công việc thường xuyên.
        • Thứ hai, xây dựng chỉnh đốn Đảng được chế định bởi sự phát triển không ngừng của sự nghiệp cách mạng.
        • Thứ ba, xây dựng chỉnh đốn Đảng là cơ hội để cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, tu dưỡng tốt hơn để có thể hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.


      Câu 8: Nêu các phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam theo HCM?
      Trả lời gợi ý:

      • Trung với nước, hiếu với dân.
      • Yêu thương con người, sống có tình nghĩa.
      • Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư.
      • Tinh thần quốc tế trong sáng.


      Câu 9: Trong xây dựng CNXH, HCM có chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân không? Tại sao?

      Trả lời gợi ý:

      • Không. Vì bốn thành phần kinh tế mà Hồ Chí Minh đề cập đến trong thời kỳ quá độ là kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư bản tư doanh và kinh tế riêng lẻ khác. Do vậy, các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư không hề bị loại bỏ.



      Câu 10: Theo tư tưởng HCM, “Cần” nghĩa là gì?
      Trả lời gợi ý:

      • Cần, theo Hồ Chí Minh là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỉ lại, không dựa dẫm.


      Nội dung câu hỏi ngắn ôn tập  môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Nội dung câu hỏi ngắn ôn tập môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Nội dung câu hỏi ngắn ôn tập  môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Nội dung câu hỏi ngắn ôn tập môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
    • Câu 11: Nêu các biện pháp cơ bản cần thực hiện để xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ lên XHCN ở Việt Nam theo tư tưởng HCM?
      Trả lời gợi ý:

      • Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.
      • Kết hợp xây dựng với bảo vệ, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của CMVN.
      • Phải có kế hoạch, biện pháp và quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch.
      • Đem của dân, tài dân, sức dân để làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
      • Lưu ý: CNXH trong thời kỳ quá độ có 2 nguyên tắc, 3 bước đi, 4 biện pháp.


      Câu 12: Làm rõ mối quan hệ giữa tài và đức đối với người cách mạng theo tư tưởng HCM?
      Trả lời gợi ý:

      • Xây dựng con người theo quan điểm của Hồ Chí Minh phải toàn diện có đủ đức tài trong đó đức là gốc, vì vậy sự nghiệp trồng người phải bắt đầu từ việc xây dựng nền tảng đạo đức.


      Câu 13: Chủ trương xây dựng CNXH ở Việt Nam theo mô hình của Liên Xô có đúng với tư tưởng HCM không? Tại sao?
      Trả lời gợi ý:

      • Không đúng với tư tưởng HCM. Vì, con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh là “không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác”.


      Câu 14: Quan điểm cho rằng: HCM xây dựng một đường lối “đức trị” ở nước ta. Đúng hay sai? Tại sao?

      Trả lời gợi ý:

      • Sai. Vì, trong chủ trương xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. HCM nhấn mạnh việc tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.


      Câu 15: Theo tư tưởng HCM, mục đích của xây dựng, chỉnh đốn đảng là gì?
      Trả lời gợi ý:

      • Mục đích là xây dựng Đảng cầm quyền, chỉnh đốn làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, giữ vững vai trò tiên phong của giai cấp, của dân tộc.
      Nội dung câu hỏi ngắn ôn tập  môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Nội dung câu hỏi ngắn ôn tập môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Nội dung câu hỏi ngắn ôn tập  môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Nội dung câu hỏi ngắn ôn tập môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
    • Câu 16: Quan điểm: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân có nghĩa là loại bỏ lợi ích cá nhân để tập trung cho lợi ích tập thể” có phải của HCM không? Tại sao?

      Trả lời gợi ý:

      • Sai. Vì:
        • Chống chủ nghĩa cá nhân đối với Hồ Chí Minh hoàn toàn không có nghĩa là chống lại lợi ích cá nhân.
        • Người giải thích: “Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”.


      Câu 17: Để xây dựng Nhà nước ta trong sạch, vững mạnh theo HCM cần phải làm gì?

      Trả lời gợi ý:

      • Để xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, Hồ Chí Minh nhấn mạnh các nội dung sau:
        • Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước.
        • Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.
        • Kiên quyết chống ba thứ "giặc nội xâm" là tham ô, lãng phí, quan liêu.


      Câu 18: Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta theo tư tưởng HCM được thể hiện ở những nội dung chủ yếu nào?

      Trả lời gợi ý:

      • Đảng cộng sản mang bản chất của giai cấp công nhân đồng thời cũng là Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc. Thể hiện qua các nội dung:
        • Về thành phần: Đảng kết nạp những công nhân, nông dân, trí thức thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng, trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo.
        • Về lý luận: Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
        • Về mục đích của Đảng: giành độc lập dân tộc để đi tới xã hội cộng sản.
        • Về nguyên tắc xây dựng Đảng: theo các nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của Lê-nin. Nguyên tắc:
          • Tập trung dân chủ
          • Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách phê bình và tự phê bình
          • Kỷ luật nghiêm minh tự giác
          • Đoàn kết thống nhất trong Đảng.


      Câu 19: Để rèn luyện đạo đức mới, theo tư tưởng HCM cần quán triệt các nguyên tắc nào?

      Trả lời gợi ý:

      • Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
      • Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.
      • Tu dưỡng rèn luyện đạo đức suốt đời thông qua thực tiễn cách mạng.


      Câu 20: Vì sao nước ta trong giai đoạn đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên XHCN HCM cho rằng: Phải ưu tiên phát triển nông nghiệp?

      Trả lời gợi ý:

      • Người giải thích: Chúng ta vừa ra khỏi chiến tranh, “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung thì phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”; “Phải ưu tiên phát triển nông nghiệp còn bởi vì chúng ta có “thiên thời” (khí hậu, đất đai), “nhân hòa” (lực lượng lao động nông nghiệp). Vì vậy, “Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, ta phải dựa vào nông nghiệp và phát triển nông nghiệp là cực kỳ quan trọng”.
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
    • Câu 21: Theo tư tưởng HCM, các lực cản chủ yếu nhất đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là gì?

      Trả lời gợi ý:

      • Chủ nghĩa cá nhân là “căn bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm”, là kẻ thù hung ác của CNXH.
      • Tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
      • Tệ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết làm giảm sút uy tín của Đảng, của cách mạng.
      • Tệ chủ quan, bảo thủ lười biếng không chịu học tập cái mới.


      Câu 22: Theo tư tưởng HCM, động lực cơ bản của CNXH ở Việt Nam gồm những nhân tố nào?

      Trả lời gợi ý:

      • Trên bình diện cộng đồng:
        • Cần huy động tất các các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng nhất.
        • Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng tốt các thành quả khoa học kỹ thuật…
      • Trên bình diện cá nhân:
        • Tác động vào nhu cầu và lợi ích con người.
        • Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động.
        • Thực hiện công bằng xã hội.


      Câu 23: Vì sao HCM coi trọng việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong xây dựng nhà nước kiểu mới?

      Trả lời gợi ý:

      • Để xây dựng nhà nước mới cần tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, vì:
        • Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội kết hợp, bổ sung cho nhau trong thực tế trị nước.
        • Trong lịch sử, những người được coi là thành công trong sự nghiệp trị nước đều biết kết hợp giáo dục đạo đức với với tăng cường pháp luật.
        • Trong xây dựng nhà nước pháp quyền phải nhấn mạnh tới vai trò của pháp luật, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Thực tế chỉ ra rằng pháp luật chỉ phát huy tác dụng đầy đủ khi nó được hỗ trợ bởi các nhân tố khác, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức.


      Câu 24: Quan điểm của HCM về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam gồm những nội dung chủ yếu nào?

      Trả lời gợi ý:

      • Xây dựng một nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động.
      • Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước.
      • Xây dựng một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
      • Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.


      Câu 25: Theo tư tưởng HCM, văn hóa có chức năng cơ bản nào?

      Trả lời gợi ý:

      • Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, làm cho ai cũng có lý tưởng độc lập, tự chủ; phải sửa đổi được tham những, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, ...
      • Văn hóa phải nâng cao dân trí.
      • Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người Việt Nam tới "cái chân, cái thiện, cái mỹ" để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
    • Câu 26: Quan điểm cho rằng theo TTHCM “Đảng phải có mối quan hệ mật thiết với nhân dân” đúng hay sai? Tại sao?

      Trả lời gợi ý:

      • Đúng. Vì, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở Đảng cầm quyền, dân là chủ, phải thường xuyên chăm lo củng cố mối liên hệ máu thịt với nhân dân. Người yêu cầu phải xây dựng một cơ chế “Đảng cầm quyền” mà cốt lõi là thiết lập mối quan hệ đúng đắn: Đảng – Nhà nước – Nhân dân.


      Câu 27: Theo TTHCM, động lực chủ yếu nhất để xây dựng XHCN ở nước ta là gì?

      Trả lời gợi ý:

      • Động lực con người là động lực chủ yếu nhất để XD XHCN. “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN”.


      Câu 28: Tại sao theo TTHCM, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn?

      Trả lời gợi ý:

      • Thứ nhất, những khuyết điểm, thiếu sót trong Đảng là việc bình thường. Vì vậy, chỉnh đốn Đảng không phải là giải pháp tình thế mà là một công việc thường xuyên.
      • Thứ hai, sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo là một quá trình, bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những yêu cầu riêng, do đó Đảng phải tự chỉnh đốn để vươn lên đáp ứng yêu cầu của giai cấp, của dân tộc.
      • Thứ ba, xây dựng, chỉnh đốn đảng là cơ hội để cán bộ, Đảng viên tự rèn luyện, tu dưỡng tốt hơn để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.


      Câu 29: Theo TTHCM, để xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả chúng ta cần làm gì?

      Trả lời gợi ý:

      • Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước.
      • Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.
      • Kiên quyết chống ba thứ "giặc nội xâm" là tham ô, lãng phí, quan liêu.


      Câu 30: Theo TTHCM, nhân tố chủ chốt của người cách mạng là nhân tố nào?

      Trả lời gợi ý:

      • Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là “gốc”, là “nguồn”, là “nền tảng” là nhân tố “chủ chốt” của người cách mạng.
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
    • Câu 31: Theo TTHCM, trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta còn tồn tại mấy hình thức sở hữu? Đó là hình thức nào?

      Trả lời gợi ý:

      • 4 hình thức sở hữu chia thành 2 nhóm:
        • Công hữu: Sở hữu của nhà nước và sở hữu của hợp tác xã.
        • Tư hữu: Sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư bản.


      Câu 32: Vì sao HCM khẳng định “Đảng phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, nhưng không được theo đuôi quần chúng”?

      Trả lời gợi ý:

      • Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở Đảng cầm quyền, dân là chủ phải thường xuyên chăm lo củng cố mối liên hệ máu thịt với nhân dân.
      • Với tư cách người lãnh đạo cũng bao hàm cả trách nhiệm “người đầy tớ” của dân.
      • Song làm “đầy tớ” không có nghĩa là tôi tớ hay theo đuôi quần chúng mà là tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân, nhằm đem lại các quyền và lợi ích cho nhân dân.


      Câu 33: Theo HCM, sức mạnh dân tộc bao gồm những yếu tố chủ yếu nào?

      Trả lời gợi ý:

      • Tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường
      • Chủ nghĩa yêu nước
      • Sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc.


      Câu 34: Theo HCM, nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ đi lên XHCN là gì?

      Trả lời gợi ý:

      • Thứ nhất, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
      • Thứ hai, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm.


      Câu 35: Theo TTHCM, nguyên tắc cơ bản nhất về tổ chức và hoạt động của Đảng là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” đúng hay sai?

      Trả lời gợi ý:

      • Sai. Vì, tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt cơ bản và quan trọng nhất của Đảng.


      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
    • Câu 36: Theo TTHCM, văn hóa Việt Nam có những tính chất cơ bản nào?

      Trả lời gợi ý:

      • Tính dân tộc
      • Tính khoa học
      • Tính đại chúng


      Câu 37: Theo HCM, chủ nghĩa dân tộc có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng?

      Trả lời gợi ý:

      • Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước.


      Câu 38: Theo TTHCM, biện pháp cơ bản, lâu dài, quyết định thắng lợi công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta là gì?

      Trả lời gợi ý:

      • Biện pháp cơ bản lâu dài, quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phải “Đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho dân”.


      Câu 39: Theo TTHCM, khi xác định bước đi của thời kỳ quá độ, cần tránh nhất tư tưởng gì?

      Trả lời gợi ý:

      • Đề phòng bệnh duy ý chí, Người viết: Mấy năm kháng chiến, ta chỉ có nông thôn, bây giời mới có thành thị, nếu muốn công nghiệp hóa gấp là chủ quan.
      • Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.


      Câu 40: Theo TTHCM, những bệnh tiêu cực trong hoạt động của nhà nước được xác định như thế nào?

      Trả lời gợi ý:

      • Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước.
      • Người yêu cầu phải chống đặc quyền, đặc lợi và các tiêu cực khác, giữ cho nhà nước luôn trong sạch, vững mạnh.
      • Người chỉ ra 6 căn bệnh: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo.
      • Bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến làng không sợ sai lầm, mà phải biết nhận ra sai và hết sức sửa chữa.
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
    • Câu 41: Vì sao trong xây dựng đạo đức mới, HCM nhấn mạnh phải nêu gương đạo đức?

      Trả lời gợi ý:

      • Nêu gương đạo đức là một nguyên tắc rèn luyện đạo đức, đồng thời là cơ sở để phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức cũ.
      • Hồ Chí Minh yêu cầu đạo làm gương phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọi lĩnh vực từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, trong nhà trường, gia đình, xã hội.


      Câu 42: Nói rằng HCM chủ trương xây dựng nền kinh tế XHCN chỉ với hai thành phần là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể đúng hay sai? Tại sao?

      Trả lời gợi ý:

      • Sai. Vì, chủ trương xây dưng nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đó, 4 thành phần kinh tế mà Hồ Chí Minh đề cập đến là kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư bản tư doanh và kinh tế riêng lẻ khác.
      • Lưu ý: Theo Hồ Chí Minh cần ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho CNXH.


      Câu 43: Trong mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng giữ vai trò gì?

      Trả lời gợi ý:

      • Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.


      Câu 44: Quan điểm của HCM về mối quan hệ giữa tài và đức?

      Trả lời gợi ý:

      • Trong tương quan giữa đức và tài, Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là “gốc”, là “nguồn”, là “nền tảng” là nhân tố “chủ chốt” của người cách mạng. “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”


      Câu 45: Trong thời kỳ quá độ đi lên XHCN, về chính trị, nội dung quan trọng nhất theo TTHCM là phải làm gì?

      Trả lời gợi ý:

      • Về chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
    • Câu 46: Khi xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, cần dựa trên cơ sở của các nguyên tắc nào?

      Trả lời gợi ý:

      • Một là, Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công - nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
      • Hai là, Mặt trận phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
      • Ba là, Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
      • Bốn là, Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
      • Năm là, Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.


      Câu 47: Nguyên tắc quan trọng nhất trong công tác xây dựng Đảng theo TTHCM là nguyên tắc nào?

      Trả lời gợi ý:

      • Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt cơ bản và quan trọng nhất của Đảng.
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng
      Đề cương ôn tâp câu hỏi ngắn môn tư tưởng HCM - Trường Đại học Đà Nẵng




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy