Top 7 Điều nên làm khi chảy máu chân răng

Bùi Thị Phương Thảo 33 0 Báo lỗi

Chảy máu chân răng là một trong những bệnh lý răng miệng hay gặp thường ngày. Đây là triệu chứng phổ biến nhất của một số bệnh lý răng lợi, nhưng đôi khi nó ... xem thêm...

  1. Chảy máu chân răng là tình trạng nướu lợi xung quanh chân răng bị chảy máu do các mô màu hồng quanh răng bị tổn thương hoặc bị kích thích từ thói quen đánh răng không đúng cách hoặc đánh răng quá mạnh. Nướu khỏe mạnh thường hồng hào, săn chắc, không dễ bị chảy máu ngay cả khi bạn lỡ tay đánh răng hơi mạnh so với bình thường.


    Chảy máu chân răng không quá nguy hiểm nhưng khi nó kèm theo những dấu hiệu khác như sưng đau nướu lợi, nhiễm trùng răng... bạn cần đi khám sớm vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý răng miệng nguy hiểm.


    Thường tình trạng chảy máu chân răng sẽ hết sau 1 tuần nếu do cách đánh răng hoặc xỉa răng gây ra. Trường hợp này sẽ được khắc phục nhanh chóng bằng cách thay đổi bàn chải đánh răng cứng thành mềm hoặc để ý hơn trong quá trình đánh răng, xỉa răng.


    Tuy nhiên, chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nướu, nặng nề hơn có thể đó là biểu hiện sớm của bệnh viêm nha chu. Vì vậy, nếu muốn chữa khỏi chảy máu chân răng thì cần phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị.

    Chảy máu chân răng là bệnh gì?
    Chảy máu chân răng là bệnh gì?
    Chảy máu chân răng là bệnh gì?
    Chảy máu chân răng là bệnh gì?

  2. Bạn có thể biết nướu hay chân răng của mình có bị chảy máu hay không bằng các dấu hiệu sau:

    • Nhổ ra kem đánh răng màu hồng hoặc đỏ sau khi chải răng
    • Nhận thấy một màu hồng hoặc màu đỏ trên bàn chải đánh răng của bạn sau khi đánh răng
    • Thấy vị máu hoặc mùi máu trong khoang miệng
    • Nhìn thấy màu hồng hoặc đỏ trong kẹo cao su mà bạn nhổ ra sau khi ăn xong
    • Nhận thấy máu trên môi hoặc răng của bạn
    • Nhìn thấy máu trên chỉ nha khoa của bạn hoặc trong nước bọt bạn nhổ ra trong khi xỉa răng hoặc đánh răng

    Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ngủ dây, sau khi đánh răng hoặc ngay cả khi bạn ăn phải thức ăn cứng, lạnh,... Tất cả các đối tượng kể cả người già, trẻ em, phụ nữ có thai - ai cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.


    Ngoài ra, còn có các dấu hiệu kèm theo như:

    • Hôi miệng
    • Răng lung lay
    • Viêm nướu lợi
    • Khoảng cách giữa các răng tăng

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu chân răng mà bạn có thể nhận thấy các triệu chứng khác đi kèm. Chúng có thể bao gồm chảy máu nướu vào ban đâm; chảy máu nướu quanh một răng; chảy máu nướu sau khi ăn thức ăn giòn; nhiễm trùng trong miệng và nhiều hơn nữa. Nếu tình trạng chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên mà bạn chưa xác định được nguyên nhân thì nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.

    Triệu chứng chảy máu chân răng
    Triệu chứng chảy máu chân răng
    Biểu hiện của chảy máu chân răng
  3. Có một số nguyên nhân khiến xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng khá nghiêm trọng nhưng cũng có nguyên nhân khiến bạn không cần phải lo lắng quá nhiều.

    Các nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng gồm:


    Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách như:

    • Đánh răng quá mạnh
    • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng
    • Xỉa răng sai cách
    • Răng giả hoặc một vật giữ răng không phù hợp

    Bệnh lý răng miệng và vấn đề sức khỏe khác như:

    • Viêm nướu
    • Viêm nha chu
    • Mang thai, có thể gây sưng, đau nướu (gọi là viêm nướu khi mang thai)
    • Thiếu vitamin K
    • Thiếu vitamin C
    • Bệnh tiểu đường
    • Bệnh bạch cầu
    • Giảm tiểu cầu
    • Rối loạn đông máu, chẳng hạn như bệnh máu khó đông và bệnh von Willebrand

    Các yếu tố nguy cơ gây chảy máu chân răng khác như:

    • Dùng một loại sản phẩm điều trị bệnh lý như aspirin
    • Ăn một chế độ ăn ít vitamin K hoặc C
    • Không làm sạch răng và nướu của bạn đủ tốt
    • Sử dụng thuốc lá
    • Trải qua nhiều căng thẳng
    • Trong gia đình có thành viên có sức khỏe nướu kém
    • Tuổi: 50% người lớn từ 30 tuổi trở lên và 70% những người trên 65 tuổi mắc bệnh nướu răng
      Thiếu vitamin C & K - một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng
      Thiếu vitamin C & K - một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng
      Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
    1. Viêm nướu lợi
      Nướu chảy máu là một trong những dấu hiệu của viêm nướu. Đây là một dạng bệnh nướu phổ biến và nhẹ gây ra bởi sự tích tụ mảng bám ở đường viền nướu răng. Nếu bị viêm, nướu của bạn có thể bị kích thích, đỏ, sưng và dễ chảy máu khi đánh răng. Để điều trị viêm nướu hiệu quả bạn cần chăm sóc răng miệng tốt:

      • Đánh răng hai lần một ngày.
      • Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày.
      • Súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng kháng khuẩn
      • Thăm khám răng miệng định kỳ

      Viêm nha chu
      Nếu viêm nướu không được điều trị sớm, nó có thể dẫn đến viêm nha chu. Khi bị viêm nha chu, nướu của bạn có thể bị viêm, nhiễm trùng và tăng nguy cơ mất răng. Chảy máu chân răng là dấu hiệu điển hình của bệnh nha chu. Đi kèm với nó là các triệu chứng khác như:

      • Răng bị lỏng lẻo hoặc tách ra khỏi nướu
      • Miệng có mùi hoặc vị khó chịu.
      • Nướu đỏ, sưng và mềm.
      • Thay đổi cách răng của bạn khớp với nhau khi bạn cắn.

      Tiểu đường

      Nướu chảy máu hoặc sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp I hoặc II.
      Khi bị tiểu đường, sức đề kháng của răng miệng yếu nên khả năng chống lại vi trùng kém, do đó bạn rất dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng như viêm nướu, viêm nha chu… Lượng đường trong máu cao đi cùng với bệnh tiểu đường khiến khả năng hồi phục của cơ thể khó hơn, điều này có thể làm cho bệnh nướu răng trở nên tồi tệ hơn.

      Bạch cầu

      Nướu chảy máu có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, một loại ung thư. Bình thường tiểu cầu trong máu giúp cơ thể cầm máu. Nếu bạn bị bệnh bạch cầu, số lượng tiểu cầu trong máu thấp. Điều đó khiến khả năng cầm máu ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả nướu răng trở nên khó khăn hơn.

      Giảm tiểu cầu
      Nếu nướu của bạn bị chảy máu khi bạn đánh răng và máu không ngừng chảy thì nướu có thể bị kích thích hoặc bạn có thể bị giảm tiểu cầu. Vì khi cơ thể không có đủ tiểu cầu thì rất khó để hình thành cục máu đông. Điều đó có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả nướu của bạn.

      Thiếu vitamin C, K
      Vitamin C có tác dụng giúp mô của bạn phát triển và tự sửa chữa. Nó chữa lành vết thương, củng cố xương răng của bạn. Nếu cơ thể bạn không có đủ vitamin C, bạn có thể cảm thấy yếu và cáu kỉnh. Theo thời gian, bạn cũng có thể bị sưng và chảy máu nướu. Ngoài ra, vitamin K đóng vai trò quan trọng giúp hình thành cục máu đông. Nó cũng tốt cho xương và răng của bạn. Nếu không có đủ thông qua chế độ ăn uống hoặc cơ thể bạn không hấp thụ tốt vitamin K, nó có thể gây ra vấn đề chảy máu của cơ thể nói chung và răng miệng nói riêng

      Chảy máu chân răng có thể liên quan đến bênh tim mạch
      Chảy máu chân răng có thể liên quan đến bênh tim mạch
      Chảy máu chân răng là triệu chứng của bệnh gì
    2. Có nhiều biện pháp ngăn ngừa chảy máu chân răng. Tuy nhiên, việc chăm sóc răng miệng và để ý đến bản thân là rất quan trọng.


      Những việc bạn có thể làm hàng ngày là:

      • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng đúng cách, đánh răng nhẹ nhàng với kem đánh răng có chứa Fluor kết hợp với dùng chỉ tơ nha khoa. Bạn nên chọn loại bàn chải có lông mềm (soft toothbrush) để chải răng và luôn nhớ nên thay bàn chải đánh răng ngay khi lông bàn chải bắt đầu bị ép xuống và xòe ra hai bên. Thời gian cho mỗi lần đánh răng cũng rất quan trọng. Bạn nên dành ra khoảng 3-5 phút cho mỗi lần đánh răng và nên đánh răng 2 lần/ngày.
      • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối nhạt 3 lần/ngày cũng giúp lợi khỏe mạnh.
      • Chế độ ăn uống nên cân bằng, khoa học, đủ chất. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế đồ ăn đồ uống ngọt, dính, có ga. Bổ sung Vitamin C và khoáng chất ngay nếu cần thiết.
      • Hạn chế hoặc không nên hút thuốc lá.
      • Suy nghĩ tích cực, làm việc và sinh hoạt điều độ, tập thể thao thường xuyên để tránh căng thẳng, sang chấn tâm lý.
      • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có đơn của bác sĩ và hạn chế tối đa dùng thuốc kháng sinh.
      • Bạn nên hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc phải dùng cho bệnh toàn thân của mình và cách để tránh tác dụng phụ đó.
      • Bạn cũng nên thông báo với nha sĩ về tình trạng bệnh bạn đang điều trị và các thuốc bạn đang dùng để nha sĩ có hướng chữa trị phù hợp.
      • Bạn nên lấy cao răng ít nhất 1 lần trong thời gian mang thai.
      • Bạn nên chủ động đặt hẹn khám và lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần.
      • Một khi phát hiện thấy lợi chảy máu, bạn không được bỏ qua mà cần đi khám bác sĩ để điều trị ngay và bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên môn.
      Biện pháp ngăn ngừa chảy máu chân răng
      Biện pháp ngăn ngừa chảy máu chân răng
      Cà chua giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng
    3. Loại bỏ mảng bám:

      Nếu chảy máu chân răng do mảng bám, cao răng thì trước tiên bạn cần loại bỏ mảng bám – nơi cư ngụ của vi khuẩn có hại cho răng lợi. Mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ hình thành cao răng, do vậy bạn nên đến nha khoa để loại bỏ chúng. Tại phòng khám nha khoa nha sĩ sẽ tiến hành thủ thuật lấy cao răng theo các bước:

      • Đánh sạch toàn bộ bề mặt răng để loại bỏ mảng bám
      • Dùng máy siêu âm để làm sạch cao răng bám ở chân răng và nằm sâu dưới nướu.
      • Đánh bóng mặt ngoài của răng để ngăn ngừa tích lũy mảng bám.
      • Dùng máy thổi cát làm sạch từng kẽ răng.

      Trị liệu nha chu:
      Nếu chảy máu chân răng do các bệnh lý răng miệng gây ra như viêm nướu, viêm nha chu thì trị liệu nha chu là việc rất quan trọng. Bạn nên đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị và hướng dẫn của nha sĩ. Khi đến khám tại phòng khám nha khoa, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng nướu của bạn. Với trường hợp bị nhiễm trùng, nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khu vực tổn thương sau đó sẽ kê các loại thuốc uống kèm. Một số loại sản phẩm điều trị chảy máu chân răng nha sĩ sẽ kê cho bạn bao gồm:

      • Thuốc kháng sinh: thường dùng nhất là các chế phẩm có sự kết hợp của 2 kháng sinh là spyramycin và metronidazol.
      • Thuốc chống phù nề: alphachymotrypsin
      • Thuốc giảm đau: paracetamol, ibuprofen…

      Ngoài ra, nha sĩ sẽ tư vấn bạn sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng chuyên dụng phù hợp với tổn thương nhiễm trùng bạn đang gặp phải.


      Bổ sung vitamin:
      Thiếu vitamin là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. Bên cạnh các biện pháp điều trị răng miệng, bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ các vitamin cần thiết như vitamin C, K, A, E… vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể vừa đảm bảo sức khỏe răng miệng. Những vitamin tốt cho răng kể trên bạn hoàn toàn có thể bổ sung có chế độ ăn uống hàng ngày. Hoặc một biện pháp tiện lợi dễ dùng nhất bạn có thể áp dụng là sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa hàm lượng vitamin C, K, A, E mà cơ thể cần. Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý uống đúng chỉ dẫn, không vượt quá liều sử dụng.

      Loại bỏ mảng bám
      Loại bỏ mảng bám
      Trị liệu viêm nha chu
    4. Sử dụng trái cây có mùi:

      Một trong những nguyên nhân làm chảy máu nướu răng có thể là do sự thiếu hụt của vitamin C. Trái cây họ cam quýt có chứa nhiều chất phytonutrients cần thiết cho việc tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật và là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Trái cây họ cam quýt như cam và chanh, bưởi, có thể ngăn bạn chảy máu nướu bằng cách cung cấp đủ lượng vitamin C. Ngoài ra, vitamin C giúp ngăn ngừa một căn bệnh gọi là bệnh scurvy, bắt đầu bằng biểu hiện mệt mỏi, viêm nướu và tiến triển các triệu chứng khác như chảy máu nướu, răng lung lay hoặc mất răng do sự mỏng manh của các mô và mao mạch. Tăng cường ăn các loại hoa quả, rau củ chứa vitamin C mỗi ngày là cách bổ sung tốt nhất bạn nên lựa chọn.


      Uống sữa ấm
      Theo Viện Y tế Quốc gia, sữa, sữa chua hay phô mai là nguồn cung cấp canxi chính cho phần lớn dân số Hoa Kỳ. Một nghiên cứu tác dụng của canxi từ các sản phẩm sữa đối với viêm nha chu và kết luận rằng canxi sữa, đặc biệt là từ sữa có thể bảo vệ chống lại viêm nha chu và các vấn đề về nướu. Do đó, nên uống sữa thường xuyên để ngăn ngừa chảy máu nướu răng. Việc bổ sung sữa mỗi ngày từ 1-2 ly không chỉ tốt cho răng miệng nói riêng mà còn cả sức khỏe tổng thể nói chung. Tuy nhiên bạn nên lưu ý, sử dụng các sản phẩm sữa có uy tín, ít đường và nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi lần uống sữa.


      Tránh hút thuốc
      Viện nghiên cứu nha khoa và sọ mặt (NIDCR) liệt kê hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất để phát triển bệnh nướu răng. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), lý do khiến người hút thuốc dễ mắc bệnh nướu răng nằm ở chỗ việc hút thuốc ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng và sửa chữa mô của cơ thể. Vì vậy, tốt nhất là tránh hút thuốc.

      Tinh dầu đinh hương
      Một bài báo đánh giá gần đây đã kết luận rằng đinh hương và các dẫn xuất của nó có tiềm năng nhất định như một chất chống mảng bám và chống viêm trong điều trị các bệnh về nướu. Đinh hương có thể được giữ trong miệng, nhai chậm để giảm đau răng, hoặc dầu đinh hương có thể được chà lên nướu nơi tổn thương như một chất khử trùng và giảm đau. Theo một bài báo đánh giá khác, dầu đinh hương có tác dụng chống lại vi khuẩn gây sâu răng và viêm nướu. Sử dụng đinh hương đã là một biện pháp khắc phục tại nhà lâu đời và dễ dàng cho tất cả các loại vấn đề răng miệng.
      Nguyên liệu:

      • Hai đến ba giọt tinh dầu đinh hương
      • Một muỗng cà phê dầu dừa

      Cách làm:

      • Kết hợp dầu dừa với dầu đinh hương
      • Cha hỗn hợp thu được lên nướu và để nó trong khoảng 5 đến 10 phút.
      • Bạn nên áp dụng phương pháp này 2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt.


      Nước muối
      Bạn có thể súc miệng sau khi đánh răng bằng nước ấm với một nhúm muối thêm vào nó. Đây là một biện pháp khắc phục tại nhà tốt để điều trị chảy máu nướu răng. Một nghiên cứu gần đây đã ủng hộ quan điểm cho rằng súc miệng ngắn hạn bằng dung dịch muối (NaCl) thúc đẩy nướu khỏe mạnh.
      Nguyên liệu:

      • Một muỗng cà phê muối
      • Một cốc nước ấm khoảng 200-250 ml

      Cách làm:

      • Thêm muối vào một cốc nước ấm và khuấy đều.
      • Dùng nước muối thu được súc miệng 2-3 lần/ ngày

      Trà hoa cúc
      Một đánh giá được công bố vào năm 2018 công nhận tính chất chống viêm của hoa cúc, về cơ bản là do flavonoid và tanin. Tác dụng chống viêm của hoa cúc giúp kiểm soát chảy máu và viêm nướu hiệu quả.
      Nguyên liệu:

      • Túi trà hoa cúc
      • Nước chanh

      Cách làm:

      • Thêm nước nóng vào cốc có túi trà hoa cúc
      • Thêm nước chanh
      • Dùng hỗn hợp dung dịch thu được súc miệng sau khi đánh răng
      • Bạn nên áp dụng 2 lần/ngày.

      Tinh dầu xô thơm, bạc hà
      Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đôi cho thấy nước súc miệng xô thơm làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn gây ra mảng bám răng. Đánh răng bằng kem đánh răng có chứa dầu bạc hà giúp miệng bạn luôn sạch sẽ nhờ tác dụng khử trùng và kháng khuẩn tốt.
      Nguyên liệu:

      • Một hoặc hai giọt dầu xô thơm hoặc dầu bạc hà
      • Hai hoặc ba giọt dầu dừa.

      Cách làm:

      • Trộn dầu xô thơm hoặc dầu bạc hà với dầu dừa
      • Thêm hỗn hợp này vào kem đánh răng
      • Dùng đánh răng 2 lần mỗi ngày
      Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà
      Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà
      Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà
      Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy