Top 10 Kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ nhất nước Úc

Drakon Amilie 408 0 Báo lỗi

Úc là một quốc gia với đầy những kỳ quan thiên nhiên vô tận và tuyệt đẹp. Nó có nhiều nơi tuyệt vời và đầy cảm hứng độc nhất vô nhị trên thế giới. Bạn đã bao ... xem thêm...

  1. Nằm tách biệt ngoài biển khơi, cách xa với đất liền, địa hình các đảo bao gồm nhiều ngọn núi lửa nằm dưới đáy biển cùng với địa hình núi non cực kỳ ngoạn mục với chiều cao trung bình lên tới 2000m, hòn đảo Lord Howe được công nhận bao gồm nhiều đặc hữu và loài chim quý hiếm, lên khoảng 130 loài tuy nhiên nguy cơ tuyệt chủng của một nửa trong số đó là cực lớn vì lý do ô nhiễm môi trường. Nhóm đảo biệt lập này vào năm 1982 đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.


    Không chỉ có hệ động vật phong phú mà hệ thực vật của Lord Howe cũng không kém phần đồ sộ, với 64 loài cây hoa, những thân cây đã có tuổi đời lâu năm, hệ thực vật vùng biển đa dạng luôn tươi tốt quanh năm nhờ khí hậu vùng đảo ôn đới, dẫn đến những họ thực vật quý hiếm có thể tìm thấy trên đảo như địa y trên núi Gower,... tất cả tạo nên khung cảnh khu rừng nguyên sinh vừa huyền bí vừa tạo cảm giác như đang lạc vào câu chuyện cổ tích.


    Lord Howe gồm các đảo chính nhóm Admiralty, đảo Mutton Bird và Balls Pyramid, diện tích gần 15km2 điểm cao nhất là ngọn núi Gower cao 875m so với mặt nước biển. Khám phá phần đất liền trền đảo, nơi đây có tới 50 địa điểm lặn khác nhau, và đây cũng là hoạt động nổi bật và được khách du lịch Úc ưa thích nhất, họ được khám phá đại dương với thế giới sinh vật biển phong phú từ các loài rùa biển, cá ngừ, cá vẹt cầu vồng,... trong làn nước trong xanh, sóng biển cũng khá hiền hoà, du khách được đắm mình trong khung cảnh của những rạn san hô màu sắc sặc sỡ.

    Quần đảo xinh đẹp Lord Howe
    Quần đảo xinh đẹp Lord Howe
    Quần đảo Lord Howe
    Quần đảo Lord Howe

  2. Với khoảng 3000 tảng đá ngầm riêng biệt cùng 900 hòn đảo, rạn san hô Great Barrier trải dài gần 2.600 km, giữa vùng biển gần 350.000 km2. Rạn san hô này nằm ở khu vực biển San Hô, cách bờ Queensland về phía đông bắc, một phần của khu vực đá ngầm này thuộc công viên hải dương rạn san hô cùng tên Great Barrier. Với sự khổng lồ của mình, trải dài trên vùng biển lớn, từ ngoài không gian có thể nhìn thấy rạn san hô Great Barrier, trở thành đơn thể san hô lớn nhất thế giới vào năm 1981, Great Barrier được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, và được CNN coi là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới và cũng trở thành biểu tượng chính của bang Queensland mà du khách ghé thăm điểm đến của Úc này đều dễ dàng nhận ra.


    Các đá san hô ngầm dao động theo mực nước biển, theo như nghiên cứu thì những trầm tích san hô đã tồn tại ở đây từ nửa triệu năm trước. Cấu trúc san hô ngầm đang sinh sống hiện nay đang bắt đầu phát triển trên nền địa chất cũ khoảng 18 ngàn năm trước. Vùng đất hình thành rạn san hô Great Barrier trước đây là khu vực đồng bằng vên biển xen lẫn những ngọn đồi lớn. Và khi mực nước biển đều đặn tăng lên, các san hô dần mọc cao hơn trên những ngọn đồi, dần dần các hòn đảo, ngọn đồi trên vùng đồng bằng bị nhấn chìm bởi nước biển ngày càng tăng, cùng sự gia tăng nhanh của các ngọn đồi hình thành đảo san hô mà Great Barrier ngày càng lớn và trở nên lớn nhất hiện nay.

    Kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ rạn san hô Great Barrier (Great Barrier Reef)
    Kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ rạn san hô Great Barrier (Great Barrier Reef)
    Rạn san hô Great Barrier
    Rạn san hô Great Barrier
  3. Nằm cách bờ biển phía Tây Nam của nước Australia không xa, Pinnacles là sa mạc kỳ lạ với hàng nghìn cột đá vôi bị phong hóa, nhô lên từ bãi cát vàng. Sa mạc này nằm trong công viên quốc gia Nambung, cách thành phố Perth 200 km về phía Bắc. Sự hình thành đá vôi ở sa mạc Pinnacles rất bất thường, ở một vài nơi cột đá vôi cao tới 3,5 m với bề mặt lởm chởm, sắc cạnh, trong khi những cột khác có kích thước vừa và nhỏ trông giống như bia mộ, tổ mối, ngón tay hay thậm chí là nhỏ xíu như con chuột. Đây là những cấu trúc đá vôi tự nhiên tuyệt đẹp được hình thành khoảng 25.000 - 30.000 năm trước, sau khi biển rút đi để lại những khoáng chất từ lớp vỏ sò. Theo thời gian, những cơn gió biển đã loại bỏ hết lớp đất cát xung quanh và phô bày ra những trụ cột đá vôi tự nhiên có hình thù kỳ quái trông thấy như ngày nay.

    Mặc dù sự hình thành đá ở sa mạc Pinnacles đã trải qua hàng nghìn năm, nhưng chúng chỉ được phát hiện và chú ý trong thời gian gần đây. Các nhà khoa học giải thích, quá trình hình thành sa mạc này chủ yếu là do những cơn gió từ phía nam thổi tới quét đi lớp cát, để lộ ra tháp đá nhọn nằm ở phần phía bắc của sa mạc Pinnacles trong khi đó những cơn gió lại kéo cát về bao phủ những tháp đá ở phía nam. Theo thời gian, những ngọn tháp đá vôi ở đây sẽ bị cát bao phủ một lần nữa rồi sẽ rửa trôi. Chu kỳ cứ thế lặp đi lặp lại tạo ra những hình dạng tháp đá kỳ lạ và tuyệt vời hơn trong tương lai.

    Bãi đá trên sa mạc Pinnacles
    Bãi đá trên sa mạc Pinnacles
    Sa mạc Pinnacles
    Sa mạc Pinnacles
  4. Hòn đá khổng lồ Ayers nằm chót vót trên vùng thảo nguyên hoang dã của miền trung Australia là một quả núi, nhưng chỉ có một khối đá duy nhất. Nó nằm ở phía nam dãy núi Macdonnell, cách thành phố Ailissibulins 350 km về phía đông. Hòn độc thạch lớn nhất thế giới này cao 348 m, dài 3 km, chu vi chân núi khoảng 8,5 km. Bốn mặt vách dốc đứng, trên đỉnh bằng phẳng như một hòn đảo mới nứt ra, lại vừa giống một con thứ khổng lồ đang nằm nghỉ trên một mặt đất khiến hòn núi lộ ra vẻ hùng vĩ, tráng lệ và bất phàm.


    Nhìn từ xa, bề ngoài của hòn đá khổng lồ Ayers tròn và bóng nhẵn, toàn vẹn một khối, không có lấy một cọng cỏ. Du khách có thể từ nhiều góc độ khác nhau, tùy vào sự tưởng tượng của mình mà lưu lại những hình ảnh độc đáo. Nhưng điều tuyệt vời và thu hút du khách nhất là sắc thái rực rỡ của hòn đá khổng lồ biến đổi luôn luôn. Lúc rạng đông, mặt trời vừa mọc thì toàn bộ khối đá màu đỏ nhạt. Đến giữa trưa lại biến thành màu đỏ của trái cam, phản chiếu ánh mặt trời. Buổi chiều, khi mặt trời sắp lặn về tây, hòn đá lộ màu đỏ thẫm, thậm chí chuyển màu tím. Màn đêm buông xuống, nó lại thay chiếc áo ngoài màu vàng nâu để hoà lẫn với cảnh vật xung quanh. Nếu gặp trời mưa to hay khi mưa vừa tạnh thì hòn đá khổng lồ lại hiện màu tro bạc, pha lẫn một chút đen, giống như môt con báo nằm trên bãi cát.

    Khối núi đá lớn nhất thế giới Ayers
    Khối núi đá lớn nhất thế giới Ayers
    Khối núi đá Ayers
    Khối núi đá Ayers
  5. Kata Tjuta, từng có cái tên khác là The Olgas, là một cụm các khối đá có từ thời cổ đại khổng lồ, cách Uluru vùng Red Centre của Úc 30 km. 36 đụn đá tạo thành Kata Tjuta nằm rải rác trong một vùng với diện tích hơn 20 km. Các núi đơn sa thạch nổi tiếng thế giới có chiều cao 348 mét, với số lượng lớn đá của nó nằm dưới mặt đất. Nhiều thổ dân nơi đây cho rằng, các thần linh biến thành Uluru là từ thần linh rùa. Kata Tjuta, có nghĩa là nhiều người đứng đầu, là một nhóm 36 vòm đá có niên đại 500 triệu năm. Cả hai Uluru và Kata Tjuta có rất ý nghĩa văn hóa cho các chủ đất truyền thống Anangu.

    Nhìn từ phía xa, núi đá khổng lồ Kata Tjuta có hình dạng tròn và bóng nhẵn, toàn vẹn một khối. Núi đá này có chiều cao 348m, chiều dài 3km, chu vi chân núi khoảng 8,5km. Điều đặc biệt nhất, khối núi đá này không có lấy một cây cỏ. Bốn mặt vách dốc đứng, trên đỉnh bằng phẳng như một hòn đảo mới nứt ra, lại vừa giống một con thú khổng lồ đang nằm nghỉ trên một mặt đất khiến hòn núi lộ ra vẻ hùng vĩ, tráng lệ.

    Cụm đá cổ đại khổng lồ Kata Tjuta
    Cụm đá cổ đại khổng lồ Kata Tjuta
    Cụm đá cổ đại khổng lồ Kata Tjuta
    Cụm đá cổ đại khổng lồ Kata Tjuta
  6. Hẻm núi Kings nằm trong khu vực vườn quốc gia Watarrka ở Northern Territory. Những vách đá cao vút của hẻm núi Kings được hình thành khi những khe nứt nhỏ bị xói mòn qua hàng triệu năm. Những khối đá đỏ hùng vĩ này cao vút lên trên khu rừng cọ. Nơi đây là một khu bảo tồn đa dạng sinh vật quan trọng, là nơi trú ẩn của hơn 600 loài động thực vật bản địa. Du khách cần 3 đến 4 giờ mới đi hết con đường đi bộ Kings Canyon Rim Walk dài 6 km với đầy thử thách.


    Kings Canyon là hẻm núi với độ sâu tối đa lên tới 8.200 feet (2.500 m), là một trong những hẻm núi sâu nhất ở Hoa Kỳ. Các hẻm núi được chạm khắc bởi các sông băng lên các khối đá granit. Kings Canyon và khu vực chưa hợp nhất của nó, Cedar Grove, là khu vực duy nhất của vườn quốc gia có thể truy cập vào bằng xe cơ giới. Cả Kings Canyon và khu vực thung lũng Tehipite, đều được các sông băng tạc sâu hình chữ U khiến cho hẻm núi tương đối bằng phẳng ở phần trũng và những vách đá granite cao chót vót hàng ngàn feet. Ngoài ra, hẻm núi có nhiều hệ thống hang động, một trong những đó là hang Boyden được mở cửa cho công chúng tham quan.

    Hẻm núi King
    Hẻm núi King
    Hẻm núi Kings
    Hẻm núi Kings
  7. Twelve Apostles (12 Tông đồ) là một quần thể đá vôi có hình thù lạ mắt, độ cao khoảng 45 - 50 m, nằm cách bờ biển thuộc công viên quốc gia Port Campbell, bang Victoria, Úc, khoảng 7 km. Quần thể này là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất xuyên suốt tuyến đường Great Ocean Road dài gần 243 km, nằm cách Melbourne 97 km về phía Tây Nam. Ban đầu, quần thể đá vôi này có tên Sow and Piglets (Heo mẹ và đàn con). Trong đó, hòn đảo Muttonbird, gần hẻm núi Loch Ard Gorge, được xem như “heo mẹ” và tập hợp những khối đá nhỏ hơn là “heo con”.

    Sau đó, Sow and Piglets được đổi tên thành Apostles (các tông đồ) vì những khối đá vôi đứng cạnh nhau khiến người ta liên tưởng đến điển tích Chúa Jesus và 12 vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng. Cái tên The Twelve Apostles (12 tông đồ) được chọn làm tên gọi cuối cùng cho địa danh này, mặc dù những người từng đến đây đều thắc mắc là chỉ thấy tồn tại 9 khối đá. Năm 2005, một trong số đó bất ngờ bị đổ sập và nơi này hiện nay chỉ còn lại 8 khối đá mà thôi.

    Khối đá vôi Twelve Apostles
    Khối đá vôi Twelve Apostles
    Khối đá vôi Twelve Apostles (12 Tông đồ)
    Khối đá vôi Twelve Apostles (12 Tông đồ)
  8. Vườn quốc gia Kakadu tọa lạc ở phía Đông Nam thành phố Darwin, thủ phủ Northern Territory, cách thành phố 170 km về phía Bắc và khoảng 60 km về phía Đông Bắc, Australia. Vườn quốc gia Kakadu rộng 19.000 km2, là một trong những vườn quốc gia được coi là đẹp nhất nước Úc với nhiều loài động thực vật bản địa quý hiếm. Nơi đây hội tụ 1.600 loại động thực vật khác nhau, gồm 275 loài chim, 75 loài bò sát và 25 loại ếch, khoảng 10.500 loài sâu bọ.

    Bên cạnh đó, Kakadu còn có những thác nước đẹp như tranh vẽ, hay núi đá Nourlangie và Ubirr với những hình vẽ đặc sắc. Điều kiện thời tiết ở vườn quốc gia Kakadu vô cùng thuận lợi với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái trong vùng với hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Điểm nổi bật của vườn quốc gia Kakadu là cảnh đẹp đến từ thiên nhiên hoang sơ, cùng hệ sinh thái phong phú và đa dạng kèm theo nét văn hóa thổ dân độc đáo. Tổ chức Di sản thế giới đã công nhận vườn quốc gia Kakadu là kỳ quan du lịch lớn nhất Australia.

    Vườn quốc gia Kakadu
    Vườn quốc gia Kakadu
    Vườn quốc gia Kakadu
    Vườn quốc gia Kakadu
  9. Đảo Fraser có thể lớn hơn nhiều so với tưởng tượng của bạn. Hòn đảo này cũng có rừng mưa nhiệt đới mọc trên cát, nhiều hồ nước ngọt và là một trong số ít những nơi hiếm hoi ở Úc có thể nhìn thấy những chiếc thuyền hoang dã. Đảo Fraser khá lớn với chiều dài khoảng 120 km và rộng 24 km. Đảo Fraser Úc có dân số thường trú chỉ khoảng vài trăm người và không có bất kỳ con đường nào trên đảo, chỉ có những vệt cát hẹp ngoằn ngoèo ở giữa và một bãi biển dài hoạt động như một đường cao tốc trải dài dọc theo bờ biển phía đông và là địa điểm du lịch Úc còn khá hoang sơ.


    Là một nơi tuyệt vời, vịnh này có một quán bar ngay trên cầu tàu và là một nơi tuyệt vời để ngắm hoàng hôn. Đây là một trong số ít những nơi hiếm hoi trên bờ biển phía đông Úc mà bạn thực sự có thể nhìn thấy mặt trời lặn trên mặt nước. Bãi biển cũng là một nơi tuyệt đẹp để đi bộ. Có hàng ngàn con cua nhỏ di chuyển trong các nhóm lớn khi thủy triều xuống và đó là một hiện tượng hấp dẫn để xem.


    Hồ nước ngọt nằm trên đảo Fraser Úc này có cát mềm và trắng đến nỗi bạn khó có thể tin nó là thật! Bạn có thể dành cả ngày trôi nổi trong làn nước ấm áp dễ chịu của hồ. Nước ở đây được tạo thành từ nước mưa tích tụ trên cây để tạo thành do đó không có một loài động thực vật nào có thể tồn tại trong nước. Để đến đó, bạn sẽ phải lái xe qua những con đường cát ở giữa đảo.

    Đảo Fraser
    Đảo Fraser
    Đảo Fraser
    Đảo Fraser
  10. Cách thủ phủ Perth 800 km về phía tây của bờ biển Úc, Vịnh cá mập với bờ biển đá vôi lượn sóng, những cồn cát trắng và những vách đá trải dài tới 1.500 km. Vịnh có nhiều bán đảo cạn và là nhà của 10.000 con bò biển, cá heo cùng nhiều loài bị đe doạ khác, với rừng cỏ biển đa dạng nhất thế giới.


    Vịnh Cá mập được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1991 như là khu vực có một số đặc điểm tự nhiên đặc biệt, bao gồm một trong những thảm cỏ biển lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nó lại nổi tiếng nhất với những cấu trúc đá bồi tụ hóa sinh phân tầng Stromatolit, được cho là hóa thạch cung cấp lưu trữ cổ về sự sống trên Trái Đất lâu đời nhất, có thể có niên đại từ 3,7 tỷ năm trước. Ngoài ra, khu vực vịnh biển này còn được biết đến với sinh vật biển phong phú bao gồm một số lượng lớn cá cúi và là nơi ẩn náu quan trọng cho một số loài bị đe dọa trên toàn cầu khác. Tại đây gồm rất nhiều khu vực được bảo tồn như Công viên Đại dương Vịnh Cá mập, Vườn Quốc gia Francois Peron, Khu Bảo tồn Đại dương Hamelin Pool, Khu Bảo tồn thiên nhiên Zuytdorp và nhiều hòn đảo được Chính Phủ Australia bảo vệ. Shark Bay là vịnh đi sâu vào đất liền tạo thành một cái “đầm” khổng lồ. Vì vậy độ mặn của nước biển trong vịnh cao hơn nước biển bình thường.

    Vịnh Cá Mập
    Vịnh Cá Mập
    Vịnh Cá Mập
    Vịnh Cá Mập



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy