Rạn san hô Great Barrier
Với khoảng 3000 tảng đá ngầm riêng biệt cùng 900 hòn đảo, rạn san hô Great Barrier trải dài gần 2.600 km, giữa vùng biển gần 350.000 km2. Rạn san hô này nằm ở khu vực biển San Hô, cách bờ Queensland về phía đông bắc, một phần của khu vực đá ngầm này thuộc công viên hải dương rạn san hô cùng tên Great Barrier. Với sự khổng lồ của mình, trải dài trên vùng biển lớn, từ ngoài không gian có thể nhìn thấy rạn san hô Great Barrier, trở thành đơn thể san hô lớn nhất thế giới vào năm 1981, Great Barrier được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, và được CNN coi là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới và cũng trở thành biểu tượng chính của bang Queensland mà du khách ghé thăm điểm đến của Úc này đều dễ dàng nhận ra.
Các đá san hô ngầm dao động theo mực nước biển, theo như nghiên cứu thì những trầm tích san hô đã tồn tại ở đây từ nửa triệu năm trước. Cấu trúc san hô ngầm đang sinh sống hiện nay đang bắt đầu phát triển trên nền địa chất cũ khoảng 18 ngàn năm trước. Vùng đất hình thành rạn san hô Great Barrier trước đây là khu vực đồng bằng vên biển xen lẫn những ngọn đồi lớn. Và khi mực nước biển đều đặn tăng lên, các san hô dần mọc cao hơn trên những ngọn đồi, dần dần các hòn đảo, ngọn đồi trên vùng đồng bằng bị nhấn chìm bởi nước biển ngày càng tăng, cùng sự gia tăng nhanh của các ngọn đồi hình thành đảo san hô mà Great Barrier ngày càng lớn và trở nên lớn nhất hiện nay.