Top 10 Loài cá mập nguy hiểm nhất đại dương

Thủy Tinh 5385 0 Báo lỗi

Trên thế giới đại dương bao la, có một số loài cá mập được biết đến với sự nguy hiểm và đáng sợ của chúng. Với kích thước khổng lồ, răng sắc nhọn và khả năng ... xem thêm...

  1. The Hammerhead Shark là loài cá mập nguy hiểm được liệt kê trong danh sách những loài cá mập nguy hiểm nhất đại dương. Loài cá này còn được biết đến với tên gọi "cá mập đầu búa". Dù hầu hết cá mập đầu búa có kích thước khá nhỏ, tuy nhiên với cơ thể dài đến 6 mét và nặng tới 590 kg thì chúng vẫn là nỗi ám ảnh cho biết bao người. Theo thống kê hiện tại có tới 9 loài cá mập đầu búa, tuy nhiên họ cá nhám búa lớn vẫn là loại lớn nhất. Hàm răng của chúng giống như những con cá mập bò, trông bộ dạng có phần hơi kì dị. Cá mập đầu búa có thể gây nguy hiểm cho con người hay không thì còn tùy thuộc vào kích thước của chúng, với sức mạnh và bộ răng chắc khỏe, sắc nhọn cũng đủ để khiến chúng trở thành mối đe dọa tiềm tàng cho con người. Trong số những loài cá mập đầu búa thì cá mập Whitefin với hình dạng vỏ sò, to lớn và cái đầu búa mịn màng là loài nguy hiểm nhất.


    Vị trí mắt của cá mập đầu búa cho phép chúng sở hữu một tầm nhìn tốt hơn so với đa số những loài cá mập khác. Cùng với việc các cơ quan cảm giác chuyên biệt được phân bố rộng khắp trên chiếc đầu to lớn giúp chúng có thể quét sâu xuống lòng đại dương và dò tìm thức ăn dễ dàng hơn. Cá mập sở hữu một nhóm cơ quan cảm giác còn được gọi là “giác Ampullae Lorenzini”, cho phép chúng phát hiện ra những xung điện từ hoặc hoạt động của con mồi. Độ nhạy bén của giác Ampullae ở cá mập đầu búa khá cao nên điều này giúp chúng dễ dàng tìm thấy những bữa ăn yêu thích như cá đuối cho dù những con mồi lì lợm này đã ẩn náu rất kĩ dưới cát. Hầu hết các loài cá mập búa đều khá nhỏ và được xem là vô hại đối với con người. Tuy nhiên, những con cá mập búa có kích thước khổng lồ và dữ tợn cũng khá nguy hiểm mặc dù có rất các vụ tấn công được ghi lại.

    The Hammerhead Shark - cá mập đầu búa rất là nguy hiểm
    The Hammerhead Shark - cá mập đầu búa rất là nguy hiểm
    Cá mập đầu búa - The Hammerhead Shark
    Cá mập đầu búa - The Hammerhead Shark

  2. Ngoài cá mập đầu búa thì cá mập vây đen cũng rất là nguy hiểm đối với con người. Loài cá này có tên tiếng Anh là The Blacktip Shark, chúng được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Bạn có biết vì sao chúng lại được đặt tên là cá mập vây đen hay không? Lí do là chúng có những góc nhỏ màu đen được nhìn thấy trên vây và đuôi. Phần lớn loài cá mập này hơi nhỏ, dài hơn 1,5 mét nhưng cũng có con dài tới 3 mét. Theo như thống kê thì có tới 41 báo cáo cho thấy loài cá mập này tấn công con người và trong số đó có một ca đã tử vong. Đây là một loài cá mập rất hung dữ, người ta đã cáo buộc chúng là hung thủ đã gây ra tỉ lệ phần trăm cao nhất trong các cuộc tấn công gây ra bởi cá mập tại bang Florida.


    Cá mập vây đen có phạm vi khu vực sinh sống rất nhỏ và thể hiện tập tính gắn kết lâu dài với nơi sinh sống, có thể sống tại một nơi trong nhiều năm. Chúng là động vật săn mồi tích cực, săn bắt những loài cá xương nhỏ, động vật chân đầu và động vật giáp xác, nhưng cũng ăn thịt cả rắn biển và chim biển. Các mô tả về tập tính của cá mập vây đen nói chung là hay thay đổi và nhiều khi là mâu thuẫn, một phần nào phản ánh các khác biệt địa lý trong phạm vi loài. Giống như các thành viên khác trong họ, cá mập vây đen là cá sinh con, với cá mẹ đẻ từ 2 tới 5 cá con trên cơ sở chu kỳ 2 năm một lần, 1 năm một lần hay thậm chí là 1 năm 2 lần. Trước khi giao phối, cá đực bơi gần phía sau cá cái, có lẽ là bị thu hút bởi các tín hiệu từ hóa chất do cá cái tiết ra. Cá mập con thường được thấy gần bờ hơn và trong vùng nước nông hơn so với cá trưởng thành, thường bơi thành các nhóm lớn trong khu vực có triều cường.

    The Blacktip Shark - cá mập vây đen
    The Blacktip Shark - cá mập vây đen
    Cá mập vây đen
    Cá mập vây đen
  3. Cá mập hổ cát còn được biết đến với tên gọi khác là cá nhám xanh hay là cá nhám xám hoặc cá mập răng nhọn. Chúng có tên tiếng Anh là The Sand Tiger Shark. Đây là loài cá mập được tìm thấy tại các vùng nước ấm trên khắp thế giới. Một con cá mập hổ cát phát triển có khả năng dài tới 3,3 mét và nặng khoảng 160 kg. Chúng sở hữu hàm răng hung dữ, dài thành ba hàng, cực kỳ sắc, nhô ra từ miệng khiến cho rất nhiều người cũng như một số sinh vật biển khác sợ hãi. Một số người khi săn chúng thường dùng cách đâm xiên, điều này đã vô tình khiêu khích chúng. Các bạn có biết rằng có một số bể cá cảnh có nuôi cá mập hổ cát hay chăng? Và cũng đã từng xảy ra một vài tai nạn mà con người bị cắn khi những con cá này đang ở trong bể cá cảnh. Chưa hết, theo như thống kê thì đã có 64 báo cáo các cuộc tấn công mà thủ phạm chính là cá mập hổ cát, có hai ca trong số đó đã tử vong. Đó chính là lí do vì sao nó được xếp vào danh sách những loài cá mập nguy hiểm nhất đại dương.


    Cá mập hổ cát hay còn được gọi là cá nhám xám, có vẻ ngoài hung dữ nhưng thực chất lại là loài đánh lừa kẻ đối diện. Chúng sở hữu cơ thể to lớn cùng hàm răng sắc nhọn luôn nhô ra ngoài, ngay cả khi miệng của chúng đóng lại. Mặc dù vậy những loài động vật có bề ngoài dữ tợn như anh chàng Mập hổ cát đây lại có tình tính khá dễ ưa và chỉ trở nên cục súc khi bị quấy rầy. Cá mập hổ cát là loài cá mập duy nhất được biết đến có thói quen bơi gần bề mặt nước và nuốt không khí. Chúng sẽ giữ lượng không khí này trong dạ dày vì nó cho phép chúng có thể nổi trên mặt nước để dễ dàng tìm kiếm con mồi. Chúng cũng là những kẻ săn mồi rất tham lam khi thường kiếm ăn vào ban đêm và thường ở gần đáy biển. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài cá nhỏ, nhưng đôi chúng cũng ăn cả một số loài động vật giáp xác và mực. Đôi khi chúng cũng săn mồi theo nhóm và thậm chí còn được biết đến khi dám tấn công cả những lưới đánh cá của ngư dân.

    The Sand Tiger Shark hay còn gọi là cá mập hổ cát
    The Sand Tiger Shark hay còn gọi là cá mập hổ cát
    Cá mập hổ cát
    Cá mập hổ cát
  4. The Blue shark hay cá mập xanh chính là thủ phạm của 32 cuộc tấn công con người và trong đó có 4 người đã tử vong. Chúng ta có thể tìm thấy loài cá mập này ở nhiều khu vực biển trên toàn thế giới. Trong thực tế, chúng ta có thể tìm thấy những con cá mập xanh từ vùng biển ở Chile đến Na Uy. Đây là một loài cá mập sống ở môi trường nước sâu cho nên chúng ít khi gây ra mối đe dọa cho người dân. Nhưng ngược lại, cá mập xanh sẽ tấn công con người khi chúng vô tình bị bắt và đưa vào tàu đánh cá hoặc khi mọi người đang bị mắc kẹt trong đại dương do đắm tàu chẳng hạn. Loài cá mập này chỉ cần khoanh vùng con mồi trong thời gian 15 phút trước khi tấn công. Và đây thực sự là một trong những con cá mập nguy hiểm nhất đại dương mà mọi người cần lưu ý.


    Cá mập xanh là một loài cá mập đại dương, sống ở tầng nước nổi các vùng biển sâu thuộc ôn đới và nhiệt đới trên toàn thế giới. Độ sâu phổ biến là từ bề mặt tới khoảng 350 mét. Trong các vùng biển ôn đới người ta cũng có thể thấy chúng ở các vùng biển gần bờ, còn ở nhiệt đới thì chúng sống ở những vùng biển sâu. Chúng có mặt trên các vùng biển trải dài từ Na Uy về phía Bắc tới tận Chile. Cá mập xanh được tìm thấy ngoài khơi bờ biển ở tất cả các châu lục, trừ châu Nam Cực. Nó thích vùng biển mát lạnh với nhiệt độ dao động từ 7 - 16°C, nhưng cũng chịu đựng được nhiệt độ trên 21°C. Cá mập xanh là loài đẻ con, mỗi lần con cái đẻ từ 4 tới 135 con non. Thời kỳ mang thai là từ 9 đến 12 tháng. Độ tuổi trưởng thành sinh dục ở con cái là từ 5 đến 6 năm và ở con đực là từ 4 đến 5 năm tuổi. Những vết sẹo để lại ở con cái là do những vết cắn của con đực trong quá trình tán tỉnh. Vì vậy, để thích nghi với nghi lễ giao phối này, lớp da của con cái thường dày gấp 3 lần so với con đực.

    The Blue shark - cá mập xanh rất đáng sợ
    The Blue shark - cá mập xanh rất đáng sợ
    Cá mập xanh
    Cá mập xanh
  5. Cá mập là một nhóm cá thuộc lớp Cá sụn, thân hình thủy động học dễ dàng rẽ nước, có từ 5 đến 7 khe mang dọc mỗi bên hoặc gần đầu (khe đầu tiên sau mắt gọi là lỗ thở), da có nhiều gai nhỏ bao bọc cơ thể chống lại ký sinh, các hàng răng trong miệng có thể mọc lại được. Cá mập bao gồm các loài với kích cỡ chỉ bằng bàn tay, như Euprotomicrus bispinatus, một loài cá sống dưới đáy biển dài chỉ 22 xentimét, đến cá nhám voi khổng lồ (Rhincodon typus), loài cá lớn nhất với chiều dài 12 mét tương đương với một con cá voi nhưng chỉ ăn sinh vật vật phù du, mực ống và một số loài cá nhỏ khác. Cá mập bò (Carcharhinus leucas) còn được biết đến nhiều nhất nhờ khả năng bơi được trong cả nước ngọt và nước mặn, thậm chí là ở các vùng châu thổ. Cá mập được cho là xuất hiện cách đây hơn 420 triệu năm, trước cả thời kỳ xuất hiện khủng long.


    Nhiều người cho rằng chúng phải luôn di chuyển để nước lùa vào các mang, đảm bảo sự hô hấp của chúng, nếu không sẽ chết do thiếu ô xi. Nhưng trên thực tế người ta có thể giữ một con cá mập ở yên một chỗ rất lâu mà con cá mập đó không hề bị thương tổn gì, miễn là nó không bị hoảng loạn. Điều này có thể thấy rõ ở các họ hàng của nó lại thường là các loài ít di chuyển, ví dụ như cá đuối. Có nhiều loài các mập rất nguy hiểm như The Bronze Whaler Shark, chúng đã tấn công 35 người và hai trong số đó đã tử vong. Khi trưởng thành, chúng có thể phát triển chiều dài đến 3 mét và nặng khoảng 306 kg. Cá mập Bronze Whaler sở hữu hàm răng dài và lởm chởm. Chúng đã tấn công rất nhiều người, trong đó các đối tượng thường bị tấn công nhiều nhất chính là ngư dân, người tắm biển, lướt ván dọc theo bờ biển của Australia. Đây là một trong những loài cá mập nguy hiểm nhất đại dương.

    The Bronze Whaler Shark, cá mập đáng sợ đến từ biển xanh
    The Bronze Whaler Shark, cá mập đáng sợ đến từ biển xanh
    Cá mập Bronze Whaler
    Cá mập Bronze Whaler
  6. Không thể nào bỏ qua The Shortfin Mako Shark khi nhắc tới những loài cá mập nguy hiểm nhất thế giới. Chúng còn được gọi là Cá mập Mako, được đánh giá là loài máu nóng. Khi phát triển, những con cá mập Mako có chiều dài trung bình lên đến 3 mét. Tuy nhiên, nếu như chúng phát triển hết cỡ thì có thể dài tới 4,5 mét và nặng gần 1 tấn. Kiểu này thì lỡ rơi xuống biển mà gặp phải chúng là bị nuốt trọn rồi. Với kích thước lớn như vậy nhưng loài cá mập này cực kỳ nhanh nhẹn và tốc độ tối đa của chúng là 74 km/h, việc săn mồi là điều không hề khó khăn đối với chúng. Cá mập Mako có khả năng nhảy lên khỏi mặt nước và làm chìm tàu đánh cá. Đã có tới 45 ca tấn công con người của loài cá này với 3 trường hợp đã tử vong.


    Chúng có thể nhảy cao khỏi mặt nước tới 6 m. Cá mập Mako vây ngắn là loài noãn thai sinh, nghĩa là con non phát triển bằng noãn hoàn chứa trong một túi nằm trong tử cung cho đến khi được sinh ra. Chu kỳ mang thai của cá mập mako là khoảng 15 - 18 tháng. Người ta cũng nhận thấy là các bào thai của cá mập mako trong cơ thể con mẹ tiêu thụ lẫn nhau để lấy chất dinh dưỡng. Điều này được gọi là ăn thịt đồng loại trong tử cung. Mặc dù cả hai giới phát triển với cùng tốc độ, nhưng cá mập (mako vây ngắn) cái được cho là có tuổi thọ cao hơn và chúng cũng to và nặng hơn cá mập đực. Cá mập mako vây ngắn nổi tiếng nhờ tốc độ và khả năng nhảy lên khỏi mặt nước của chúng. Chúng có hình dáng thủy động lực học tốt hơn các loài cá mập khác và điều này, cùng với khối cơ có độ nhịp nhàng, uyển chuyển điển hình của các loài cá mập trắng, là lý do của tốc độ và sự nhanh nhẹn của cá mập mako nói chung.

    The Shortfin Mako Shark - cá mập Mako
    The Shortfin Mako Shark - cá mập Mako
    Cá mập Mako
    Cá mập Mako
  7. Kế tiếp, chúng ta cũng cần kể tới cá mập vây trắng có tên gọi tiếng Anh là The Oceanic Whitetip Shark. Chúng là loài cá mập vây trắng cực kỳ nguy hiểm đối với con người. Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, một con tàu đã bị đánh chìm ngoài khơi bờ biển của Nam Phi, hậu quả là chỉ có 192 trên tổng số 1.000 người sống sót mà thủ phạm gây ra vụ này chính là những con cá mập vây trắng. Vào năm 1945, một cuộc tấn công của cá mập vây trắng cũng đã làm tàu USS Indianapolis bị chìm, khiến 800 người chết. Loài cá này thường sống tại vùng biển có độ sâu hơn 19,5 mét và hiếm khi tìm thấy loài cá mập này tại các vùng nước nông.


    Cá mập vây trắng là cá tầng nước mặt, được quan sát hầu như chủ yếu ở nơi có nhiều thức ăn, như hải cẩu lông (Arctocephalus ssp.), sư tử biển, cá voi nhỏ, các loài cá mập, và cá xương. Ở vùng biển mở, nó được ghi nhận tại độ sâu 1.200 m. Phát hiện này làm thay đổi quan điểm rằng cá mập trắng lớn là loài sống ven bờ. Cá mập trắng lớn có mõm hình nón lớn, khỏe mạnh. Các thùy trên và dưới trên vây đuôi có kích thước xấp xỉ giống với một số loài trong bộ Cá nhám thu. Bụng của chúng có màu trắng, trong khi lưng thường có màu xám (đôi khi là màu nâu hoặc màu xanh). Màu sắc làm cho con mồi khó phát hiện ra con cá mập vì nó phá vỡ đường viền của cá mập khi nhìn từ phía bên. Từ trên cao, bóng tối hơn pha trộn với biển và từ bên dưới nó cho thấy một hình bóng tối thiểu so với ánh sáng mặt trời. Cá mập trắng lớn, giống như nhiều loài cá mập khác, có hàng răng răng cưa phía sau những răng chính, sẵn sàng thay thế bất kỳ răng nào bị gãy.

    The Oceanic Whitetip Shark - cá mập vây trắng của đại dương
    The Oceanic Whitetip Shark - cá mập vây trắng của đại dương
    Cá mập vây trắng
    Cá mập vây trắng
  8. Một loài cá mập khác cũng rất là nguy hiểm đối với con người chính là The Tiger Shark, người ta gọi chúng là cá mập hổ. Loài cá mập này được biết đến là loài cá rất hung hăng, nguy hiểm. Đã có tới 155 cuộc tấn công vào con người trong số đó có tới 29 trường hợp tử vong đều là do loài cá này làm. Bạn có tò mò vì sao chúng lại được gọi là cá mập hổ hay không? Nguyên nhân là do chúng có tính khí hung hăng, cùng những kẻ sọc trên cơ thể giống với một con hổ. Bạn có thể tìm thấy những loài cá này ở các vùng biển nhiệt đới dưới độ sâu hơn 6 mét. Cá mập hổ cũng được liệt kê vào danh sách những loài cá mập lớn trên hành tinh. Khi trưởng thành, loài này có thể dài 4,8 mét và nặng hơn một tấn. Chúng chính là loài cá mập nguy hiểm nhất ở các vùng biển nhiệt đới.


    Chúng sinh sản bằng cách thụ tinh trong. Con đực chèn một trong những thùy bám (clasper) vào lỗ sinh dục của con cái (lỗ huyệt), hoạt động như một đường dẫn tinh trùng. Con đực sử dụng răng của nó để giữ con cái trong suốt quá trình, thường gây ra sự khó chịu đáng kể cho con cái. Giao phối ở Bắc bán cầu thường diễn ra giữa tháng ba và tháng năm, với đẻ con giữa tháng Tư và tháng 6 năm sau. Ở Nam bán cầu, giao phối diễn ra vào tháng mười, tháng mười hai, hoặc đầu tháng giêng. Cá mập hổ là loài duy nhất trong họ của nó noãn thai sinh, trứng nỡ trong tử cung và sinh ra trực tiếp khi phát triển đầy đủ. Con non sinh ra bên trong cơ thể của con mẹ cho đến tháng 16. Lứa khoảng 10 - 80 con non. Con mới sinh thông thường dài từ 51cm tới 76cm. Loài cá mập này thông thường đạt thành thục giới tính ở chiều dài 2 đến 3m. Chưa biết cá mập hổ sống được bao lâu, nhưng có thể chúng sống lâu hơn 12 năm.

    The Tiger Shark - cá mập hổ
    The Tiger Shark - cá mập hổ
    Cá mập hổ
    Cá mập hổ
  9. Thêm một loài cá mập nguy hiểm đối với con người nữa đó chính là một loài cá có hàm răng rất dữ tợn, The Bull Shark - cá mập bò. Người ta tin rằng cá mập bò là những con cá mập nguy hiểm nhất trên thế giới, nhưng điều này cũng không hoàn toàn đúng cho những con cá mập trắng lớn. Loài cá này đã từng giết chết 26 người và tấn công 104 lần các tàu bè đánh bắt ra khơi. Chúng sở hữu một cơ thể mạnh mẽ, khi trưởng thành thì chúng có thể dài tới 3,5 mét và trọng lượng khoảng 318 kg. Đây là loài cá có tinh thần lãnh thổ cao và sẽ tấn công bất cứ thứ gì nếu nó cảm thấy bị đe dọa. Cá mập bò mắt trắng có cơ hội cao tiếp xúc với con người lớn hơn bất kỳ loài cá mập khác bởi vì chúng thường sống ở vùng nước nông dọc bờ biển cũng như là trong nước ngọt - một điều khá khác lạ đối với những loài cá mập khác.


    Cá mập bò mắt trắng, Carcharhinus leucas, còn được gọi là cá mập Zambezi ở Phi châu và cá mập Nicaragua ở Nicaragua là một loài cá mập phổ biến rộng rải trên thế giới sống trong những vùng nước ấm và cạn dọc theo bờ biển và sông ngòi. Cá mập trâu mắt trắng được biết đến do chúng hung hăng, thích nước nông và hay có mặt ở những vùng nước lợ hay nước ngọt gồm có cửa sông và sông. Chúng có thể sống cả trong nước biển và nước ngọt và có thể sống trong sông sâu trong đất liền. Chúng đã được tìm thấy ở Indiana, Mỹ trong sông Ohio. Chúng có lẽ là loài cá mập đã tấn công con người trong những vụ tấn công gần bãi biển, kể cả trong những vụ tưởng là do những loài cá mập khác. Cá mập trâu mắt trắng không thật sự là cá nước ngọt mặc dù nó thể sống trong nước ngọt không giống như là loại cá mập sông thuộc chi Glyphis.

    The Bull Shark - cá mập bò mắt trắng
    The Bull Shark - cá mập bò mắt trắng
    Cá mập bò mắt trắng
    Cá mập bò mắt trắng
  10. Và loài cá mập trở thành sát thủ của biển cả chính là The Great White Shark. Chúng được khắc họa trong bộ phim “Jaws”, cá mập trắng lớn được coi là loài cá mập nguy hiểm nhất hành tinh bởi chúng đã tấn công hơn 400 người và làm 74 người trong tổng số đó làm cho thiệt mạng. Loài cá mập này cực kì là nguy hiểm, khi trưởng thành, chúng có thể dài đến 6,7 mét và nặng hơn 3,5 tấn. Hàm răng thì sẽ dài đến mức 7,5 cm, có tác dụng cắt con mồi trong khi đầu chúng vẫn di chuyển. Cá mập trắng lớn có tốc độ thật là đáng kinh ngạc, Sẽ không thể nào tưởng tượng được loài cá này có khả năng trở nên cực kỳ mạnh mẽ khi kết hợp với thân hình to lớn của nó. Với vận tốc tối đa là 56 km/h, cùng màu trắng sẽ giúp ta có thể nhìn thấy ở các vùng nước nông hoặc nước sâu, ngoài ra thì chúng còn thường xuyên xuất hiện trên các bờ biển khắp thế giới. Đây là loài thú ăn thịt vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và trở thành sát thủ của biển cả, loài cá mập nguy hiểm nhất hành tinh.


    Cá mập trắng lớn không có kẻ thù tự nhiên nào ngoài cá voi sát thủ. Nó là loài cá ăn thịt lớn nhất còn tồn tại. Nó săn nhiều loài động vật có vú biển, cũng như cá và chim biển. Nó là loài duy nhất còn sống sót trong chi Carcharodon, và đứng đầu trong các loài cá mập tấn công con người. IUCN liệt kê cá mập trắng lớn là loài sắp nguy cấp, trong khi nó nằm trong Appendix II của CITES. Tiểu thuyết Jaws của Peter Benchley và bộ phim bom tấn của Steven Spielberg khắc họa cá mập trắng lớn như "kẻ ăn thịt người tàn bạo". Con người không phải con mồi ưa thích của cá mập trắng, nhưng nó gây ra số báo cáo và số tử vong lớn nhất trong số các vụ cá mập tấn công. Cá mập trắng lớn là cá tầng nước mặt, được quan sát hầu như chủ yếu ở nơi có nhiều thức ăn, như hải cẩu lông (Arctocephalus ssp.), sư tử biển, cá voi nhỏ, các loài cá mập, và cá xương. Ở vùng biển mở, nó được ghi nhận tại độ sâu 1.200 m. Phát hiện này làm thay đổi quan điểm rằng cá mập trắng lớn là loài sống ven bờ.

    The Great White Shark - sát thủ của biển cả
    The Great White Shark - sát thủ của biển cả
    Cá mập trắng lớn
    Cá mập trắng lớn



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy