Top 15 Món ăn truyền thống ngon nhất bạn phải thử mùa Giáng sinh (Noel)
Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa giáo, Giáng Sinh còn là một ngày lễ của gia đình, mọi người cùng nhau quây quần để thưởng thức bữa ăn tối và chia sẻ những ... xem thêm...câu chuyện. Giáng Sinh cũng có thể được coi là một buổi lễ của trẻ em. Đêm Giáng Sinh là một đêm kỳ diệu mà mọi ước nguyện của những đứa trẻ sẽ trở thành sự thật. Bên cạnh đó, ngày lễ Giáng Sinh còn mang theo thông điệp của hòa bình, mọi người cùng sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống bằng cách trao cho họ những món quà xinh xắn và những món ăn truyền thống. Hãy cùng Tolpist điểm qua những món ăn truyền thống trong ngày Giáng sinh bạn nhé!
-
Có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, gà tây lần đầu xuất hiện tại Anh vào thế kỷ 16 và thay thế các món ngỗng, lợn... cho Giáng sinh. Gà tây lần đầu tiên đến Anh vào năm 1526, khi thương nhân William Strickland có chuyến đi tới Mỹ. Ông đã mua 6 con gà từ người bản địa và mang bán lại với giá cao ở chợ Bristol khi trở về nước. Đây chính là món ăn không thể thiếu cho dịp Giáng sinh của bất cứ đất nước nào trên thế giới. Tiết trời tháng 12 chính là một trong những thời điểm lạnh nhất, cái lạnh đầu mùa cùng với những cơn gió khiến cho chúng ta run rẩy và cái bụng của bạn cũng vậy. Miếng thịt gà thơm phức, nóng hôi hổi sẽ giúp bạn có cảm giác đủ đầy và khi cái bụng được thỏa mãn chúng ta dễ dàng cảm thấy vui vẻ hơn.
Bạn có biết tại sao lễ Giáng sinh nhất định phải ăn gà không? Món ăn này phổ biến ở đất nước Anh đầu tiên sau đó mới lan ra toàn thế giới. Vào thế kỷ 16, nhà thám hiểm Sebastian Cabot đã đem món gà tây trở về nước và nó được xem như là món ăn chính cho ngày lễ Giáng sinh ở đây. Thế kỷ 18 món ăn này lan truyền sang Úc và dần phổ biến trên toàn thế giới. Ngày nay, mỗi năm người Anh tiêu thụ khoảng 10 triệu con gà tây trong Giáng sinh và gần 90% người dân cho rằng lễ hội sẽ không trọn vẹn ý nếu thiếu món ăn này. Tuy nhiên, gà tây không phải là món ăn Giáng sinh của hầu hết nước châu Âu. Ở Bồ Đào Nha, một sự lựa chọn khác là cá tuyết, người Đức thích lợn rừng hoặc nai. Trong khi ở Thụy Điển, tiệc Giáng sinh thường có trứng cá muối, sò ốc, cá sống hoặc nấu chín. Nếu như lễ Giáng sinh mà không có gà tây thì sẽ rất tẻ nhạt và nó là ngày Giáng sinh không trọn vẹn.
-
Bánh khúc cây hay còn gọi là Bûche de Noël, Christmas Log hay Yule Log là một trong những loại bánh ăn vào dịp Giáng Sinh khởi nguồn từ dân tộc Pháp, có nguồn gốc liên quan đến tục lệ đốt khúc cây để chào đón mặt trời của người cổ đại. Trong lễ hội Yule chào đón sự trở lại của thần mặt trời, được tổ chức suốt 12 đêm của người Scandinavia cổ, người ta sẽ chuẩn bị một khúc gỗ lớn và đốt lên, nếu như khúc gỗ cháy liên tục 12 ngày đêm mà không tắt thì người dân sẽ gặp điềm lành mà thần mặt trời ban tặng. Ngày nay khi lễ khi lễ hội Yule không còn, người dân vẫn làm ra những chiếc bánh khúc gỗ để nhớ đến, và bánh khúc cây hiện tại được xem như một biểu tượng của lễ Giáng sinh và luôn được chuẩn bị những mâm thật to và đầy.
Có khá nhiều giả thuyết về nguồn gốc của món ăn này. Một trong những giả thuyết cho rằng món bánh này bắt nguồn từ tục lệ của người Celtic cổ đại đốt những cây gỗ to thâu đêm vào ngày cuối năm để mừng sự trở lại của mặt trời sau những ngày mùa đông lạnh giá. Tro của khúc gỗ này được giữ lại để chữa bệnh và bảo vệ ngôi nhà khỏi bão, sét và quỷ dữ. Nhiều người nghiêng về giả thuyết bánh khúc cây bắt nguồn từ tục lệ đốt khúc cây của người cổ đại để chào đón thần mặt trời và may mắn. Truyền thống đốt những cây gỗ to dần biến mất khi xuất hiện những lò lửa nhỏ trong nhà. Người ta thay súc gỗ lớn bằng những cành cây nhỏ đặt lên bàn và treo lên đó nhiều kẹo, vật trang trí để đón khách. Về sau, cành cây này dần biến đổi thành bánh khúc cây quen thuộc trong mùa Giáng Sinh như ta thấy ngày nay.
-
Theo truyền thuyết que kẹo đã trở thành phổ biến dịp Giáng sinh từ thế kỷ 15 sau Công Nguyên. Cụ thể, năm 1670 ở Đức, một giáo sĩ ở đã làm những “cây gậy đường” để tặng trẻ em. Việc này nhằm đảm bảo bọn trẻ giữ trật tự khi các vở kịch về Chúa Giê su biểu diễn. Ngoài ra, tặng kẹo cũng phù hợp với truyền thống phát quà cho trẻ em mỗi dịp Giáng sinh. Hơn thế, nó cũng như một lời cầu chúc an lành nhân dịp Chúa Giê su ra đời. Vị giáo sĩ tin rằng, cây kẹo hình cây gậy sẽ giúp bọn trẻ nhớ đến những người chăn cừu. Những người chăn cừu là những người đến thăm Chúa Giê su khi Ngài vừa ra đời.
Pháo hoa để báo hiệu giao thừa, đèn lông là biểu tượng của Trung thu thì kẹo gậy chính là phần không thể thiếu trong dịp Noel. Kẹo gậy chính là những chiếc kẹo có hình dáng như cây gậy chống của những ông, bà cao tuổi, nó được làm từ đường và một số thành khác. Lúc đầu kẹo gậy chỉ có một màu trắng, nhưng thời gian thay đổi thì nhu cầu con người cũng thay đổi theo nên chiếc kẹo gậy màu trắng khi xưa nay được thêm vào những đường xoắn nhiều màu khác nhau, giúp nó trông thật hấp dẫn và ngon miệng hơn. Kẹo gậy có vị ngọt lịm, nó sẽ được dùng để trang trí cây thông Noel và sẽ là món quà không thể thiếu cho trò xin kẹo trong đêm Giáng sinh đấy nhé!
-
Thời tiết lạnh lạnh có miếng bánh gừng nhấm nháp sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn về cả tinh thần lẫn sức khỏe, nó cũng giúp bạn xua tan cơn cảm lạnh thật nhanh nữa. Chiếc bánh gừng với đủ các biểu tượng khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người, nó được làm từ gừng, đường, vụn bánh mì, quả hạnh, trái cây… rất đơn giản thôi, nhưng đằng sau nó là cả một câu chuyện dài. Chiếc bánh gừng đầu tiên trên thế giới do nữ hoàng Elizabeth I tự tay làm và bà đã tặng nhưng khách mời đến lễ Giáng sinh của hoàng gia. Còn hiện nay những chiếc bánh gừng được phổ biến nhất ở nước Đức, bạn đã nghe đến tên bánh gừng Lebkuchen chưa? Nó được xem là loại bánh gừng nổi tiếng nhất thế giới đấy.
Chiếc bánh gừng hình người đầu tiên được cho là làm theo ý muốn của nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhất. Bà dành món quà này cho những vị khách đặc biệt. Vào thế kỷ 17, món bánh gừng hình người đã được bán khắp nước Anh. Ở nước Mỹ, bánh gừng hình người đã được yêu thích từ 200 năm nay. Câu chuyện dành cho trẻ em nổi tiếng lấy cảm hứng từ loại bánh này có tên Cậu bé bánh gừng xuất bản năm 1875 trở nên rất quen thuộc với nhiều cô bé, cậu bé. Chiếc bánh gừng qua thời gian và khi tiếp cận với nhiều nền văn hóa đã biến đổi rất phong phú. Lúc đầu bánh gừng làm từ vụn bánh mì với bột gừng, mật ong. Rồi sau đó thay thế bằng bột mì, không dùng mật ong thêm bơ và trứng. Có nơi thì bánh gừng màu trắng, nâu nhạt hay nâu sậm.
-
Bánh Pudding là một món bánh tráng miệng rất thông dụng ở các nước phương Tây. Tên gọi Pudding được bắt nguồn từ tiếng Pháp Boudin, có nguồn gốc từ tiếng Latinh Botellus, có nghĩa là “xúc xích nhỏ”, chỉ những loại thịt bọc được dùng trong các món tráng miệng ở châu Âu thời Trung Cổ. Ngày nay, nói đến bánh Pudding, người ta sẽ nhớ ngay đến một loại bánh ngọt mềm, thành phần chủ yếu là sữa tươi nên rất giàu dinh dưỡng, nhìn bề ngoài khá giống với đông sương và để tăng hương vị, các đầu bếp thường cho thêm trà xanh, socola, dâu dạng bột, hoa quả khô… Tuy nhiên, ngược dòng thời gian, vào thế kỉ 15, Pudding được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thảo dược, hành rau, trái cây khô và gia vị. Ở thế kỷ thứ 19 thì thành phần và vị của bánh Pudding rất gần với bánh Pudding ngày nay. Người ta còn cho vào bánh vài hạt đậu hoặc đồng xu và tin rằng người ăn phải phần bánh này sẽ gặp may mắn cả năm.
Bữa tiệc đêm Giáng sinh sẽ thấy trống vắng và bớt ngon miệng hơn nếu như bạn không chuẩn bị chiếc bánh pudding béo ngậy và thơm lừng. Ngày nay bánh pudding được làm từ những nguyên liệu theo sở thích của mỗi người, nhưng vào thế kỉ 15 chiếc bánh pudding đầu tiên được tạo thành từ quả mận, thịt bê, vụ bánh mì, hành rau, trái cây sấy, một chút gia vị và rượu vang nữa, nhưng qua thời gian thì những nguyên liệu này dần được thay thế để phù hợp hơn. Khi làm bánh pudding, thợ làm bánh sẽ thêm vào đó một đồng xu, mọi người đều quan niệm rằng ai ăn bánh pudding mà ăn phải đồng xu vào đêm Giáng sinh sẽ đem lại may mắn cho cả năm sau đó, nên đây luôn được xem là tiết mục đáng mong chờ.
-
Một món không thể thiếu cho bữa tiệc Giáng sinh nữa đó là đùi lợn muối. Miếng thịt lợn muối vừa dai vừa ngọt vừa bùi, lại còn béo ngậy sẽ khiến bất cứ ai ngây ngất. Món thịt đùi lợn muối được xuất hiện đầu tiên trong bữa tiệc Giáng sinh của người Na Uy sau đó nó mới bắt đầu được lan truyền rộng rãi trên thế giới. Ngày lễ Giáng sinh sẽ trọn vẹn hơn nếu như có món thịt lợn muối cùng thưởng thức với nhau và nghe những giai điệu âm vang của Giáng sinh. Sẽ thật thiếu sót nếu không thưởng thức món đùi lợn muối trong đêm Giáng sinh cùng gia đình, bạn bè phải không nào?
Cứ mỗi dịp Giáng sinh đến, đùi lợn muối lại trở thành món ăn quen thuộc và không thể thiếu trên bàn tiệc của người châu Âu. Vào đúng ngày Giáng sinh, mọi người trong gia đình sẽ sum họp cùng nhau hát vang bài ca chúc mừng Giáng sinh và thưởng thức đùi lợn muối với mong muốn chia sẻ niềm vui, hạnh phúc. Món đùi lợn muối có nguồn gốc từ Na Uy và dần dần lan rộng ra nhiều quốc gia khác trên thế giới nhờ vị thơm ngon, hấp dẫn. Không còn gì tuyệt vời hơn khi đi du lịch Châu Âu được thưởng thức món ăn này để cảm nhận không khí Giáng sinh ấm áp đang tràn về khắp mọi gia đình.
-
Bánh nhân thịt với chúng ta thì không còn lạ nữa, nhưng đối với bữa tiệc Giáng sinh thì nó là món ăn đặc biệt nhất. Chiếc bánh có hình cái túi và bên trong đựng rất nhiều đồ ăn khác nhau, nào là thịt, nào là trái cây, nào đường… Những người cao tuổi kể lại rằng, chiếc bánh được thêm vào tiệc Giáng sinh để gửi gắm vào đó những ước mong, chiếc túi đựng là nơi lưu giữ điều ước về một cuộc sống hạnh phúc và no đủ. Vậy nên đừng quên thêm chiếc bánh nhân thịt vào bữa tiệc giáng sinh nhé!
Có lẽ món này không lạ lẫm với nhiều người lắm. Nhưng nó lại là một món không thể thiếu trong Noel. Chiếc bánh nhân thịt như một “cái túi” đựng bên trong nào thịt băm, nào trái cây và chút đường, chút gia vị đặc biệt… Món ăn như mong ước của bao người, luôn được hạnh phúc, no đủ, tròn đầy như chiếc bánh này vậy. Mới nghe thôi đã thấy hấp dẫn phải không nào? Noel đang đến gần, bạn hãy bắt tay vào chuẩn bị món bánh nhân thịt chó những người thân yêu của mình cùng thưởng thức và quây quần bên nhau để có một mùa Giáng sinh thật ấm áp và hạnh phúc nhé.
-
Món bánh pate bình thường bạn ăn sẽ được làm từ thịt lợn hoặc thịt ngỗng đúng không? Những chiếc bánh pate tiệc Giáng sinh sẽ được làm từ nguyên liệu chính từ hươu, nai. Thợ làm bánh sẽ dùng tất cả những bộ phận của hươu và nai làm nên chiếc bánh pate và khiến nó trở nên thật đặc biệt. Với những quý tộc thời xưa thì chiếc bánh pate chính là sự lựa chọn hàng đầu cho bữa tiệc thêm ngon miệng hơn đấy.
Đây lại là một món bánh đặc biệt nữa. Nhân bánh không phải là pate bình thường làm từ lợn hay gan ngỗng đâu bạn nhé. Mà thành phần chính là tim, gan, óc… đại loại là tất tần tật mọi thứ của hươu, nai đó. Món ăn này từng là sự lựa chọn hàng đầu của tầng lớp quý tộc thời xưa đấy. Loại bánh này chỉ thực sự được nhiều người biết đến từ thế kỉ 17 thôi. Bạn có thấy hấp dẫn không nào?
-
Kẹo bi cũng như kẹo cây, không thể thiếu trong Noel bạn à, chỉ có điều không được nổi tiếng như người anh của nó thôi. Không như kẹo gậy, kẹo bi có nhiều vị khác nhau lắm. Loại kẹo này cũng hấp dẫn các em bé vô cùng vì vị ngọt hấp dẫn, và có hình tròn xoe xinh yêu như quả trứng chim vậy. Viên kẹo bi chính là món quà siêu hấp dẫn dành cho các bé trong lễ Giáng sinh.
Kẹo bi và kẹo cây bạc hà chính là cặp bài trùng mà không thể thiếu nhau và không thể thiếu trong bất cứ lễ Giáng sinh nào, chỉ là nó không được to và bắt mắt như kẹo cây mà thôi. Kẹo bi có hình tròn và nhỏ như quả trứng chim, nó có nhiều vị và có nhiều màu khác nhau, nhưng chung quy lại nó đều có vị ngọt lịm, trông rất đẹp mắt và hấp dẫn, vì vậy nó chính là món quà khiến các bé vui vẻ nhất khi được tặng trong ngày Noel.
-
Súp là món ăn quen thuộc hàng ngày, và tất nhiên không thể vắng mặt trong bữa tiệc Noel. Tùy vào khẩu vị mỗi gia đình, người nấu sẽ lựa chọn và chế biến món súp thích hợp nhất. Còn tại sao món súp lại được dùng trong bữa tiệc Giáng sinh? Thì câu trả lời là đó là một món khai vị hấp dẫn, và nó mang ý nghĩa mong muốn sức khỏe dồi dào cũng như thành công sẽ đến với mọi người.
Món súp là món được chuẩn bị khác công phu, nó chính là lời chúc tốt đẹp nhất đến mọi người trong mùa lễ Giáng sinh. Súp là món ăn quen thuộc trong bữa cơm thường ngày, nhưng trong ngày lễ Noel nó lại trở nên đặc biệt hơn rất nhiều. Món súp dùng để khai vị nên được chuẩn bị rất công phu, vì nó mang trên mình lời chúc gửi đến những người thưởng thức.
-
Bánh Hallacas là món ăn truyền thống từ lâu đời của người Venezuela và là món ăn phổ biến được sử dụng trong dịp Giáng sinh. Món bánh này cũng được coi là một biểu tượng tiêu biểu trong ẩm thực của Venezuela. Bánh Hallacas được chế biến từ những nguyên liệu có nguồn gốc từ châu Âu như nho khô, quả hạch và ô liu kết hợp cùng với một số loại nguyên liệu của bản địa và sử dụng lá cây hun khói để gói bánh. Bánh Hallacas được phát âm là "ah-ya-ka".
Mặc dù bánh Hallacas có rất nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng nhiều người vẫn tin rằng những chiếc bánh Hallacas được ăn vào dịp Giáng sinh tại Venezuela được tạo ra bởi những người nô lệ từ thời kỳ thuộc địa. Trong những tháng này nô dịch đó, những người nô lệ thường được chủ nhà cho thức ăn thừa trong lễ Giáng sinh, họ sử dụng bột ngô để trộn cùng, sau đó đem gói lại bằng lá chuối và luộc chín. Ban đầu, bánh Hallacas được làm bằng thịt lợn, thịt gia cầm hoặc thịt bò do có sự ảnh hưởng của nền văn hóa từ Ấn Độ và châu Phi. Món bánh Hallacas sẽ ngon hơn khi để nguội hẳn và được cất trong tủ lạnh ít nhất một ngày.
Để có thể làm ra những chiếc bánh Hallacas sử dụng trong dịp Giáng sinh, người Venezuela thường phải mất đến hàng giờ đồng hồ, trong đó, họ phải huy động cả gia đình tham gia chuẩn bị. Tuy nhiên, đây chính là cơ hội để tất cả mọi thành viên trong gia đình có thời gian ngồi cùng nhau hơn, có thời gian chia sẻ và lưu giữ những khoảnh khắc ấm áp.
-
Lutefisk là một món đặc sản của Na Uy được làm từ cá tuyết khô (không ướp muối). Nếu bạn là người lần đầu tiên nghe tới món Lutefisk, chắc chắn bạn không thể biết đây là món ăn gì nếu không được giải thích. Món ăn bí ẩn này không hề giống bất kỳ loại hải sản nào mọi người từng thấy trước đó. Món ăn có màu trắng sữa và hơi sền sệt. Lutefisk là cá trắng, chỉ một số loài cá có vây như cá tuyết, cá linh hoặc cá bơn đã được làm khô có thể ướp muối hoặc không.
Để có thể làm nên món ăn tuyệt vời này, bạn cần ngâm cá trong nước lạnh trong khoảng 5-6 ngày và chăm chỉ thay nước mỗi ngày. Sau đó, cá lại tiếp tục được ngâm tiếp trong nước lạnh và dung dịch kiềm trước khi trông sền sệt giống như thạch. Bởi vì ngâm trong dung dịch kiềm nên bạn cần tiếp tục ngâm thêm 4-6 ngày trong nước lạnh và thay nước mỗi ngày để rửa sạch. Cuối cùng, trước khi nấu món Lutefisk cầu kỳ và tinh tế này, bạn cần ngâm với muối hoặc ướp một lớp muối khoảng nửa giờ trước khi được cho vào hấp với lửa nhỏ trong nước từ 20 đến 25 phút. Món Lutefisk thường được phục vụ với nước sốt kem. Lutefisk và lefse là một bữa ăn truyền thống trong đêm Giáng sinh của người Na Uy.
-
Philippines là một trong những quốc gia có mùa Giáng sinh kéo dài nhất thế giới, lễ Giáng sinh tại đây bắt đầu từ tháng 9 đến cuối tháng 12. Các tháng lễ hội tại Philippines được duy trì suốt ba tháng với hàng loạt món ăn ngon, nhiều màu sắc, một trong các món ăn ngon nhất và được yêu thích nhất là món bánh Puto Bumbong. Puto Bumbong được làm từ một loại gạo có màu tím tự nhiên tên là pirurutong. Đến Philippines vào dịp Giáng sinh, bạn có thể thưởng thức món ăn này ở bên ngoài bất kỳ nhà thờ Công giáo nào, và 9 ngày trước khi diễn ra lễ Giáng sinh, bạn có thể bắt gặp rất nhiều người bán Puto Bumbong.
Món bánh Puto Bumbong được chuẩn bị vô cùng cầu kỳ và mất rất nhiều thời gian. Người làm bánh Puto bumbong cần phải ngâm gạo tím với gạo nếp trắng trong nước muối qua đêm. Sau đó, đem hỗn hợp này đi nghiền bằng đá mài hoặc máy xay và để khô. Sau khi hỗn hợp gạo vẫn còn ẩm thì đem bỏ vào ống tre và hấp cho đến khi chín và có màu tím đậm. Người ta thường lấy Puto Bumbong ra khỏi ống tre và đặt lên những tấm lá chuối, phết bơ lên trên kèm theo một lớp dừa tươi nạo và đường muscovado. Puto Bumbong nên được ăn ngay khi còn nóng để có thể thưởng thức được vị ngọt của gạo, thơm ngậy của bơ và dừa nạo.
-
Lễ Hanukkah là lễ hội của người Do Thái, bắt đầu từ tám ngày trước ngày 25 tháng 12, gần với thời gian diễn ra lễ Giáng sinh nên món ăn được sử dụng nhiều trong lễ Hanukkah cũng được dùng trong lễ Giáng sinh. Món ăn nổi tiếng nhất định phải nhắc đến của người Do Thái trong dịp này là món bánh khoai tây Latkes. Nguồn gốc của món ăn này bắt nguồn từ truyền thống giết mổ ngỗng vào đầu tháng 12.
Trong ba tháng trước khi giết mổ, ngỗng được cho ăn chậm và bắt đầu cho ăn rất nhiều để vỗ béo chúng nhất có thể. Ngỗng được mổ, lông để giữ ấm, thịt lưu trữ và mỡ để nấu ăn. Từ đầu thế kỷ 19, củ khoai tây được trồng nhiều trên đất có đông người Do Thái sinh sống, khoai tây thường được luộc, nghiền và chiên. Phiên bản ban đầu của những chiếc bánh truyền thống của người Do Thái được làm từ pho mát chiên giòn. Sau đó, khi có sự xuất hiện của củ khoai tây, pho mát đã được thay thế bằng khoai tây thái sợi nhỏ. Bánh Latkes hiện nay có rất nhiều biến thể khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là sử dụng khoai tây. Món ăn nay được chiên trong dầu .
-
Trong dịp lễ Giáng sinh, người Pháp thường sử dụng rất nhiều hải sản trong mỗi bữa ăn, trong đó, thực phẩm được họ sử dụng nhiều nhất chính là hàu. mặc dù người Pháp ăn hàu quanh năm nhưng đến thời điểm tháng 12, số lượng hàu mà người Pháp tiêu thụ lại tăng lên rất nhiều, giống như đang ở trong trạng thái "nghiện hàu". Khó có thể tính toán chính xác lượng hàu người Pháp tiêu thụ trong thời gian này, nhưng chắc chắn đã có khoảng hai phần ba lượng hàu hàng năm đã được tiêu thụ trong thời gian diễn ra lễ Giáng sinh. Truyền thống này của người Pháp bắt đầu từ thời Trung cổ và có nguồn gốc từ Kinh thánh.
Ngoài hàu, người Pháp còn sử dụng sò điệp, được coi là biểu tượng của hành hương. Hàu được chế biến theo rất nhiều cách khác nhau, từ hấp, nướng tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình. Mặt khác, người Pháp cũng sử dụng gan ngỗng, gan vịt để ăn trong dịp Giáng sinh. Gan ngỗng, gan vịt có vị béo ngậy, ăn cùng kem thì tuyệt vời và ngon hơn khi được thưởng thức cùng một ly rượu Armagnac!