Top 7 Ngôi làng đẹp như tranh tại miền Trung

Vi Vu Vơ 927 1 Báo lỗi

Những ngôi làng cổ không những là di tích lịch sử mà còn là nét đẹp văn hóa của mỗi vùng miền. Chính vì vậy, khi nhắc đến miền Bắc, người ta sẽ nghĩ ngay đến ... xem thêm...

  1. Làng cổ Phước Tích nằm tại thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là làng cổ còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung. Làng Phước Tích được biết tới là ngôi làng cổ thứ hai ở Việt Nam (sau làng Đường Lâm của miền Bắc) được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Dù đã trải qua nhiều thế kỷ, làng Phước Tích vẫn giữ dáng vẻ thanh bình, hiền hòa.


    Làng Phước Tích nằm nép mình bên dòng Ô Lâu hiền hoà bốn mùa trong xanh. Vị thế này đã mang lại cho ngôi làng sự giàu có, sống động của cảnh sắc thiên nhiên.Khác với những ngôi làng khác ở vùng miền Trung, cái làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của Phước Tích chính là vẻ đẹp hiền hòa, bình yên của những ngôi nhà cổ đã trên trăm năm tuổi và nghề làm gốm vốn đã trở thành thương hiệu của mảnh đất này. Ngày nay, dù làng gốm không còn hoạt động trong nhiều năm trở lại đây nhưng những di sản vật thể vẫn được lưu giữ tại Phước Tích.

    Những ngôi nhà cổ trăm năm tuổi và nghề gốm có từ xa xưa là nét hấp dẫn của làng cổ Phước Tích.
    Những ngôi nhà cổ trăm năm tuổi và nghề gốm có từ xa xưa là nét hấp dẫn của làng cổ Phước Tích.
    Làng cổ Phước Tích nằm tại thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
    Làng cổ Phước Tích nằm tại thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

  2. Làng cổ Túy Loan thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Làng cổ mang đậm nét văn hóa Trung bộ; thể hiện qua không gian nên thơ, mộc mạc, hữu tình. Bao quanh làng cổ Túy Loan là một không gian thoáng đãng, cảnh vật nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc, có dòng sông, bến nước, bãi bờ, làng quê, đồng lúa, cầu qua, chợ búa… nằm bên cạnh dòng sông Túy Loan quanh co.


    Đã hơn một thế kỷ trôi qua, làng cổ Túy Loan vẫn còn gần như nguyên vẹn, trang nghiêm, trầm mặc dưới bóng đa cổ thụ và giữa bao các rặng tre làng. Đặc biệt, sân đình có xây trụ biểu, bình phong, vẽ các câu đối… rất uy nghi, tôn kính.

    Vào ngày thường, làng cổ Túy Loan yên ắng là thế. Nhưng nếu bạn đến đây vào ngày mồng chín tháng giêng hàng năm, bạn sẽ có dịp tham gia vào các trò chơi vui nhộn và hòa cùng không khí sôi nổi của người dân nơi đây. Vào dịp này, làng sẽ cúng đầu năm và hội làng cũng được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa – thể thao bổ ích như: đua thuyền, hát hò khoan đối đáp, thi nướng bánh tráng… Những hoạt động này thu hút những trai tài, gái sắc, dân làng nhiều nơi và khách thập phương đến dự hội và tham quan. Đến ngày 11-12 tháng 8 âm lịch mỗi năm, dân làng Túy Loan lại long trọng thiết lễ tế đình để tỏ lòng biết ơn các vị tiền hiền đã có công khai khẩn lập làng và cầu mong quốc thái dân an.

    Cảnh đẹp nơi làng cổ Túy Loan đa dạng, đẹp như một bức tranh thủy mặc.
    Cảnh đẹp nơi làng cổ Túy Loan đa dạng, đẹp như một bức tranh thủy mặc.
    Lễ hội đình làng Túy Loan Đà Nẵng.
    Lễ hội đình làng Túy Loan Đà Nẵng.
  3. Làng cổ Lộc Yên nằm tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Lộc Yên không những mang nét hấp dẫn riêng với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi mà còn hút hồn du khách bởi những ngõ đá hẹp rêu phong, cổ kính dẫn vào nhà cổ. Vẻ đẹp xanh mướt từ những hàng cây, vũng ruộng mơn mởn cùng những ngôi nhà cổ mang kiến trúc thuần Việt cũng khiến du khách xao xuyến lòng. Đến với Lộc Yên, du khách chẳng khác nào lạc vào tiên cảnh, đúng như cái tên xã mà dân làng Lộc Yên đã chọn làm nơi sinh cơ, lập nghiệp hàng mấy trăm năm trước.


    Những ngôi làng cổ không đơn giản chỉ là chốn thanh bình, hiền hòa mà còn là nơi lưu giữ những đặc sắc văn hóa của người Việt qua các thời kì lịch sử. Đến với làng cổ, du khách không những được thư giãn tâm hồn, tận hưởng không khí miền quê trong lành, ngắm cảnh đẹp tự nhiên mà còn là dịp tìm về cội nguồn lịch sử.

    Những ngôi nhà cổ kiến trúc thuần Việt làm nên bản sắc làng cổ Lộc Yên
    Những ngôi nhà cổ kiến trúc thuần Việt làm nên bản sắc làng cổ Lộc Yên
    Những hàng cây xanh mơn mởn níu chân du khách khi đến làng cổ Lộc Yên.
    Những hàng cây xanh mơn mởn níu chân du khách khi đến làng cổ Lộc Yên.
  4. Làng K’Tu là làng văn hóa cổ nhất tại tỉnh Kon Tum, lưu giữ nét đẹp nguyên sơ của núi non hùng vĩ, con người Tây Nguyên mộc mạc. Làng K’Tu hàng năm vẫn thu hút nhiều du khách yêu thích khám phá.


    Bước vào làng K’Tu là đến với những nếp nhà sàn, nhà rông cổ kính, mang kiến trúc đặc trưng của dân tộc Ba Na. Bên cạnh đó còn là những nhà thờ thiêng liêng, độc đáo. Du khách không dễ tiếp cận với tâm hồn người Tây Nguyên, nhưng bằng cách ghé qua ngôi làng Kon K’Tu, họ cảm thấy gần gũi vì sự thuần hậu của những người dân. Hơn thế nữa, nét văn hóa mà khách du lịch dễ tiếp cận nhất chính là thói quen dệt thổ cẩm may mặc của phụ nữ Ba Na đã được nghề hóa. Trong làng có nhiều phụ nữ dệt vải bên khung cửi và bán các sản phẩm thủ công của họ như sản phẩm lưu niệm du lịch. Đó là cách phát triển bền vững bằng vốn văn hóa của ngôi làng cổ.

    Ngôi nhà cổ tại làng K'Tu
    Ngôi nhà cổ tại làng K'Tu
    Phong cảnh bình yên của một miền quê tại ngôi làng
    Phong cảnh bình yên của một miền quê tại ngôi làng
  5. Làng Đại Bình thuộc xã Quế Trung, Quế Sơn, Quảng Nam được ví như một Nam Bộ thu nhỏ vì ngoài những cây trái địa phương như mít, xoài, ổi, nhãn, cam, quýt, bòn bon... ở đây còn trồng được các loại cây trái Nam Bộ như sầu riêng, măng cụt, vú sữa, lêkima, sapôchê...


    Đại Bình có lưng dựa vào dãy Trường Sơn, mặt nhìn ra sông Thu Bồn thơ mộng nhưng heo hút như một ốc đảo và lại xanh biếc bốn mùa. Đại Bình nổi tiếng với nhiều cái nhất ở miền Trung: thanh bình nhất, nhiều cây trái nhất, nhiều người sống thọ nhất...

    Một góc nhà cổ xưa
    Một góc nhà cổ xưa
    Khung cảnh tươi đẹp của con sông ven làng Đại Bình
    Khung cảnh tươi đẹp của con sông ven làng Đại Bình
  6. Vĩ Dạ được bao bọc bởi dòng sông Hương Giang, đi dọc đường Nguyễn Sinh Cung sẽ gặp một cây cầu sắt cổ kính với tên gọi cầu Phú Lưu, đi hết cầu này là tới thôn Vĩ.


    Bước chân vào Vĩ Dạ, chúng ta sẽ cảm thấy một không gian thực sự khác biết. Không có sự ồn ào, chẳng thấy nét tấp nập vồn vã, chỉ còn lại nơi đây một khung thời gian phủ màu bình yên. Mặc dù đã đi qua biết bao năm tháng, đồng hành cùng nhiều thời kì lịch sử nhưng Vĩ Dạ vẫn giữ được một diện mạo rất riêng. Dọc theo con đường làng là những ngôi nhà nhỏ đậm nét đẹp mộc mạc. Đến Vĩ Dạ, bạn nên đến xóm nhỏ Cồn Hến- nơi vẫn giữ được sự dân dã và nét riêng vốn có. Tiếp tục trên con đường quanh co chúng tôi được hòa mình vào nhịp sống buổi chiều của người dân nơi đây. Phía xa sau khóm tre các bà, các cụ đang nói cười rôm rả kể về câu chuyện mới để lại hôm qua, về những niềm vui nho nhỏ trong ngày. Thấy tôi đang mải mê chụp ảnh các bà còn không quên gửi mấy câu trêu đùa khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng gần gũi.

    Thôn Vĩ Dạ
    Thôn Vĩ Dạ
    Thôn Vĩ Dạ
    Thôn Vĩ Dạ
  7. Nằm bên sông Thu Bồn, cách khu phố cổ Hội An 3km về phía Tây, bên cạnh là chợ Cá, từ đô thị cổ Hội An về phía Vĩnh Diện là làng gốm Thanh Hà. Khi bước chân vào làng gốm Hội An này bạn sẽ thấy gạch nung được trải dài khắp con đường, mái nhà đều được lợp bằng ngói nung do chính tay những người thợ gốm sản xuất.

    Với hàng cau xanh mướt trước ngõ, ven đường là các sản phẩm gỗ vừa mới tạo hình xong được mang ra phơi nắng, nơi đây mang lại cho ta cảm giác yên bình. Trong làng có rất nhiều cửa hàng, xưởng sản xuất san sát nhau, bày biện rất rất nhiều sản phẩm làm bằng gốm vô cùng bắt mắt với nhiều màu sắc.

    Làng Gốm Thanh Hà
    Làng Gốm Thanh Hà
    Làng Gốm Thanh Hà



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy