Top 10 Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà theo phong tục dân gian

Trần Ánh 151 0 Báo lỗi

Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, bất cứ ba mẹ nào cũng mong chờ giây phút đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà. Phong tục đón trẻ về nhà là một phong ... xem thêm...

  1. Trước khi đón trẻ sơ sinh về nhà, mẹ cần chuẩn bị một số vật dụng có tác dụng giúp bé tránh tà, tránh gió như tỏi, con dao nhỏ, đũa, bùa bình an (nếu có), vòng dâu tằm... Bởi, theo quan niệm dân gian, tỏi và dao có tác dụng xua đuổi tà ma, giúp bé không bị quấy nhiễu.


    Ngoài ra, khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà, mẹ sẽ tô một vết son hoặc nhọ nồi lên trán bé để tránh tà ma hay vía dữ. Vì khi mới sinh, vía của trẻ còn yếu nên khi gặp người lạ hoặc người có vía dữ, bé rất thường hay khóc lóc dữ dội.


    Bên cạnh những vật dụng cần chuẩn bị để “làm phép” theo phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà, bé cũng cần được che chắn cẩn thận bằng khăn choàng, khăn voan nhằm giữ ấm cho trẻ, tránh nắng và bụi bẩn khi đi ngoài đường. Ngoài ra, gia đình cũng thường chọn giờ tốt để đưa bé về nhà, bởi có nhiều quan điểm cho rằng một số thời điểm xấu sẽ có ma quỷ xuất hiện kể cả vào ban ngày. Cuối cùng, gia đình nhất định phải chuẩn bị một bài khấn ông bà phù hộ trước ngày đón trẻ về nhà.

    Chuẩn bị hành trang khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà
    Chuẩn bị hành trang khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà
    Chuẩn bị hành trang khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà
    Chuẩn bị hành trang khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà

  2. Chọn những người mát tay dễ nuôi để bé cũng theo đó mà hay ăn và không khóc. Sau 72 giờ, người thân trong gia đình sẽ nhờ vào các bà có uy tín, hợp tuổi, nhanh nhẹn, thông thạo việc bế em bé để bế trẻ về nhà. Mục đích của việc làm này để trẻ lớn lên dễ nuôi, ít quấy khóc, khỏe mạnh, chóng lớn.


    Người xưa cho rằng, trẻ sơ sinh sẽ nhận vía lành và có tính nết giống người đón bé khi về nhà. Bởi vậy, nên theo kinh nghiệm dân gian, ba mẹ thường chọn những người lớn nhanh nhẹn, khỏe mạnh, tốt tính, cuộc sống sung túc, đủ đầy… để cầu mong bé được hưởng vía đó sẽ dễ nuôi, ít quấy khóc và có cuộc sống hạnh phúc sau này.

    Chọn người mát tay theo phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà
    Chọn người mát tay theo phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà
    Chọn người mát tay theo phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà
    Chọn người mát tay theo phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà
  3. Trong văn hóa Việt, lửa là thứ được xem có tác dụng thanh tẩy. Vì thế mà tục bước qua đống lửa đón trẻ sơ sinh về nhà được tin là sẽ giúp bé thoát khỏi sự đeo bám của ma quỷ. Cụ thể, các gia đình thường chuẩn bị trước một cái chổi mới rồi đốt cháy cùng với một ít vàng mã và rắc lên thêm một ít muối. Khi lửa đã bớt cháy to thì để mẹ bế bé bước qua lửa rồi mới bước vào nhà.


    Theo dân gian, lửa có tác dụng thanh tẩy, bước qua đống lửa được cho là có thể cắt đứt em bé khỏi sự đeo bám của ma quỷ, vía dữ. Khi áp dụng phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà này, gia đình cần hết sức cẩn thận để tránh gây bỏng cho cả mẹ và bé.

    Đốt một đống lửa để bước qua ngay khi qua cửa vào nhà
    Đốt một đống lửa để bước qua ngay khi qua cửa vào nhà
    Đốt một đống lửa để bước qua ngay khi qua cửa vào nhà
    Đốt một đống lửa để bước qua ngay khi qua cửa vào nhà
  4. Theo quan niệm từ xưa, đặt tên mụ giúp con dễ nuôi, ngoan ngoãn, ít đau ốm. Do đó, ngoài tên gọi trên giấy khai sinh, đại đa số người Việt đều đặt tên mụ cho con. Hiện nay, quan niệm này cũng dần phai mờ, nhưng việc đặt tên vẫn thực hiện như một thói quen khó bỏ.


    Theo quan niệm dân gian, nếu gọi tên thật của bé có thể khiến ma quỷ chú ý. Vì thế, người ta thường kiêng không gọi tên khai sinh của trẻ khi ở nhà, đặc biệt là vào ban đêm. Thay vào đó, người ta thường gọi tên tục hay tên gọi ở nhà và cái tên này phải càng xấu càng tốt để không gây sự chú ý của ma quỷ. Cái tên này sẽ theo các bé đến khi lớn.

    Mẹo đặt tên cho trẻ sơ sinh để dễ nuôi
    Mẹo đặt tên cho trẻ sơ sinh để dễ nuôi
    Mẹo đặt tên cho trẻ sơ sinh để dễ nuôi
    Mẹo đặt tên cho trẻ sơ sinh để dễ nuôi
  5. Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh về đến nhà thì quấy khóc nhiều, dỗ dành cỡ nào cũng không nín. Người ta thường cho rằng đây là trường hợp bé đã bị vía người âm đeo bám và quấy rầy. Loại trừ các lý do liên quan đến sức khỏe, việc quấy khóc của trẻ thường được giải thích do trẻ gặp vía dữ hoặc bị ma quỷ quấy phá.


    Do đó, tục đốt vía được dùng để xua đuổi tà ma bám lấy trẻ bằng cách dùng áo tơi hoặc chổi cùn đốt lên. Ngày nay, cách đơn giản mà các mẹ hay thực hiện là dùng một tờ giấy đốt rồi huơ qua lại và đọc câu chú tương ứng với bé trai và bé gái.


    Để giải quyết trường hợp này, dân gian thường làm tục đốt vía như sau:

    • Chuẩn bị muối và gỗ thơm
    • Sử dụng áo tơi hoặc chổi cùn
    • Đốt tất cả chung với nhau để đuổi các vía đang bám theo bé.


    Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà này khá phổ biến và được nhiều mẹ áp dụng thành công giúp bé dừng quấy khóc, ngủ ngoan ngay tức thì.


    Ngoài ra, nếu trẻ bị ngã và giật mình thì ông bà sẽ là người thực hiện một lễ cúng nhỏ gọi là hớt vía cho bé. Đầu tiên cần chuẩn bị một quả trứng luộc rồi chia thành 7 miếng đối với bé trai và 9 miếng với bé gái. Tiếp đến, đem trứng đến chỗ bé bị ngã hoặc giường ngủ và hú gọi vía trẻ. Sau đó, tráo cơm cùng trứng 7 lượt đối với bé trai và 9 lượt đối với bé gái. Cuối cùng thì cho bé ăn cơm trứng đó, có thể ăn tượng trưng thì vía của bé sẽ trở lại.

    Phong tục đốt vía cho trẻ sơ sinh
    Phong tục đốt vía cho trẻ sơ sinh
    Phong tục đốt vía cho trẻ sơ sinh
    Phong tục đốt vía cho trẻ sơ sinh
  6. Trong dân gian có nhiều kiêng kị đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì người xưa tin rằng "có kiêng có lành". “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là tâm lý chung của người Việt khi đón trẻ sơ sinh về nhà. Bởi, khi còn ở trong bụng mẹ trẻ được bao bọc trong môi trường ổn định nhưng khi ra đời trẻ phải tự thích nghi với môi trường, cơ thể còn non yếu nên khó có thể tránh được tà ma (theo tâm linh) và những năng lượng không tốt xung quanh trẻ.


    Trẻ sơ sinh vốn đáng yêu khiến ai nhìn cũng muốn ôm ấp, cưng nựng và dành lời khen. Thế nhưng theo quan niệm dân gian, việc khen ngợi trẻ dễ thương, xinh gái, bụ bẫm sẽ khiến gia chủ khó chịu. Vì những lời khen này được coi là lời quở, làm người âm chú ý tới bé, bé sẽ dễ bị ốm đau.


    Để tránh lời khen ảnh hưởng xấu đến trẻ, người ta thường thêm từ ‘trộm vía” trước câu khen để đứa bé vẫn lớn lên mạnh khỏe, phát triển tốt. Bởi "trộm vía" được giải thích là nhờ vào vía tốt của bà mụ mà cháu mới được xinh đẹp, đáng yêu như thế này.

    Kiêng khen ngợi trẻ
    Kiêng khen ngợi trẻ
    Kiêng khen ngợi trẻ
    Kiêng khen ngợi trẻ
  7. Theo quan niệm dân gian truyền lại, việc xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh có hàm ý là mong lấy “khước” (lấy may) cho đứa bé. Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem trong bà con, họ hàng, làng xóm nhà ai có con cái bụ bẫm, hay ăn chóng lớn, ít khóc ít quấy, mong muốn con mình khi đẻ ra cũng được như thế thì thường xin một cái áo, cái quần hoặc cái tã cũ của đứa bé về, sửa sang lại để dùng cho con mình với mong muốn “lây” được những điều tốt đẹp từ đứa trẻ đó sang cho con mình.


    Nguồn gốc của tập tục này cũng không biết bắt đầu từ đâu, nhưng cứ một vài người làm rồi những người khác bắt chước theo, dần dà tạo thành ra một phong tục. Ngày xưa, ông bà ta chưa có những thứ vải mỏng mịn, bán rộng rãi trong dân gian. Lúc bấy giờ, trên thị trường hầu hết chỉ có vải thô, nhuộm nâu, trẻ sơ sinh da còn non mặc dễ bị xây xát. Chính vì vậy, những chiếc áo, chiếc tã được sử dụng càng nhiều thì chất vải lại càng mềm ra, giặt đi giặt lại có thể màu vải sẽ bị phai đi nhưng chất liệu vải thì đỡ thô cứng hơn, giúp đứa trẻ khi mặc đỡ bị xây xước da.


    Thực tế việc cho các bé mới sinh mặc quần áo cũ là khá nhiều, bởi điều này sẽ tiết kiệm tối đa một phần chi phí mua sắm cho các gia đình. Đặc biệt là với những hoàn cảnh khó khăn, việc cho con mặc quần áo xin của những đứa bé khỏe mạnh hoàn toàn là do quan niệm xưa cũ.

    Cho trẻ mặc quần áo cũ của những em bé bụ bẫm, thông minh, khỏe mạnh để lấy vía
    Cho trẻ mặc quần áo cũ của những em bé bụ bẫm, thông minh, khỏe mạnh để lấy vía
    Cho trẻ mặc quần áo cũ của những em bé bụ bẫm, thông minh, khỏe mạnh để lấy vía
    Cho trẻ mặc quần áo cũ của những em bé bụ bẫm, thông minh, khỏe mạnh để lấy vía
  8. Ông cha ta quan niệm rằng ma quỷ rất sợ cành dâu (dâu tằm), nên việc dùng cành dâu để xua đuổi tà ma rất hiệu quả. Cành dâu tằm được cho là có khả năng xua đuổi tà khí và giúp bé ngủ ngon hơn. Vì vậy, bố mẹ có thể để một cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé sẽ giúp bé ngủ ngoan hơn và không bị giật mình.


    Nếu bé khóc thét giữa đêm, dùng cành dâu quơ xung quanh nơi bé ngủ rồi vụt ra đến cửa để “đuổi vong”. Hiện nay, nhiều mẹ thường mua cho con những chiếc vòng tay làm từ cành dâu để đeo cho con, nhằm phòng tránh tà ma, giúp bé ngủ không bị giật mình và ngon giấc hơn.

    Có thể để thêm 1 cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé.
    Có thể để thêm 1 cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé.
    Có thể để thêm 1 cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé.
    Có thể để thêm 1 cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé.
  9. Trong dân gian quan niệm giờ sinh, năm sinh của trẻ rất quan trọng. Bởi người xưa quan niệm rằng nếu có một đứa bé sinh ra vào giờ xấu, tuổi không hợp với cha mẹ sẽ dẫn đến cơ thể yếu ớt. Vì thế, nhiều bố mẹ thường làm phong tục để bé làm con nuôi của Phật hay của Thánh.


    Cho bé làm con nuôi của Phật, Thánh không có nghĩa là bố mẹ từ chối nuôi con, mà là để bé nương nhờ cửa Phật, cửa Thánh. Việc làm này sẽ dựa vào uy danh và đức độ của thần thánh để che chở cho bé được an toàn, khỏe mạnh và tránh những điều xấu.


    Ngoài ra, thực hiện phong tục chỉ là tượng trưng và bé vẫn sẽ được nuôi bởi cha mẹ như bình thường. Đến khi bé được 10 tuổi thì cha mẹ phải đi đến nơi đã gửi con rồi chuộc con về.

    Phong tục làm con của Phật hay Thánh
    Phong tục làm con của Phật hay Thánh
    Phong tục làm con của Phật hay Thánh
    Phong tục làm con của Phật hay Thánh
  10. Tỏi được xem là thứ có thể phòng trừ tà ma, vì thế người ta treo tỏi ở đầu giường trước khi đón bé về nhà. Treo tỏi ở đầu giường là một mẹo dân gian có thể giúp bé ngủ không bị giật mình. Khi treo ở đầu giường, mùi hắc từ tỏi sẽ giúp xua đi những thứ tà ma, và một số loại côn trùng gây rối giấc ngủ của bé. Đây là mẹo để bé ngủ không giật mình rất hay được sử dụng.


    Theo quan niệm dân gian, khi treo một chùm tỏi ở đầu giường sẽ giúp bé ngủ ngoan hơn và ít quấy khóc. Vì vậy, bố mẹ có thể thử áp dụng mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh này bằng cách treo một chùm tỏi ở đầu giường hoặc cho 1 - 2 tép tỏi vào túi con khi ra ngoài đường sẽ làm giảm tình trạng trẻ bị giật mình khi ngủ.

    Treo tỏi đầu giường khi đón trẻ sơ sinh từ viện về
    Treo tỏi đầu giường khi đón trẻ sơ sinh từ viện về
    Treo tỏi đầu giường khi đón trẻ sơ sinh từ viện về
    Treo tỏi đầu giường khi đón trẻ sơ sinh từ viện về



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy