Top 10 Sự thật về bức tranh Mona Lisa

Ngọc Linh 301 0 Báo lỗi

Trong suốt 500 năm tồn tại, kiệt tác nàng Mona Lisa đã được bao người tò mò thậm chí là thèm khát. Danh họa Leonardo da Vinci đã bắt đầu vẽ bức tranh vào năm ... xem thêm...

  1. Bức chân dung Mona Lisa treo trong bảo tàng Louvre, được bảo vệ bởi lớp kính chống đạn và thu hút hàng nghìn có khi lên đến hàng chục nghìn du khách tới xem mỗi ngày. Câu hỏi "Vì sao Mona Lisa trở thành bức họa nổi tiếng hàng đầu thế giới?" được rất nhiều người quan tâm.


    Giả thuyết trước đó đưa ra rằng, bức tranh Mona Lisa nổi tiếng vì là sản phẩm của một họa sĩ nổi tiếng, nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa hay những điều huyền bí xảy ra quanh bức tranh... Tuy nhiên, những câu trả lời này không làm hài lòng đám đông.


    Cuối cùng, theo Britannica thì đáp án: "chẳng có lý do nào" lại được nhiều người chấp nhận nhất. Theo đó, sự nổi tiếng của bức tranh không phụ thuộc vào một lý do cụ thể, mà nó là sự kết hợp của nhiều lý do, bối cảnh khác nhau. Còn theo CNN, bức tranh Mona Lisa trở nên nổi tiếng khắp thế giới là nhờ một vụ trộm táo bạo, diễn ra từ hơn 100 năm trước.


    Năm 1911, một nhân viên mẫn cán của bảo tàng Louvre, Pháp là Vincenzo Peruggia đã trộm bức tranh này. Vụ trộm diễn ra rất đơn giản. Khi đó, Vincenzo được thuê để lắp kính bảo vệ cho các bức tranh quý ở bảo tàng, trong số đó có bức Mona Lisa. Người đàn ông này đã trốn trong một chiếc tủ ở bảo tàng suốt đêm và đem bức tranh cất vào trong áo khoác rồi đi ra khỏi tòa nhà. Tuy nhiên, tòa nhà đã bị khóa. Đúng lúc đó, một thợ ống nước đi qua và có chìa khóa mở cửa cho tên trộm. 24h sau, người ta mới phát hiện ra sự biến mất của bức tranh. Vào thời điểm đó, Louvre có hơn 400 phòng triển lãm, với 200 bảo vệ. Thậm chí vào ban đêm, số bảo vệ còn ít hơn và không có hệ thống báo động.


    Khi đánh cắp bức tranh, chính Vincenzo cũng không bao giờ nghĩ rằng vô tình hành động này giúp Mona Lisa nổi tiếng. Báo chí Pháp lúc đó đã có một ngày khó quên, tin tức về vụ trộm xuất hiện trên mọi trang báo khắp thế giới.


    Tới tháng 12/1913, cảnh sát mới bắt được Vincezo và Mona Lisa được tìm thấy. Tên trộm 32 tuổi bị kết án tù 7 tháng. Vincezo đã nói lý do của hành động này là muốn trả bức tranh Mona Lisa trở về quê hương Italy.

    Hình ảnh báo chí lúc bấy giờ minh họa lại quá trình Vincezo trộm tranh
    Hình ảnh báo chí lúc bấy giờ minh họa lại quá trình Vincezo trộm tranh
    Bức tranh mô tả cảnh danh họa Leonardo da Vinci vẽ bức tranh nàng Mona Lisa
    Bức tranh mô tả cảnh danh họa Leonardo da Vinci vẽ bức tranh nàng Mona Lisa

  2. Theo thời gian, sức hút của bức họa nàng Mona Lisa ngày càng to lớn, năm 1962 bức tranh này được bảo hiểm với giá 100 triệu USD. Đến nay, số tiền đó tương ứng với 700 triệu USD và trở thành bức họa đắt nhất thế giới được trưng bày trong bảo tàng Louvre ở Paris.


    Bản sao Mona Lisa mà nhà đấu giá Artcurial rao bán được đánh giá là giống với bản gốc tới mức đáng kinh ngạc. Ngay cả những nghệ sĩ đã từng được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm gốc của đại danh họa Leonardo cũng khó phần biệt được. Bản sao được vẽ lại vào năm 1600 này dự kiến sẽ thu về cho nhà đấu giá Artcurial từ 173.000 USD - 230.000 USD.

    Vào tháng 6/2021, một nhà sưu tập tới từ Châu Âu đã mua một bản sao khác của bức họa này được vẽ lại từ thế kỷ 17 với giá 2.9 triệu euro (gần 80 tỷ đồng). Đây là mức giá kỷ lục với một bản sao được bán trong cuộc đấu giá tại Christie's ở Paris.


    Năm 2017, nhà đấu giá này cũng đã bán tác phẩm "Salvator Mundi" của danh họa Leonardo tại Mỹ với con số không tưởng lên tới 450 triệu USD.

    Năm 1962 bức Mona Lisa được bảo hiểm với giá 100 triệu USD
    Năm 1962 bức Mona Lisa được bảo hiểm với giá 100 triệu USD
    Năm 1962 bức Mona Lisa được bảo hiểm với giá 100 triệu USD
    Năm 1962 bức Mona Lisa được bảo hiểm với giá 100 triệu USD
  3. Giá trị độc bản

    Có lẽ chỉ có Hội họa (và phần nào đó của Điêu khắc) là ngành nghệ thuật duy nhất có tiêu chí "Độc bản" (hoặc Nguyên bản). Mọi tranh chép và in, dù đẹp đến đâu chăng nữa, cũng đều bị coi là bản sao chép và chỉ dùng để tham khảo vì dấu ấn sáng tạo và thực chất đã không còn.


    Mặt khác, vẫn theo quy luật tiền - hàng - tiền của tư bản thì ai là chủ sở hữu của bức tranh gốc sẽ giá trị hơn nhiều so với chủ sở hữu của văn bản gốc hay bản nhạc gốc, kịch bản gốc vì tranh gốc chắc chắn là tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, còn văn - nhạc - kịch - phim buộc phải in - diễn - chiếu mới trở thành tác phẩm hoàn chỉnh, mới có công chúng. Như vậy thì bức tranh La Joconde trong Bảo tàng Louvre là báu vật độc nhất vô nhị, ai thích thì phải đến tận nơi để xem tận mắt. Đây chính là bức tranh đẹp nhất, là báu vật duy nhất ở tầm cỡ thế giới.


    Tranh và nhân vật rất có thần, như muốn nói gì đó với người xem

    Tiêu chuẩn số một của tranh chân dung là phải giống, bất kể tác giả của nó theo trường phái nào: Hiện thực, Ấn tượng hay Lập thể… Không chỉ miêu tả chân thực vẻ đẹp của nàng Mona Lisa, bức họa còn được đánh giá là “có thần” - từ ngữ chuyên môn dùng để chỉ nhân vật được mô tả có nội tâm, cá tính và thần thái. Đây là điều rất khó làm được trong hội họa khiến nhân vật có nội tâm, có thần thái và cá tính.


    Cụ thể, trong bức La Joconde thì nhân vật ở thế đối diện với khán giả và dù câm lặng vĩnh viễn thì nàng Mona Lisa vẫn luôn có cái nhìn tươi tắn đầy gợi cảm như muốn đối thoại kiểu tâm tình với người xem. Những ai yêu thích thể loại tranh chân dung đều biết có vô vàn cách biểu hiện mặt mũi trong tranh nhưng cái cách mà nàng Lisa dịu dàng, đằm thắm, đầy nữ tính với cái nhìn tinh tế như thấu tận tâm can của mỗi người xem thì cực hiếm trong thể loại này. Đó chính là cái thần ít khi có được. Ngay cả với họa sĩ lớn cũng chỉ khi nào họ thăng hoa mới có thể xuất thần mà vẽ có thần.

    Leonardo da Vinci đã chọn kiểu rất khó: Vẽ phong cảnh làm nền phía sau

    Đa số các họa sĩ khi vẽ chân dung sẽ chọn nền là bức tường hay phông vải cho đơn giản để tập trung giải quyết mặt (là trọng tâm và khó hơn nhiều). Tuy là tranh chân dung sơn dầu nhưng thay vì được vẽ trên nền đơn giản như thông thường thì nền của bức họa nàng Mona Lisa lại là bối cảnh rộng với đường đi, cây cỏ, núi, mây,... Cảnh vật thiên nhiên mặc dù xuất hiện nhiều nhưng vẫn mờ ảo phía sau và không làm ảnh hưởng đến điểm nổi bật của nhân vật chính. Số người thành công kiểu này chỉ đếm trên đầu ngón tay và lại đều xếp sau bậc kỳ tài Leonardo.


    Gương mặt nàng Mona Lisa đạt tỷ lệ vàng theo cấu trúc vòng xoắn ốc

    Từ bức tranh, ta có thể thấy khuôn mặt nàng Mona Lisa nằm gọn trong một hình chữ nhật vàng và cấu trúc phần còn lại của bức tranh cũng cấu trúc theo một vòng xoắn ốc vàng.


    Tranh tạo ra được tới 3 ảo giác

    • Nụ cười bí ẩn
    • Đôi mắt luôn dõi theo từng khán giả, bất kể họ ở vị trí nào trước mặt
    • Có hai đường chân trời hơi vênh nhau ở hai bên
    Trích đoạn phong cảnh phía trên, bên phải tranh, có chiếc cầu rõ ba vòm và vòm thứ tư mờ dần
    Trích đoạn phong cảnh phía trên, bên phải tranh, có chiếc cầu rõ ba vòm và vòm thứ tư mờ dần
    Đôi mắt luôn dõi theo từng khán giả, bất kể họ ở vị trí nào trước mặt
    Đôi mắt luôn dõi theo từng khán giả, bất kể họ ở vị trí nào trước mặt
  4. Leonardo da Vinci thường xuyên giấu các biểu tượng, chữ cái, chữ số trong tác phẩm của mình để gửi đi những thông điệp riêng. Và bức tranh vẽ nàng Mona Lisa huyền thoại cũng ẩn chứa những điều bí mật, mới đây được chuyên gia khám phá khi phóng to đôi mắt lên 30 lần.


    Từ những hình ảnh phóng to với độ nét cao của kỹ thuật hiện đại, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số ký tự bao gồm chữ cái và số được vẽ trên đôi mắt của nàng. Rất có thể những chữ cái và số này là bí mật mà Leonardo da Vinci để lại.

    Trên mắt phải của “Mona Lisa”, các nhà nghiên cứu phát hiện ra hai chữ cái “LV”, nhưng các chữ và số được khắc ở mắt trái thì không thể phân biệt rõ ràng được. Có nhiều ý kiến trái chiều bởi người thì bảo đó là chữ CE và một số người nói rằng nó có thể là chữ B hoặc chữ S.

    Về chữ cái “LV” ở mắt phải, phải chăng đó là cách viết rút gọn tên của đại danh họa - Leonardo da Vinci? Vì Leonardo không chỉ là một họa sĩ tài ba, ông còn là một nhà khoa học và triết học tuyệt vời, nên ông rất thích sử dụng các chữ cái và con số để truyền tải thông tin đến người xem.


    Đến nay, lịch sử của bức tranh này cũng đã hơn 500 năm nên dù có được bảo quản tốt đến mấy thì cũng không còn rõ như lúc mới vẽ nên không thể nào thấy hết được bí mật được đại danh họa cất giấu trong đó. Cho đến bây giờ chưa có câu trả lời xác đáng có thể giải thích tất cả những bí ẩn kỳ diệu trong bức tranh “Mona Lisa”, thậm chí cả danh tính thực sự của nàng cũng chưa ai thực sự tìm ra hoặc có lời giải đáp chắc chắn…

    Bí ẩn trong đôi mắt nàng Mona Lisa
    Bí ẩn trong đôi mắt nàng Mona Lisa
    Bí ẩn trong đôi mắt nàng Mona Lisa
    Bí ẩn trong đôi mắt nàng Mona Lisa
  5. Có lẽ, đối với những đôi con mắt chưa qua đào tạo nghệ thuật thì "Mona Lisa" chính là một bức họa hoàn chỉnh, thậm chí trên cả mức hoàn chỉnh - đó là một kiệt tác. Nhưng nhiều nhà sử học tin rằng, Leonardo da Vinci đã từng có ý định vẽ thêm, nhưng không bao giờ có cơ hội để hoàn thành. Ông đã không vẽ tranh trong 5 năm cuối đời và "Mona Lisa" nằm trong số những bức tranh còn lại bị bỏ dở.


    Đương nhiên, rất nhiều người đã cố gắng đưa ra những lý do cụ thể cho sự dang dở đó. Vào năm 2005, nhà sử học Alessandro Vezzosi đã phát hiện ra một bức tranh vẽ Leonardo với cánh tay được bó trong một số loại băng tay. Vezzosi tin rằng nửa bên phải cơ thể Leonardo đã bị liệt. Và mặc dù Leonardo thuận tay trái, nhưng ông lại vẽ bằng tay phải.

    Bức tranh nàng Mona Lisa có thể chưa hoàn thành nhưng gương mặt nàng Mona Lisa đã đạt tỷ lệ vàng theo cấu trúc vòng xoắn ốc
    Bức tranh nàng Mona Lisa có thể chưa hoàn thành nhưng gương mặt nàng Mona Lisa đã đạt tỷ lệ vàng theo cấu trúc vòng xoắn ốc
    Bức tranh mô tả cảnh danh họa Leonardo da Vinci vẽ bức tranh nàng Mona Lisa
    Bức tranh mô tả cảnh danh họa Leonardo da Vinci vẽ bức tranh nàng Mona Lisa
  6. Trước Mona Lisa đã từng có Isleworth Mona Lisa. Bức tranh này có hầu hết các chi tiết giống Mona Lisa - lông mày mảnh như bút chì và tất cả những đường nét còn lại, nhưng với khuôn mặt trẻ hơn đáng kể và cảnh quan khác ở phía sau.


    Các chuyên gia đã biết đến "Isleworth" từ một thời gian ngắn trước Thế chiến thứ nhất, khi bức tranh được phát hiện trong một trang viên cũ ở Somerset, Anh. Một số nhà sử học tin rằng nhân vật chính trong bức họa là nàng Lisa Gherardini, thời điểm 10 năm trước khi kiệt tác huyền thoại của Lisa xuất hiện. Một hội nghị nghiên cứu năm 2012 đã chỉ ra rằng, bức tranh ‘Isleworth’ được chính danh họa Leonardo tạo ra, một bản phác thảo ban đầu của bức ‘Mona Lisa’.


    Tuy nhiên, nhiều học giả cũng chưa chắc chắn về nguồn gốc của bức tranh và vẫn do dự liệu rằng Leonardo có phải là tác giả hay không. Điểm khác biệt đầu tiên, bức ‘Isleworth’ được vẽ trên vải, trong khi bức ‘Mona Lisa’ sau này được vẽ trên gỗ.

    Bức họa Isleworth Mona Lisa
    Bức họa Isleworth Mona Lisa
    Trích đoạn so sánh hai khuôn mặt của hai bức họa
    Trích đoạn so sánh hai khuôn mặt của hai bức họa
  7. Nhiều người tin rằng bức Mona Lisa được đặt vẽ vào năm 1503 bởi chồng của Lisa, ông Francesco del Giocondo, một thương gia giàu có. Tuy nhiên, điều hiển nhiên là Francesco và vợ ông chưa bao giờ nhận được bức tranh.


    Leonardo đã vẽ bức Mona Lisa trong 4 năm. Tuy nhiên, ông vẫn không ngừng hoàn thiện bức tranh trong nhiều năm và thậm chí mang theo đến Pháp, nơi Mona Lisa được vị vua Pháp Francois I mua lại với giá 4.000 écus vàng. Ngoại trừ lần bức tranh bị đánh cắp khỏi bảo tàng Louvre 400 năm sau, ‘Mona Lisa’ đã ở lại Pháp kể từ đó.


    Một số giả thuyết khác lại cho rằng bức tranh không thuộc về bất cứ hình mẫu nào nên bức họa Mona Lisa không bao giờ được trao cho chính nguyên mẫu trong tranh. Thay vào đó, Mona Lisa là sự kết hợp của một số phụ nữ để tạo thành mẫu người phụ nữ lý tưởng của Leonardo.


    Lại có giả thuyết khác cho rằng Mona Lisa bắt nguồn từ trí tưởng tượng của Leonardo. Và tất nhiên, những giả thuyết này chưa từng có lời giải đáp thỏa đáng.

    Leonardo chưa bao giờ giao bức tranh cho chủ nhân thực sự
    Leonardo chưa bao giờ giao bức tranh cho chủ nhân thực sự
    Leonardo chưa bao giờ giao bức tranh cho chủ nhân thực sự
    Leonardo chưa bao giờ giao bức tranh cho chủ nhân thực sự
  8. Có thể lý do Lisa del Giocondo không bao giờ nhận được bức tranh chính bởi vì cô ấy không phải là nguyên mẫu. Một giả thuyết cho rằng Mona Lisa thực sự là bức chân dung tự họa của đại danh họa Leonardo da Vinci.


    Năm 2010, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu kiểm tra giả thuyết chân dung tự họa bằng cách cố gắng khai quật hài cốt của cố họa sĩ. Họ đã lên kế hoạch xác định niên đại carbon và xét nghiệm ADN phần còn lại để đảm bảo ngôi mộ là của Leonardo. Các chuyên gia không chắc liệu ngôi mộ tại Nhà nguyện Thánh Hubert tại Thung lũng Loire của Pháp có phải là của ông hay không vì nơi an nghỉ ban đầu của ông tại Chateau Amboise đã bị phá hủy trong cuộc Cách mạng Pháp.

    Mặc dù ý tưởng về chân dung tự họa vẫn chỉ là giả thuyết, nhưng đối với một tính cách như Leonardo, người được biết đến là một người tinh quái và táo bạo, yêu thích những câu đố, biểu tượng và những thứ bị che giấu, thì còn điều bí ẩn hơn để che giấu ngoài khuôn mặt của chính mình?

    Một số nhà sử học tin rằng Mona Lisa là bức chân dung tự họa
    Một số nhà sử học tin rằng Mona Lisa là bức chân dung tự họa
    Một số nhà sử học tin rằng Mona Lisa là bức chân dung tự họa
    Một số nhà sử học tin rằng Mona Lisa là bức chân dung tự họa
  9. Nguyên mẫu "chưa xác định" là Lisa del Giocondo trong lịch sử đã sinh 6 người con và Leonardo da Vinci có thể đã vẽ cô sau khi một trong những đứa trẻ đó ra đời. Khi các nhà nghiên cứu tạo ra hình ảnh 3D của Mona Lisa, họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy chiếc khăn quàng qua vai của cô là trong suốt. Loại mạng che mặt mỏng này được gọi là "guarnello" - đây là loại mạng che mặt thường được phụ nữ mặc trong thời kỳ Phục hưng Italy khi mang thai.


    Các nhà sử học tin rằng bức tranh đã được chồng của Lisa, ông Francesco đặt làm để kỷ niệm sự ra đời của cậu con trai thứ hai. Kể từ khi Leonardo bắt đầu vẽ bức tranh vào năm 1503, điều đó hoàn toàn trùng khớp với sự ra đời của con trai họ, cậu bé Andrea, sinh năm 1502. Bản quét 3D cũng đã tiết lộ kiểu tóc thật của nàng Mona Lisa. Phần lớn tóc của cô được búi cao và đầu được che bằng mạng che mặt.


    Thật khó để nhận ra trong tình trạng hiện tại vì bức họa Mona Lisa đã tối dần theo thời gian.

    Mona Lisa đeo một loại mạng che mặt mỏng dành cho phụ nữ mang thai
    Mona Lisa đeo một loại mạng che mặt mỏng dành cho phụ nữ mang thai
    Mona Lisa có thể đã mang thai?
    Mona Lisa có thể đã mang thai?
  10. Bức họa Mona Lisa cao 77 cm, rộng 53 cm, là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng bậc nhất thế giới. Bức họa nổi tiếng này từng nhiều lần bị tấn công.


    Năm 1956, một người hắt acid sulfuric vào bức tranh, khiến phần dưới tác phẩm bị tổn hại. Vài tháng sau, một khán giả người Bolivia ném đá vào Mona Lisa... Vì thế, bảo tàng đã tăng cường bảo vệ, biến Mona Lisa thành bức tranh được canh giữ nghiêm ngặt bậc nhất thế giới.


    Theo trang Marca, ngày 29/5/2022 có một người đàn ông đội tóc giả, ngồi xe lăn để tiếp cận tác phẩm tại Viện bảo tàng Louvre. Khi tới gần bức tranh, người này bứt tóc giả xuống, tạt kem sữa về phía tác phẩm và nói: "Một số kẻ đang hủy hoại Trái đất, hãy nghĩ cho Trái đất". Trong lần tấn công này, bức họa Mona Lisa đã không bị ảnh hưởng gì bởi đã được che chắn bởi kính chống đạn, còn người đàn ông sau đó bị bảo vệ đưa ra ngoài.

    Mona Lisa bị tạt kem
    Mona Lisa bị tạt kem
    Mona Lisa là bức tranh được canh giữ nghiêm ngặt bậc nhất thế giới
    Mona Lisa là bức tranh được canh giữ nghiêm ngặt bậc nhất thế giới




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy