Top 10 Thần thoại nổi tiếng nhất Thế giới

Anh Đinh 41667 0 Báo lỗi

Thần thoại (chuyện kể về các vị thần) là 1 trong những thể loại đầy kỳ bí, thu hút. Chúng ta thường biết những câu chuyện hấp dẫn trong Thần thoại Hy Lạp, Thần ... xem thêm...

  1. Chắc hẳn bạn đọc không còn lạ gì đến truyền thuyết Adam và Eva, truyền thuyết về "thiên thần sa ngã" Lucifer trở thành quỷ Satan, hay câu chuyện Chúa Jesus bị đóng đinh trên thánh giá. Tất cả những câu chuyện kinh điển bên trên đều là 1 phần trong Kinh thánh Christian (bibel), hay thường được gọi là Công giáo.


    Kinh thánh Christian có khởi nguồn chung với Kinh Torah của người Do Thái và Qu'ran của người Hồi giáo, tất cả đều có khởi nguồn từ Abraham. Trong kinh Cựu Ước, khởi nguồn của Thế giới trong Kinh thánh Christian cũng như trong Do Thái giáo, Hồi giáo, đó là do Thượng Đế sáng tạo ra. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Kinh thánh Christian đó là tập trung vào phần Tân Ước, kể về Chúa Jesus giáng thế, giảng đạo, thu thập đệ tử, bị đóng đinh trên thánh giá và tái sinh.


    Trải qua hơn 2000 năm phát triển, Kinh thánh Christian đã vượt qua biên giới Do Thái - quê hương của Chúa Jesus, để trở thành tôn giáo chính ở các nước Phương Tây, đặc biệt là Italia, Anh, Pháp, Mỹ, Brazil... Cho đến ngày nay, không riêng gì những người theo Công giáo mà rất nhiều người tin vào Kinh thánh Christian, tin tưởng có Chúa thực sự. Nhiều câu chuyện trong Kinh thánh Christian đã trở thành kinh điển của nền văn minh nhân loại, như truyện Adam và Eva ăn trái cấm, bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng, "thiên thần sa ngã" Lucifer chống lại Chúa, bị các thiên thần khác cầm đầu bởi Michael đánh bại, đày ải xuống địa ngục thành Quỷ Satan; Chúa Jesus bị đóng đinh trên thánh giá...


    Với sự phổ biến như vậy, Kinh thánh Christian chính là cái tên đứng đầu Top 10 thần thoại nổi tiếng nhất Thế giới, dù không phải thần thoại của riêng quốc gia nào.

    Hình ảnh Chúa Jesus bị đóng đinh trong Kinh thánh Christian
    Hình ảnh Chúa Jesus bị đóng đinh trong Kinh thánh Christian
    Kinh thánh Christian
    Kinh thánh Christian

  2. Trong số các thần thoại quốc gia, nổi tiếng nhất là Thần thoại Hy Lạp. Từng thống trị tôn giáo của nền văn minh lớn nhất 3000 năm trước, thần thoại Hy Lạp có ảnh hưởng sâu rộng tới nền văn minh Phương Tây.


    Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo họ. Chúng là một phần của tôn giáo Hy Lạp cổ đại và nay là một phần của một tôn giáo hiện đại lưu hành ở Hy Lạp và trên thế giới gọi là Hellenismos. Các học giả hiện đại tham khảo và nghiên cứu các truyện thần thoại này để rọi sáng vào các thể chế tôn giáo, chính trị Hy Lạp cổ đại, nền văn minh của nó cũng như để tìm hiểu về bản thân sự hình thành huyền thoại. Thần thoại Hy Lạp được xem là mang tính logic hơn các thần thoại khác vì nó giải thích một cách rõ ràng và có lý như thế giới được tạo ra như thế nào và những câu chuyện thần thoại liên quan đến nhiều sự kiện có thật.


    Thần thoại Hy Lạp bắt đầu với việc hình thành vũ trụ từ đống hỗn độn (Chaos), khởi sinh ra các vị thần nguyên thủy, các người khổng lồ Titan, quỷ một mắt Cyclop; rồi các cuộc chiến tranh giữa các vị thần già và thần trẻ cho tới khi Thần Zeus (thường được gọi là Thần Dớt) - cầm đầu phe thần trẻ, giành chiến thắng và cai trị các vị thần trên đỉnh Olympia. Có nhiều nhân vật trong Thần thoại Hy Lạp đã trở nên nổi tiếng, như Thần Zeus (Dớt), Poseidon (thần biển cả), Hades (thần địa ngục), Athena (thần chiến tranh), Hercules (Héc-quyn), Achiles (A-sin), Medusa (quỷ nữ đầu rắn)... Bên cạnh đó, nhiều câu chuyện và biểu tượng trong Thần thoại Hy Lạp cũng vô cùng nổi tiếng, như "gót chân Achiles", "12 chiến công của Hercules", "chiến tranh thành Trois", "bộ lông cừu vàng", "ngọn lửa Prometheus", "chiếc hộp Pandora", "chiến công giết Medusa của Theseus"...

    Thần thoại Hy Lạp
    Thần thoại Hy Lạp
    Thần thoại Hy Lạp
    Thần thoại Hy Lạp
  3. Ở Châu Âu, một thần thoại khác nổi tiếng không kém gì Thần thoại Hy Lạp, đó là Thần thoại Bắc Âu. Nếu như Thần thoại Hy Lạp đến từ phương Nam, thì Thần thoại Bắc Âu đến từ phương Bắc, và là thần thoại chung của các nước Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Iceland, Đức... Khác với Kinh thánh được viết ra thành sách, hoặc Thần thoại Hy Lạp được kể lại từ những người hát rong và được các nhà tri thức Athen sưu tập lại, Thần thoại Bắc Âu chỉ được kể lại thông qua các câu chuyện truyền miệng, nhưng người Bắc Âu lại có niềm tin mạnh mẽ vào những vị thần của mình.


    Đó là những vị thần nổi tiếng như Odin (thần chiến tranh), Thor (thần sấm), Njord (thần gió, biển cả và lửa), Frey (thần thời tiết, sự sinh sôi), Hod (thần mùa đông và bóng tối), Loki (thần gian xảo, lừa lọc)... Trong đó, nổi tiếng nhất chính là Thần Odin và Thor. Các vị thần trong Thần thoại Bắc Âu sống ở cung điện Asgard. Trong Thần thoại Bắc Âu có thiên đường, giống với Kinh thánh, điều mà Thần thoại Hy Lạp không có. Thiên thần trong Thần thoại Bắc Âu là Vanaheim.


    Thần thoại Bắc Âu bắt đầu phát triển mạnh dưới thời Viking, khi những chiến binh Viking từ phương Bắc đem quân xâm lược các vùng đất nước Anh, Scotland, Đức. Vào giai đoạn này, Thần thoại Bắc Âu bị những người theo Công giáo gọi là tà đạo và đã có một cuộc chiến mang tính tôn giáo song hành với cuộc chiến tranh đất đai.

    Thần Odin trong Thần thoại Bắc Âu
    Thần Odin trong Thần thoại Bắc Âu
    Thần thoại Bắc Âu
    Thần thoại Bắc Âu
  4. Trong khi đó ở phương Đông, Thần thoại Trung Hoa lại được xem như là thần thoại phổ biến nhất. Ra đời từ thời Tam hoàng Ngũ đế ở Trung Quốc khi xưa, Thần thoại Trung Hoa trở thành tín ngưỡng chính trên toàn cõi Trung Hoa, được gia cố thêm bằng tư tưởng Đạo giáo của Lão Tử và tồn tại qua các thời đại.


    Trong Thần thoại Trung Hoa, các vị thần tiên sống ở trên trời. Người đứng đầu, cai quản toàn cõi là Ngọc hoàng thượng đế. Sau đó có một loạt các thần theo các cấp bậc khác nhau, tiêu biểu như Vương Mẫu Nương Nương, Thái Thượng Lão Quân, Thái Bạch Kim Tinh, Linh Bảo Thiên Tôn, Nam Tào, Bắc Đẩu, Phúc Tinh, Lộc Tinh, Thọ Tinh...


    Ban đầu, Thần thoại Trung Hoa chỉ bao gồm các câu chuyện về sự hình thành của trời đất, sự vật, hiện tượng... như Nữ Oa vá trời, Bàn Cổ khai thiên lập địa, nàng Tinh Vệ lấp biển... Sau đó, hệ thống thần thoại kết nối với nhau, từ Nữ Oa là người đứng đầu, đại diện cho mẫu hệ, chuyển giao sang Ngọc hoàng, đại diện cho phụ hệ. Nhiều vị thần khác được đặt tên theo các sao và ngũ hành Thái Bạch Kim Tinh, Nam Tào, Bắc Đẩu... Một số thần mới cũng được đưa vào Thần thoại Trung Hoa từ truyền thuyết phong thần như Lý Thiên Vương, Na Tra, Nhị Lang Thần, Khương Tử Nha... Một số thần tiên khác lại dựa trên câu chuyện dân gian như ông Tơ bà Nguyệt, ngưu Lang chức Nữ. Và Thần thoại Trung Hoa còn có cả nhiều loại yêu tinh như Hồ Ly Tinh, Bạch Cốt Tinh...


    Nhìn chung, Thần thoại Trung Hoa tương đối phức tạp, là sự pha trộn giữa các câu chuyện dân gian, Đạo giáo, các tác phẩm văn học như Phong thần diễn nghĩa, Liêu trai chí dị, Tây Du Ký... Tuy nhiên, Thần thoại Trung Hoa lại rất được người dân tin, thậm chí đến thời hiện đại. Thần thoại Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nước xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam. Đến nay, tại Việt Nam, chúng ta vẫn còn có phong tục thờ cúng nhiều vị thần trong Thần thoại Trung Hoa như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Táo Quân, Thổ Địa, Thần Tài, Phúc-Lộc-Thọ...

    Thiên đình trong Thần thoại Trung Quốc
    Thiên đình trong Thần thoại Trung Quốc
    Thần thoại Trung Hoa
    Thần thoại Trung Hoa
  5. Thần thoại Ai Cập là tập hợp các thần thoại từ Ai Cập cổ đại, mô tả hành động của các vị thần Ai Cập như một phương tiện để hiểu thế giới xung quanh. Những niềm tin mà những huyền thoại này thể hiện là một phần quan trọng của tôn giáo Ai Cập cổ đại. Thần thoại xuất hiện thường xuyên trong các tác phẩm văn học và nghệ thuật của Ai Cập, đặc biệt là trong truyện ngắn và trong các tài liệu tôn giáo như thánh ca, văn bản nghi lễ, văn bản tang lễ và trang trí đền thờ. Những nguồn này hiếm khi chứa một văn bản hoàn chỉnh của một huyền thoại và thường chỉ mô tả các đoạn ngắn.

    Lấy cảm hứng từ các chu kỳ của tự nhiên, người Ai Cập đã thấy thời gian ở hiện tại là một loạt các mô hình mang tính định kỳ, trong khi các khoảng thời gian xa xôi nhất là tuyến tính. Thần thoại được thiết lập trong những thời điểm sớm nhất này, và thần thoại đặt ra mô hình cho các chu kỳ của hiện tại. Các sự kiện hiện tại lặp lại các sự kiện của huyền thoại, và khi làm như vậy đổi mới maat, trật tự cơ bản của vũ trụ. Trong số các tập phim quan trọng nhất từ quá khứ thần thoại là các huyền thoại sáng tạo, trong đó các vị thần tạo thành vũ trụ thoát khỏi sự hỗn loạn nguyên thủy; những câu chuyện về triều đại của thần mặt trời Ra trên Trái Đất; và huyền thoại Osiris, liên quan đến cuộc đấu tranh của các vị thần Osiris, Isis và Horus chống lại vị thần gây rối Set. Các sự kiện từ hiện tại có thể được coi là huyền thoại bao gồm hành trình hàng ngày của Ra trên khắp thế giới và đối tác thế giới khác của nó, Duat. Các chủ đề lặp đi lặp lại trong các tập phim thần thoại này bao gồm xung đột giữa những người nắm giữ maat và các lực lượng gây rối, tầm quan trọng của pharaoh trong việc duy trì maat, và cái chết liên tục và tái sinh của các vị thần.

    Các chi tiết của các sự kiện thiêng liêng này khác nhau rất nhiều từ văn bản này sang văn bản khác và thường có vẻ mâu thuẫn. Thần thoại Ai Cập chủ yếu là ẩn dụ, chuyển bản chất và hành vi của các vị thần thành thuật ngữ mà con người có thể hiểu được. Mỗi biến thể của một huyền thoại đại diện cho một quan điểm biểu tượng khác nhau, làm phong phú thêm sự hiểu biết của người Ai Cập về các vị thần và thế giới.

    Thần thoại học ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Ai Cập. Nó truyền cảm hứng hoặc ảnh hưởng đến nhiều nghi lễ tôn giáo và cung cấp nền tảng tư tưởng cho vương quyền. Cảnh và biểu tượng từ thần thoại xuất hiện trong nghệ thuật trong các ngôi mộ, đền thờ và bùa hộ mệnh. Trong văn học, thần thoại hoặc các yếu tố của chúng đã được sử dụng trong các câu chuyện từ hài hước đến ngụ ngôn, chứng minh rằng người Ai Cập thích nghi thần thoại để phục vụ nhiều mục đích khác nhau, Thần thoại Ai Cập cũng là 1 trong Top 10 thần thoại nổi tiếng nhất Thế giới.

    Các vị thần trong Thần thoại Ai Cập
    Các vị thần trong Thần thoại Ai Cập
    Thần thoại Ai Cập
    Thần thoại Ai Cập
  6. Thần thoại Ấn Độ giáo là những câu chuyện được tìm thấy trong các văn bản Ấn Độ giáo như văn học Vệ Đà, sử thi như Mahabharata và Ramayana, Purana, văn học khu vực như Periya Puranam. Thần thoại Ấn Độ giáo cũng được tìm thấy trong các văn bản phổ biến được dịch rộng rãi như Panchatantra và Hitopadesha, cũng như các văn bản Đông Nam Á. Thần thoại Ấn Độ giáo thường không có cấu trúc nguyên khối nhất quán. Cùng một huyền thoại thường xuất hiện trong các phiên bản khác nhau, và có thể được thể hiện khác nhau qua các truyền thống tôn giáo-xã hội. Những huyền thoại này cũng đã được ghi nhận đã được sửa đổi bởi các trường phái triết học khác nhau theo thời gian và đặc biệt là trong truyền thống Ấn Độ giáo. Những huyền thoại này được thực hiện để có ý nghĩa sâu sắc hơn, thường mang tính biểu tượng và đã được đưa ra một loạt các diễn giải phức tạp.

    Để hiểu được tư tưởng và văn hóa Ấn Độ, kiến thức về thần thoại Ấn Độ là không thể thiếu. Trong những năm gần đây, thần thoại Ấn Độ chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực thần thoại so sánh. Thần thoại Ấn Độ thường được chia thành thần thoại Vedas và thần thoại sử thi và Prana.

    Nếu như Ai Cập là cái nôi của nền văn minh phương Tây thì Ấn Độ là cái nôi của nền văn minh phương Đông. Thần thoại Ấn Độ có ảnh hưởng lớn tới quốc gia đông dân thứ nhì thế giới, và còn ảnh hưởng tới các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia, Thái Lan; và cả nền văn minh Java, Champa, Khmer trước đây của Đông Nam Á. Trong Thần thoại Ấn Độ, 3 vị thần quan trọng nhất được gọi là Trimurti, đó là Thần Brahma (Đấng tạo hóa), Thần Vishnu (Đấng bảo hộ), Thần Shilva (Đấng hủy diệt). Bên cạnh đó còn có các thần A-tu-la khác.

    3 vị thần trong thần thoại Ấn Độ
    3 vị thần trong thần thoại Ấn Độ
    Thần thoại Ấn Độ
    Thần thoại Ấn Độ
  7. Kinh Thánh Hebrew là phần chung của Kinh Thánh quy điển của Do Thái giáo và Kitô giáo. Tên gọi này được sử dụng bởi hầu hết các học giả Kinh Thánh trong môi trường học thuật vì nó là thuật ngữ không thiên vị khi đề cập đến Tanakh và Cựu Ước. Chữ Hebrew ở đây liên quan đến tiếng Hebrew hay người Hebrew (đặc biệt đề cập đến người Do Thái, sử dụng tiếng Hebrew làm ngôn ngữ nói ở Israel, hoặc làm ngôn ngữ cầu nguyện và học thuật trong cộng đồng dân tộc) hay cả hai.

    Vì là phần chung của quy điển Kinh Thánh Hebrew giáo và Kitô giáo nên nó không bao gồm các Thứ Kinh, phần lớn từ Bản Bảy Mươi tiếng Hy Lạp, được dùng trong Cựu Ước của các giáo hội Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương; vì vậy thuật ngữ "Kinh Thánh Hebrew" chỉ tương ứng với Cựu Ước của các giáo hội Tin Lành.


    Kinh thánh Hebrew là phần sáng thế ký trong Ngũ thư (kinh Torah) của người Do Thái. Vốn dĩ, Kinh thánh Hebrew và Kinh thánh Christian đều cùng sinh ra từ Abraham. Thậm chí Kinh thánh Hebrew còn ra đời trước Kinh thánh Christian và được người Công giáo coi như là gốc tích của phần Cựu Ước trong Kinh thánh.


    Bởi vậy, về cơ bản các câu chuyện về Chúa trời, Adam, Eva... đến trước khi Chúa Jesus đều nằm trong Kinh thánh Hebrew. Trong Kinh thánh Hebrewb có một số câu chuyện kinh điển, đó là Abraham được sứ mệnh kể lại về Chúa Trời, Noah cứu các loài vật khỏi đại hồng thủy, và đặc biệt là sự tích Moses rẽ nước cứu người Do Thái thoát khỏi ách nô lệ của người Ai Cập.

    Moses trong Thần thoại Hy Lạp
    Moses trong Thần thoại Hy Lạp
    Kinh thánh Hebrew (Do Thái)
    Kinh thánh Hebrew (Do Thái)
  8. Thần thoại La Mã là các đức tin của người La Mã cổ đại, chịu ảnh hưởng lớn của thần thoại Hy Lạp và các nền tôn giáo khác như Ai Cập, Ba Tư. Thần thoại La Mã là cơ thể của những câu chuyện truyền thống liên quan đến nguồn gốc huyền thoại và hệ thống tôn giáo cổ của Rome, như được đại diện trong các tài liệu và hình ảnh nghệ thuật của người La Mã. "Thần thoại La Mã" cũng có thể tham khảo các nghiên cứu hiện đại của các đại diện, và chủ đề là như đại diện trong văn học và nghệ thuật của các nền văn hóa khác trong bất kỳ khoảng thời gian.


    Làm chủ phương Tây trong một khoảng thời gian dài, Thần thoại La Mã cũng là một trong Top 10 thần thoại nổi tiếng nhất Thế giới. Mặc dù là kẻ chinh phục nhưng nền văn minh của Đế chế La Mã lại bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Hy Lạp. Bởi vậy, Thần thoại La Mã chính là Thần thoại Hy Lạp dịch ra tiếng Latin và biến tấu đi đôi chút.


    Trong Thần thoại La Mã, Jupiter chính là thần Zeus, Neptune là Poseidon, Mars là Ares, Cupid là Eros, Venus là Aphrodite, Diana là Athena... Nổi tiếng nhất trong Thần thoại La Mã chính là thần tình yêu Cupid, với hình ảnh một cậu bé có đôi cánh thiên thần, cầm cung tình nhân. Bên cạnh đó, tên các thần trong Thần thoại La Mã cũng được các nhà khoa học đặt cho tên các ngôi sao trong hệ mặt trời. Đó là Jupiter (sao Mộc), Mars (sao Hỏa), Mercury (sao Thủy), Pluto, Venus (sao Kim), Saturn (sao Thổ), Uranus (sao Thiên Vương), Neptune (sao Hải Vương).

    Thần thoại La Mã
    Thần thoại La Mã
    Thần thoại La Mã
    Thần thoại La Mã
  9. Không phải là một thần thoại chính thống nhưng Các truyền thuyết Ả Rập cũng rất nổi tiếng, được xem như là thần thoại của người Ả Rập và người Hồi giáo. Trong Hồi giáo, câu chuyện nổi tiếng nhất chính là nhà tiên tri Mohammed được Chúa trời (Allah trong tiếng Ả Rập) trao cho khải huyền và quyền dẫn dắt nhân loại. Mohammed được người Hồi giáo gọi là "nhà tiên tri vĩ đại" hoặc "sứ giả của thượng đế".


    Bên cạnh đó, Các truyền thuyết Ả Rập còn có những câu chuyện nổi tiếng khác như Aladdin và cây đèn thần, Ali Baba và 40 tên cướp. Tất cả đều được kể lại trong bộ Nghìn Lẻ Một Đêm rất nổi tiếng được biên soạn bằng tiếng Ả Rập trong thời đại hoàng kim của Hồi giáo.

    Các truyền thuyết Ả Rập
    Các truyền thuyết Ả Rập
    Các truyền thuyết Ả Rập
    Các truyền thuyết Ả Rập
  10. Và cuối cùng trong Top 10 thần thoại nổi tiếng nhất Thế giớiCác truyền thuyết của người Celt. Người Celt là một tập hợp các bộ tộc người Châu Âu cổ, từng sinh sống ở khắp các vùng Châu Âu. Sau sự bành trướng của Đế chế La Mã, sau đó là của các tộc người Anglo-Saxon, người Viking, người Celt ngày càng thu hẹp lại đến các vùng hẻo lánh ở Châu Âu, giờ tập trung chủ yếu ở Ireland, Wales, Scotland và Macedonia.


    Các truyền thuyết của người Celt đa phần tập trung vào các vị thần tự nhiên như thần rừng, các thần thú vật, cùng với đó là các câu chuyện ma quỷ. Nếu như Ireland là quê hương của câu chuyện về Jack có đầu bí ngô từ cõi người chết về mặt đất, nổi tiếng trong Halloween thì Macedonia chính là nơi mà truyền thuyết về Dracula cùng ma cà rồng bắt đầu.

    Truyền thuyết Halloween trong các truyền thuyết của người Celt
    Truyền thuyết Halloween trong các truyền thuyết của người Celt
    Các truyền thuyết của người Celt
    Các truyền thuyết của người Celt

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy