Top 10 Thói quen gây hại cho răng của bạn

NChip's Dung Lê 226 0 Báo lỗi

Răng là bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, chúng ta lại vô tình làm tổn thương răng vì những thói quen hằng ngày của ... xem thêm...

  1. Ăn đá lạnh nhiều có thể làm hỏng men răng và gây ra các vết nứt hoặc rạn ở răng, có thể dẫn đến các vấn đề khác như răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ và đau. Đây chắc hẳn là một thói quen của đa số chúng ta và bạn cứ nghĩ rằng nếu chỉ nhai một tí sẽ không sao cả.


    Nhưng sự thật là những thức ăn quá nóng hoặc lạnh sẽ làm tê răng ngay lập tức, và sau đó có thể gây đau răng kéo dài. Chưa kể đá rất cứng nên có thể làm tổn thương, thậm chí nứt răng. Vì thế, dù có thể bạn rất thích cảm giác giòn rụm của đá khi nhai trong miệng nhưng bạn nên từ bỏ thói quen xấu này nhé!

    Nhai đá sẽ làm hỏng men răng nhanh chóng.
    Nhai đá sẽ làm hỏng men răng nhanh chóng.
    Nhai đá lạnh
    Nhai đá lạnh

  2. Một chiếc khuyên độc đáo ở lưỡi có thể khiến bạn trông thật ngầu, nhưng nó mang theo nguy cơ cao những căn bệnh về nướu hoặc nhiễm trùng miệng. Xỏ lỗ khuyên lưỡi cũng có thể tăng cao có nguy cơ chảy máu và mất máu. Bởi vì đây là khu vực có rất nhiều mạch máu.

    Không những thế, các món đồ trang sức có thể gây ra nhiều vấn đề xấu đến sức khỏe như nó có thể vỡ ra trong miệng và dẫn đến bị nghẹt thở. Ngoài ra, nó có thể gây sứt mẻ răng khi ăn, ngủ, nói chuyện hoặc nhai nó. Nếu vết vỡ đi sâu vào răng, nó có thể làm tổn thương răng hoặc cần rút tủy răng để khắc phục nó.

    Xâu khuyên không làm bạn đẹp hơn mà khiến răng bạn dễ bị tổn thương.
    Xâu khuyên không làm bạn đẹp hơn mà khiến răng bạn dễ bị tổn thương.
    Xỏ khuyên lưỡi hoặc môi
    Xỏ khuyên lưỡi hoặc môi
  3. Nghiến răng là một thói quen không hiếm nhưng nếu bạn nghiến răng thường xuyên, đặc biệt là khi ngủ, thì đây là một chứng bệnh gọi là chứng nghiến răng khi ngủ (sleep bruxism). Nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra thường xuyên thì không những gây khó chịu cho người ngủ cùng mà răng và hàm của bạn còn có thể bị tổn thương và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.


    Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két khi ngủ. Chứng này có thể gây ảnh hưởng xấu tới men răng, đau răng, hàm và mặt hay trầm trọng hơn là rối loạn thái dương hàm, đau khớp hàm và cơ hàm mãn tính. Nếu bạn nghiến răng trong lúc ngủ, giải pháp là hãy cố thư giãn thoải mái và đừng để đầu óc bị áp lực trước khi đi ngủ.

    Nghiến răng cũng là nguyên nhân khiến răng bạn bị tổn thương.
    Nghiến răng cũng là nguyên nhân khiến răng bạn bị tổn thương.
    Nghiến răng
    Nghiến răng
  4. Nhiều phụ huynh với tâm lý “cắt nhanh bệnh” cho con, nên thậm chí còn dự trữ siro ho sẵn trong tủ lạnh để bất cứ khi nào con ho hắng là có thuốc để dùng ngay. Thật bất ngờ, thuốc ho dạng uống (si-rô ho) không hề tốt cho răng. Dù được dùng như một loại thuốc chữa ho, tuy vậy thuốc vẫn chứa thành phần đường.


    Vi khuẩn trong các mảng bám sẽ biến đường thành axit và bắt đầu ăn mòn răng bạn, thậm chí gây sâu răng. Vì vậy, sau khi sử dụng thuốc ho dạng uống, bạn tốt nhất hãy đi đánh răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng nhé.

    Nên đánh răng sau khi dùng các loại siro.
    Nên đánh răng sau khi dùng các loại siro.
    Lạm dụng si-rô ho hoặc không đánh răng sau khi uống si-rô ho
    Lạm dụng si-rô ho hoặc không đánh răng sau khi uống si-rô ho
  5. Nước ngọt ngày nay là thức uống ưa thích của nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Nó còn được nhiều người lựa chọn trong những bữa ăn, buổi tiệc vì tạo được cảm giác kích thích ngon miệng. Tuy nhiên, tác hại của các loại nước ngọt có ga đối với cơ thể không hề nhỏ và không phải ai cũng biết. Đặc biệt, nguy cơ nước ngọt làm hư răng nhưng hầu như lại không được chúng ta quan tâm chú ý, nước ngọt chính là kẻ thù lớn gây hại đối với hàm răng của bạn.


    Một lon nước soda (nước giải khát có ga) có thể tương đương với 11 muỗng cà phê đường. Không chỉ vậy, nước ngọt nói chung cũng chứa axit photphoric và citric ăn mòn men răng. Bên cạnh đó, một số loại thức uống dành cho người ăn kiêng có thể giúp bạn thoát khỏi nguy cơ tiểu đường, nhưng có thể bạn sẽ phải đối mặt với các axit tạo vị ngọt trong các đồ uống này.

    Các loại nước có ga là thủ phạm làm hỏng răng bạn.
    Các loại nước có ga là thủ phạm làm hỏng răng bạn.
    Nước giải khát có ga
    Nước giải khát có ga
  6. Chắc hẳn ai cũng đều hiểu chức năng chính của răng là để nhai thức ăn chứ không phải là công cụ để mở đồ vật. Chúng ta thấy rằng nó tiện trong vài giây nhưng mỗi lần bạn dùng răng mở đồ vật là tăng nguy cơ bị nứt răng.


    Mở nắp chai, túi nhựa,… bằng răng có thể rất tiện lợi nhưng chắc chắn sẽ được liệt vào “sổ đen” của nha sĩ. Việc dùng răng vào việc mở các thứ sẽ khiến răng bị yếu và dễ nứt, thậm chí bị gãy. Chính vì vậy, bạn hãy dùng kéo hoặc dụng cụ mở nắp chai thay cho răng bạn nhé.

    Không nên dùng răng để mở các đồ vật.
    Không nên dùng răng để mở các đồ vật.
    Dùng răng để mở đồ vật
    Dùng răng để mở đồ vật
  7. Cà phê là thức uống có hàm lượng axit cao, các axit có thể làm mềm và suy yếu men răng của bạn. Cà phê càng tiếp xúc trực tiếp với răng, nguy cơ gây mòn men răng của bạn càng lớn. Bởi vậy, để hạn chế tác động này, bạn nên sử dụng một chiếc ống hút khi uống cà phê.


    Hãy chọn nước thay vì nhấm nháp cà phê suốt cả ngày dài. Nước không chỉ có lợi cho cơ thể mà còn đem lại những tác động tích cực trong việc bảo vệ răng khỏi các mảng bám. Nước giúp răng bạn rửa sạch chất tạo màu, sắc tố sậm màu, các axit và vi khuẩn cũng bị cuốn trôi. Có thể bạn chưa biết, nước bọt của chúng ta chính là chất chống vàng răng tự nhiên vô cùng tuyệt vời. Bổ sung nước cho cơ thể giúp nước bọt được tạo ra nhiều hơn. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên uống một cốc nước lớn ngay sau khi bạn vừa uống cà phê.

    Cà phê là thủ phạm khiến răng bạn không còn trắng sáng.
    Cà phê là thủ phạm khiến răng bạn không còn trắng sáng.
    Uống cà phê
    Uống cà phê
  8. Thuốc lá là một chất gây nghiện nguy hại cho sức khỏe đã được cả thế giới biết đến. Hút thuốc cũng là nguyên nhân chính gây ra nhiều chứng bệnh về răng miệng. Theo thống kê y khoa, những người hút thuốc lá sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng nhiều gấp 3-6 lần cũng như tỉ lệ rụng răng sớm cao gấp 2 lần so với người bình thường.


    Thuốc lá làm tăng mức độ nặng và lan rộng của bệnh vùng quanh răng. Những người hút thuốc có nguy cơ bị viêm lợi nhiều hơn, có nhiều mảng bám răng và cao răng ở cả trên và dưới lợi. Người trẻ hút thuốc nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét, đây là một loại bệnh nặng và nhanh chóng dẫn đến viêm quanh răng hoại tử loét, cuối cùng là mất răng. Những người có sức khỏe tốt mà hút thuốc kéo dài nhiều năm sẽ có nguy cơ bị viêm quanh răng mạn tính, bệnh tiến triển từ từ làm lung lay nhiều răng.

    Thuốc lá là nguyên nhân làm cho răng bạn bị ố vàng và mắc các bệnh nguy hiểm.
    Thuốc lá là nguyên nhân làm cho răng bạn bị ố vàng và mắc các bệnh nguy hiểm.
    Hút thuốc
    Hút thuốc
  9. Chải răng là một trong những bước quan trọng để giữ cho răng miệng khỏe mạnh, tuy nhiên đánh răng quá mạnh có thể làm mòn lớp men răng, dẫn đến việc răng mất đi lớp bảo vệ, bị ê buốt và đau nhức. Chải răng mạnh cũng có thể khiến nướu bị tụt vào hoặc bị đẩy ra khỏi răng dẫn tới tình trạng lộ chân răng, gây nhiễm trùng nướu răng.


    Theo nghiên cứu của các bác sĩ cũng cho biết không có cách nào để phục hồi men răng bị mất hoặc tụt nướu, do đó mọi người cần thật cẩn thận trong quá trình vệ sinh răng, các tốt nhất là nên dùng bàn chải đánh răng có lông mềm.

    Chải răng quá mạnh
    Chải răng quá mạnh
    Chải răng quá mạnh
    Chải răng quá mạnh
  10. Khi bạn dùng tăm để xỉa bỏ các loại thức ăn thừa, các mảng bám đó ra thì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn do tăm thường không được sạch sẽ hoặc có tẩm hóa chất. Thậm chí nguy hiểm hơn là bạn chọc vào phần lợi làm rách lợi gây chảy máu. Vi khuẩn trên tăm và trong khoang miệng gây viêm cho răng, nếu thường xuyên phải chịu tổn hại từ việc xỉa răng bằng tăm thì lợi và xương chân răng của bạn sẽ dần dần nhỏ lại và xuất hiện các khe nhỏ khiến cho hàm răng của bạn bị thưa ra.

    Các chuyên gia sức khỏe răng miệng còn khuyên cáo thêm rằng, thói quen xỉa răng bằng tăm trong thời gian dài sẽ khiến cho tình trạng tiêu xương diễn ra nhanh hơn vì thế các kẽ hở giữa các răng ngày càng rộng hơn và răng sẽ thưa hơn mức ban đầu. Làm cho thức ăn khi ăn vào miệng lại càng dễ bị mắc lại hơn.

    Dùng tăm xỉa răng
    Dùng tăm xỉa răng
    Dùng tăm xỉa răng
    Dùng tăm xỉa răng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy