Top 10 Thói quen giúp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhất
Theo thống kê, Việt Nam có 96% nam giới và 38% người ở lứa tuổi 40 mắc bệnh gout (gút). Nguyên nhân gây bệnh chính là do sự tồn đọng axit uric khiến hàm lượng ... xem thêm...chất này tăng đột biến trong máu. Từ đó tạo ra các tinh thể tại khớp nối chân, tay khiến khớp tay, khớp chân sưng, đau. Biến chứng của gout có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh lý này chỉ với cách cải thiện chế độ sinh hoạt của mình. Cùng Toplist những thói quen bạn nên xây dựng để phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhất nhé.
-
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều purine
Purine là một chất tự nhiên trong nhiều thực phẩm. Khi tiêu hóa chất này, cơ thể sẽ sản sinh ra axit uric. Hệ quả là bạn có khả năng mắc bệnh gout nếu cơ thể dung nạp quá nhiều axit uric. Có một số loại thực phẩm giàu purine nhưng tốt cho sức khỏe. Vậy nên thay vì cắt bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm này, bạn hãy tiêu thụ ở mức vừa phải.
Các thực phẩm giàu purine bạn cần hạn chế bao gồm: Thịt hoang dã (thịt nai); Cá hồi, cá ngừ, cá tuyết chấm đen, cá mòi, cá cơm, trai và cá trích; Bia và rượu; Thực phẩm giàu chất béo, chẳng hạn như thịt xông khói, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ (kể cả thịt bê); Thịt nội tạng, ví dụ như gan, phèo, ruột… Thực phẩm chứa hàm lượng purine vừa phải bao gồm: Hầu hết các loại thịt khác, bao gồm cả giăm bông và thịt bò; Gia cầm; Hàu, tôm, cua và tôm hùm.... Cần tăng cường khẩu phần rau xanh, trái cây và chất xơ trong bữa ăn. Bổ sung đủ nước cho cơ thể ít nhất 2 lít mỗi ngày để cơ thể lọc máu, đào thải độc tố tốt hơn, tăng cường quá trình trao đổi chất.
-
Kiểm soát cân nặng
Có thể bạn không biết, thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng mức axit uric trong máu gây bệnh gout. Bên cạnh đó, béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở người trẻ. Nó bao gồm việc tăng huyết áp, cholesterol, nguy cơ mắc bệnh tim. Vì thế, việc duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao là rất quan trọng.
Đừng để bản thân rơi vào tình trạng tăng cân mất kiểm soát như vậy sẽ rất khó để điều chỉnh sức khỏe và ngăn ngừa các dấu hiệu bệnh lý. Không chỉ vậy, việc giảm cân quá nhanh như khi áp dụng fasting cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric. Do đó, bạn nên cố gắng xuống cân một cách bền vững hơn thông qua việc hoạt động thể chất, có một chế độ ăn cân bằng kết hợp với thực phẩm giàu dinh dưỡng.
-
Hạn chế đường trong thực phẩm và đồ uống
Thói quen uống nước có gas, nước ngọt, dùng quá nhiều đồ uống có chứa đường hóa học thực sự không tốt cho cơ thể. Không chỉ thực phẩm giàu đạm mà ngay cả đường cũng được chứng minh là có khả năng thúc đẩy nồng độ axit uric trong máu. Lượng đường này thường được tìm thấy trong các sản phẩm đóng hộp hoặc tinh chế.
Vì thế, bạn nên ưu tiên ăn thực phẩm tươi thay vì sử dụng thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đóng hộp. Bên cạnh đó, đường trong đồ uống đóng chai dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể hơn so với thức ăn. Điều này làm tăng nhanh chóng lượng đường huyết trong cơ thể và gia tăng lượng axit uric. Do đó, bạn nên thay đồ uống có đường bằng cách uống nhiều nước lọc và các loại sinh tố giàu chất xơ hoặc sử dụng đường ăn kiêng để làm quen dần.
-
Uống cà phê
Uống cà phê giúp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả, đây là nghiên cứu được kiểm nghiệm lâm sàng. Cụ thể, kết quả của một cuộc nghiên cứu gân đây cho thấy những phụ nữ uống 1-3 cốc cà phê/ngày có tỉ lệ mắc bệnh giảm 22%, trong khi người uống hơn 4 cốc/ngày giảm tận 57%. Đặc biệt, việc tiêu thụ cà phê còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Điểm thú vị là người mắc bệnh gout cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch hơn nên việc uống cà phê thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, đối với phụ nữ bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi uống cà phê mỗi ngày vì cà phê có một số tác dụng phụ như làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính hay khả năng làm yếu xương khớp, dễ dẫn đến loãng xương, gãy xương. Đây là điểm cần lưu ý kỹ.
-
Chú ý chăm sóc tinh thần, giảm căng thẳng kéo dài
Stress, thói quen ngủ xấu, ít vận động có thể làm tăng khả năng viêm khớp. Tình trạng này có thể khiến mức axit uric tăng cao làm tăng khả năng mắc bệnh gout. Cơ thể căng thẳng, tinh thần căng thẳng nghĩa là cơ thể bạn đang rất mệt mỏi, hãy chú tâm tới nó nhé. Để giảm căng thẳng, bạn có thể tìm đến 1 số môn như thiền định, tập yoga hoặc bất kỳ môn thể thao yêu thích nào khác.
Bạn cũng có thể theo đuổi một thú vui lành mạnh nào đó tăng thời gian thư giãn mỗi ngày. Cải thiện chế độ sinh hoạt bằng cách tránh xa màn hình điện tử 2-3 giờ trước khi đi ngủ, ngủ và thức dậy vào một khung giờ đều đặn. Vào bữa trưa, hãy hạn chế đồ uống chứa caffeine như trà, cà phê sau giờ ăn trưa để không bị mất ngủ. Lối sống lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh gout và nhiều căn bệnh khác. ngăn chặn nhiều căn bệnh nói chung và bệnh gout nói riêng.
-
Hạn chế hoặc tránh dùng rượu
Rượu là một nguồn purin. Vì thế khi cơ thể phân hủy rượu sẽ tạo ra axit uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gout. Rượu cũng làm tăng chuyển hóa các nucleotide, đây là một nguồn cung cấp của purin sẽ được chuyển thành axit uric
Làm giảm dùng rượu bia có khả năng hạn chế nồng độ axit uric và phòng ngừa bệnh gout. Thói quen giúp phòng ngừa bệnh gout ngoài ra, tiêu thụ rượu, bia hoặc các loại đồ uống có cồn có khả năng gây làm chậm lại khả năng bài tiết axit uric của cơ thể. Điều này có thể giúp tăng nồng độ axit uric trong máu và gây ra cơn đau gout. Thậm chí đôi lúc chỉ cần một hoặc hai ly rượu nhỏ cũng có khả năng dẫn đến cơn gout cấp và gây đau đớn dữ dội. -
Trái cây có vị chua
Tất cả các loại trái cây đa phần đều mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Đặc biệt những nhóm trái cây có vị chua thường chứa nhiều vitamin C và khoáng, có tác dụng làm loãng nồng độ acid uric và kháng viêm, giảm đau tốt. Đặc biệt những loại quả như anh đào, dứa, cam, chanh,… thường được khuyên dùng cho bệnh nhân bị gout để phòng ngừa các cơn đau gout cấp tái phát.
Nên chú ý chỉ ăn một lượng trái cây vừa phải, không nên ăn quá nhiều vì có thể khiến bạn gặp phải vấn đề về dạ dày, tiêu hóa. Đồng thời hạn chế các loại trái cây quá ngọt vì chúng chứa nhiều đường fructose. -
Bổ sung thức ăn giàu kali
Kali có thể giúp loại bỏ lượng axit uric, nguyên nhân các đợt tấn công của gút, ra khỏi cơ thể. Thức ăn chứa nhiều kali bao gồm đậu lima, đào khô, dưa đỏ, cải bó xôi đã qua chế biến, hoặc vỏ khoai tây nướng chín.
Nếu bạn chưa sẵn sàng để ăn ít nhất hai loại thực phẩm trong danh sách trên vào mỗi ngày (hoặc bảy loại thực phẩm cho bệnh gút cấp độ nặng), thay vào đó, hãy thử dùng các chất bổ sung kali hay tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ.
-
Các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt
Các thực phẩm là đậu và ngũ cốc thông thường thích hợp để bổ sung năng lượng hằng ngày. Đặc biệt các loại đậu và ngũ cốc như: đậu xanh, đậu nành, yến mạch, gạo nâu và lúa mạch đều mang lại những lợi ích tốt cho tim mạch, huyết áp lẫn đường huyết. Khẩu phần ăn để phòng ngừa bệnh gout tất nhiên không thể thiếu đậu và ngũ cốc là tất nhiên.
Bởi chúng sẽ làm giảm bớt mệt mỏi, cung cấp đủ năng lượng mà không làm tăng acid uric như các nhóm thực phẩm giàu tinh bột khác.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bệnh gout phát triển qua bốn giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, bệnh chưa biểu hiện bằng những triệu chứng cụ thể. Dấu hiệu duy nhất để nhận biết bệnh là nồng độ axit uric cao hơn mức bình thường. Vì không có triệu chứng nên đa số bệnh nhân chỉ phát hiện khi gout chuyển sang giai đoạn thứ hai. Lúc này cơn đau gút cấp tính đầu tiên đã xuất hiện nên việc điều trị dứt điểm bệnh hoàn toàn không khả thi.
Phần lớn bệnh nhân phát hiện nồng độ axit uric cao và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng chuyển biến thành gout. Vì vậy, bạn nên thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm soát nồng độ axit uric. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn có thể khắc phục hoàn toàn nếu thực hiện nghiêm ngặt những chỉ định từ bác sĩ.