Top 10 Thói quen xấu nên thay đổi của người Việt Nam

Thủy Tinh 7524 1 Báo lỗi

Ở xã hội nào thì cũng có người này người kia, người tốt người xấu. Còn người Việt Nam mình thì có những tật xấu gì? Chúng ta hãy cùng thảo luận để tìm ra những ... xem thêm...

  1. Top 1

    Đi muộn

    Đây có lẽ là một trong những thói quen xấu của người Việt Nam mà cần phải thay đổi ngay lập tức. Cứ với cái suy nghĩ hết sức ấu trĩ muộn dăm ba phút thì đã chết ai mà ta gặp biết bao nhiêu rắc rối. Chính vì cái suy nghĩ này mà lịch trình làm việc, lịch trình tổ chức các sự kiện, hội nghị, các chương trình bị trì hoãn và gián đoạn. Khi mà mọi người có thể tới đông đủ, đúng giờ là điều hiếm khi xảy ra. Giả dụ trong giấy mời có ghi rõ thời gian bắt đầu là 2 giờ thì phải tới tận 3 giờ mới tập hợp đủ người.


    Phần lớn mọi người đều mắc thói quen xấu này. Hậu quả mà nó để lại có lẽ bạn sẽ cho là bình thường nhưng lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới bạn. Chắc hẳn sẽ không ai muốn nhận một nhân viên hay đi muộn mà phải không? Rồi chỉ vì cái tình này mà bạn bị trừ lương trong khi cả tuần bạn đã chăm chỉ làm việc? Điều đó là không đáng phải không nào? Bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội chỉ vì thói quen đi muộn thôi đó. Ngay từ bây giờ hãy thay đổi thói quen xấu này nhé!

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

  2. Top 2

    Thích buôn chuyện

    Chen chúc nhau xem một vụ tai nạn chỉ để bàn tán cho thỏa tính hiếu kỳ, xía vào chuyện không phải của mình để đặt điều, xuyên tạc... là những biểu hiện của thói xấu thích xen vào chuyện người khác mà nhiều người Việt đang mắc phải.


    Dường như chúng ta rất là giỏi trong khoản tám chuyện bất chấp thời gian bất chấp địa điểm. Điều này thường xuyên xảy ra ở học sinh là chính. Có thể hai người đó chưa gặp nhau lần nào nhưng cứ hễ ngồi với nhau là có đủ chuyện trên trời dưới đất để bàn tán với nhau như đã quen biết từ lâu.


    Và đôi khi đó có thể là những câu chuyện chẳng có tí giá trị nào, nhảm nhí, hết sức ồn ào. Việc ồn ào sẽ khiến con người ta mất bình tĩnh, rất khó chịu. Chẳng thể nào đạt được kết quả cao khi mà cái miệng hoạt động nhanh hơn não bộ. Ngay từ hôm nay hãy từ bỏ thói quen xấu này đi thôi nhé.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  3. Top 3

    Thiếu tính kỉ luật

    Thật vậy, tính kỉ luật của người Việt Nam ta rất là kém! Trong một hội nghị, một sự kiện dù lớn hay nhỏ, ta có thể dễ dàng thấy được sự vô kỉ luật của chúng ta như thế nào. Kéo ghế đi chỗ khác, ngồi túm năm tụm ba để nói chuyện rồi cười vang cả hội trường trong khi vẫn đang có người phát biểu. Bất chấp nội quy, biết mà vẫn phạm. Điều này thể hiện rõ nhất ở học sinh. Ví dụ điển hình như việc không tuân thủ nội quy trường học lớp học. Không chấp hành luật lệ giao thông. Làm việc không theo quy củ, thích gì làm lấy hoặc là làm việc theo cảm hứng.


    Quy định của tập thể không được đặt lên hàng đầu trong khi cái tôi cái nhân lại được đề cao quá mức cần thiết. Vô kỉ luật sẽ dẫn tới việc làm giảm năng suất làm việc, không chỉ có ảnh hưởng tới bản thân mình mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Cứ với tình trạng thiếu kỉ luật kéo dài, chúng ta sẽ không còn ý thức được việc mình nên làm gì, đang làm gì và tuân thủ theo những quy tắc mà tập thể đặt ra. Những người thiếu tính kỉ luật thường là những người dễ dãi, có thể ừ để cho qua chuyện, làm việc không hiệu quả! Cũng chính vì cái tình thiếu kỉ luật này mà chúng ta không được đánh giá cao. Do vậy ngay từ bây giờ, hãy rèn cho mình tính kỉ luật, tự giác từ những việc nhỏ nhất bạn nhé. Rèn luyện tính kỉ luật của mình cũng chính là bạn đang rèn luyện bản thân mình trở nên hoàn thiện hơn đó.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  4. Top 4

    Tổ chức chưa chuyên nghiệp

    Khi người Việt chúng ta tổ chức các sự kiện, chương trình gì đó thì thường bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp. Để tôi kể ra cho bạn những thứ được gọi là thiếu chuyên nghiệp ở đây nhé. Từ khâu tổ chức đến khâu chuẩn bị thường rất lôm ca lôm côm. Kế hoạch tổ chức không được lên sẵn cụ thể rõ ràng mà làm theo kiểu đại khái, người ta thường bỏ qua những bước đầu trong khi nó lại có một vai trò rất quan trọng. Khâu chuẩn bị cũng không được chuyên nghiệp, đồ đạc lộn xộn, không được lên kế hoạch sắp xếp cho cẩn thận ngăn nắp mà theo kiểu nước đến chân rồi mới nhảy. Cần gì thì mới lo tới nó! Khả năng giải quyết những tình huống phát sinh của chúng ta cũng rất kém.


    Khi có một tình huống ngoài ý muốn nào xảy ra, chúng ta chẳng mấy ai có thể xử lí một cách ổn thỏa và êm đẹp cho được. Điều này là do chúng ta luôn luôn để cái đầu của mình thư giãn quá nhiều, làm mất đi sự nhanh nhạy vốn có. Có thể nói rằng chúng ta rất yếu trong khâu tổ chức. Hãy loại bỏ thói quen xấu này đi, không nên làm việc thiếu khoa học, để cái đầu của mình ì ạch quá lâu. Thay vào đó hãy luôn vận động não bộ, đọc nhiều, xem nhiều để có đủ khả năng có thể xử lí tốt những tình huống phát sinh, bên cạnh đó hãy cố gắng lên kế hoạch mọi thứ thật cụ thể và khoa học để có thể trở thành một người có khả năng tổ chức tốt nhé.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  5. Top 5

    Kết thúc kiểu tan đàn xẻ nghé

    Thường thì một chương trình hay một sự kiện gì đó sẽ có kết thúc theo kiểu tan đàn xẻ nghé khi ở Việt Nam. Ví dụ như đại hội đoàn trường hay thậm chí là khai giảng chưa kết thúc thực sự nhưng chỉ cần có dăm ba người rục rịch rời khỏi vị trí của mình là y như rằng cả tập thể xôn xao người về trước người về sau, không có gì được gọi là đồng đều hay kỉ luật ở đây cả. Chúng ta chỉ mong được về sớm mà thôi.


    Hội nghị còn chưa kết thúc mà đã tan đàn xẻ nghé rồi. Mỗi người một phương, tôi thích thì tôi về trước có vấn đề gì chăng? Hết sức là lộn xộn, nó hỗn độn chẳng khác nào cái chợ vỡ. Đây cũng chính là một trong những thói quen xấu khiến chúng ta mất đi hình tượng trong mắt người khác. Hãy đợi cho đến khi kết thúc thật sự rồi hẵng ra về vì bạn đâu có vội gì đâu đúng không nào? Tại sao lại cứ phải vội vội vàng vàng khăn gói về trước là sao. Điều đó không làm cho hình ảnh của bạn trở nên đẹp chút nào cả.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  6. Top 6

    Nói chuyện lớn tiếng chỗ đông người.

    Tiếng Việt có âm sắc, huyền, hỏi, ngã, không giống như nhiều ngôn ngữ khác. Vì thế, nhiều người nước ngoài, nhất là người Âu Mỹ lần đầu nghe tiếng Việt sẽ thấy rất chói tai. Vậy mà, nhiều người nói rất lớn tiếng chỗ đông người, nghe cứ như đang cãi nhau.


    Ở Việt Nam, trong các quán cà phê, có nhiều nhóm bạn người Việt rất hồn nhiên cười nói lớn tiếng theo kiểu mình người đông thế mạnh, ai làm gì được mình! Tuy nhiên, nếu để ý, bạn sẽ thấy những ánh mắt và vẻ mặt ngao ngán của người khác...Ở trong nhà hay ra đường, nơi chợ búa hay trong phòng hội họp, hiếm khi người ta chủ động nói vừa đủ nghe. Chưa cần tới lễ hội, sự kiện, chỉ trong cuộc sống thường nhật đã đủ để phát điên vì tiếng ồn. Cụm từ “đi nhẹ, nói khẽ” dường như chỉ là đặc sản của các bà bầu.


    Người ta ồn từ ngoài đường đến trong ngõ, vào tận nhà. Ra đường bấm còi inh ỏi, mắng nhiếc nhau. Đến nơi công cộng thì nói hết công suất. Kể cả nơi cần yên tĩnh nhất như bệnh viện mà người ta vẫn bô lô ba la đủ thứ trên đời. Ở phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim, xe buýt, máy bay…, người ta cứ thoải mái bình luận, kêu réo mà chẳng cho người bên cạnh được yên. Một lần tôi nhắc khéo đôi bạn ngồi phía sau trong rạp phim đừng ồn nữa. Họ ngưng nói nhưng chuyển sang… rung ghế, cứ như để trả đũa vậy.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  7. Top 7

    Ý thức vệ sinh nơi công cộng kém

    Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là việc luôn được nhắc nhở trong cuộc sống hằng ngày. Trong thời điểm các loại dịch bệnh có nguy cơ lây lan, bùng phát như hiện nay thì mỗi người càng phải cố gắng nâng cao ý thức giữ gìn môi trường chung.


    Một trong những thói quen xấu, gây “khiếp đảm” mà nhiều người Việt mắc phải là xả chất thải cơ thể. Đã rất nhiều lần chạy xe trên đường phố, tôi thấy e dè với những người đi phía trước khi họ đột nhiên giảm tốc độ, điềm nhiên nghiêng người phun nước bọt ra đường. Rồi họ phóng xe đi chẳng màng quan tâm mình vừa làm một việc kém văn minh.Chúng ta có thể thấy rất rõ khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng ở bến tàu, bến xe, sân bay, bệnh viện, trường học, thậm chí tại các công sở cũng rất bẩn. Thậm chí nơi thờ phụng linh thiêng như đền, chùa, miếu mạo vào mùa lễ hội cũng đầy rác.


    Nhiều người chẳng thèm biết cảm giác của người xung quanh ra sao khi cứ vô tư hỉ mũi sột soạt chỗ quán ăn đông người (nhất là những quán bán đồ ăn có vị cay như bún bò, bún riêu…). Nếu các bạn đang ngồi ăn mà nghe hỉ mũi thì cái thú ẩm thực cũng mất luôn.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  8. Top 8

    Lãng phí đồ ăn

    Bệnh sĩ diện, thích thể hiện, sợ bị đánh giá là keo kiệt và ám ảnh bởi quá khứ khó khăn,... là hai nguyên nhân chính khiến nhiều người Việt lãng phí thức ăn. Các bạn hãy thử đi ăn buffet xem, nhiều người lấy đồ ăn cả bàn ăn không hết. Họ ráng gồng mình để ăn cho đủ với số tiền bỏ ra. Ăn không được thì bỏ. Thế nên nhiều nơi phải dán dòng chữ bằng tiếng Việt: Xin lấy thức ăn vừa đủ là như vậy!


    Việc nhiều người Việt Nam hiện nay đang sử dụng thức ăn một cách rất lãng phí, nhất là trong những ngày Tết nguyên đán là câu chuyện biết rồi nói hoài nhưng chưa sửa được. Không khó khăn gì để bắt gặp cảnh những bàn thức ăn ở các nhà hàng tàn tiệc rồi mà có nhiều đĩa chỉ mới được động đũa đôi chút. Cũng dễ dàng nhìn thấy cảnh ngày mùng 4, 5 tết thùng rác ngoài phố bị đổ đầy bánh chưng, bánh tét mốc chua, rau củ, trái cây héo úa…

    Sự lãng phí đồ ăn này kéo từ ngày thường đến ngày lễ, tết, từ thành phố cho đến vùng quê. Vậy vì sao một đất nước chưa giàu, vẫn còn nhiều người nghèo khó như chúng ta lại lãng phí thức ăn như vậy?

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  9. Top 9

    Ghen ăn tức ở

    Nhiều người hay thở dài rằng ở đời giàu bị người ta ghét, nghèo bị người ta khinh. Nhiều người ngại công nhận mình thua kém và người khác tài giỏi hơn mình. Họ thường tìm cách vạch lá để tìm sâu.


    Nếu ai đó thành công, họ sẽ nói do A, B, C như thế này thế kia và tìm cách chê bai chỉ trích. Vì thế nói văn hoá phương Tây thiên về khuyến khích, văn hoá Việt Nam thiên về chỉ trích là không hề sai chút nào. Dường như người ta cảm thấy dễ chịu hơn khi được nghe rằng, cái anh giàu nhất phố ấy thực ra chỉ là kẻ trọc phú, học chưa hết cấp ba, thua mình hẳn 2 cái bằng.

    Việc chứng kiến thành công của người khác, sự vượt trội của người khác so với mình là điều khốn khổ, hoặc ít ra là "sự lấn cấn khó chịu không dễ gọi tên" đối với không ít người Việt. Dù người ta vẫn cố che giấu, hoặc không tự thừa nhận điều đó, ngay cả với chính mình, nhưng điều đó đôi khi vẫn vô tình lộ ra trong những cuộc nói chuyện hay cảm xúc thường ngày...

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  10. Top 10

    Hùa theo số đông

    Người Việt thích làm những gì mà nhiều người đang làm, thích ăn uống ở nơi thấy nhiều người xếp hàng, thích mua hàng hoá đang có quảng cáo trên tivi, thích bàn tán chuyện báo chí đang đề cập…


    Nói chung là ai cũng muốn chứng tỏ mình sành điệu và bắt kịp thời cuộc, cho nên nhiều trận chê hội đồng và khen theo phong trào vô tình làm nên nhiều hiện tương quá lố… Những tật xấu này chưa có biểu hiện sẽ bớt đi mà ngày càng nở rộ.


    Việc đón đầu nhu cầu phải diễn ra trước khi nhu cầu lên cao, còn khi phong trào đã diễn ra, lại xông vào là hơi muộn. Bởi trước khi kịp thu hồi vốn thì phong trào có lẽ đã thoái trào. Phong trào cũng chỉ là phong trào. Trước khi làm một thứ gì đó cho giống người khác, ta hãy dừng lại mà suy nghĩ xem vì sao ta lại làm cái việc này. Hơn nữa, liệu vài năm sau ta có lắc đầu về cái phong trào ngớ ngẩn ngày xưa hay không?

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy