Top 12 Thực phẩm mà bạn gái nào cũng cần vào "ngày đèn đỏ"

Yoo Young 106 0 Báo lỗi

Thiếu máu là bệnh phổ biến ở nữ giới, xảy ra khi số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố trong máu giảm đi. Nguyên chính gây ra thiếu máu là do thiếu sắt, vitamin ... xem thêm...

  1. Top 1

    Củ dền

    Củ dền có tên khoa học là Beta vulgaris, thuộc họ Cải, được trồng nhiều nhất ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và nước Anh. Từ lâu củ dền đã được vinh danh là một loại củ quý bởi những tác dụng của củ dền đối với sức khỏe là vô cùng tuyệt vời. Hàm lượng chất sắt cao trong củ dền đỏ có tác dụng giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Đồng thời, hàm lượng chất đồng trong củ dền giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. Củ dền là loại thực phẩm có tác dụng trong phòng và điều trị bệnh thiếu máu.


    Củ dền giúp chữa bệnh thiếu máu một cách kỳ diệu vì chứa lượng sắt cao. Củ dền giúp khắc phục và làm trẻ hóa hồng cầu, giúp tăng cường lượng oxy tới các bộ phận khác nhau của cơ thể. Hãy tạo thói quen ăn củ dền hàng ngày bằng cách ăn trực tiếp hoặc kết hợp với một số loại rau khác hay làm nước ép, bạn sẽ không bao giờ lo bị thiếu máu.

    Củ dền
    Củ dền
    Củ dền
    Củ dền

  2. Top 2

    Cà chua

    Vitamin C là thành phần chính trong cà chua cùng với lycopene. Vitamin C trong cà chua giúp hấp thu dễ dàng các chất sắt, trong khi lycopene giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thiếu máu. Quả cà chua có màu đỏ khi đã chín kỹ thường có màu đỏ rực, đây là thực phẩm giàu vitamin carotene, vitamin C và B. Hàm lượng protein trong cà chua và sữa chua có thể có lợi trong việc thúc đẩy sự hấp thu sắt, vì vậy bạn có thể dùng cà chua kết hợp với sữa chua để nâng cao hiệu quả hấp thụ của cơ thể.


    Bạn có thể ăn cà chua trực tiếp, xay lấy nước ép hoặc làm sinh tố. Ngoài ra cà chua còn quen thuộc trong chế biến các bữa ăn gia đình. Cà chua là loại thực phẩm phổ biến, có mặt trong nhiều món ăn khác nhau như: sinh tố giảm cân hay xào nấu với rau thịt. Đặc biệt khi chế biến thành món salad, bạn có thể thêm những loại hạt dinh dưỡng sấy khô, vừa để tăng hương vị, giúp no lâu, vừa tăng cường dưỡng chất tốt cho máu.

    Cà chua
    Cà chua
    Cà chua
    Cà chua
  3. Top 3

    Trứng

    Trứng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng như canxi, vitamin, protein, phốt pho, khoáng chất và đặc biệt là có chứa hàm lượng chất sắt cao, chính vì vậy hãy bổ sung các món ăn từ trứng vào bữa ăn hàng ngày để có thể hỗ trợ, giảm tình trạng thiếu máu. Bạn đừng quên những món ăn chế biến từ trứng nhé. Trứng cũng là loại thực phẩm dễ tiêu hóa, bạn có thể ăn trứng luộc, trứng chiên, trứng ốp…để thay đổi cho khỏi nhàm chán.


    Lòng đỏ trứng gà bổ sung sắt tốt, hàm lượng sắt có trong lòng đỏ trứng gà tuy tương đối cao nhưng tỉ lệ hấp thu loại Sắt này chỉ 3%, nên không phải là loại thực phẩm có thể bổ sung sắt. Một số protein có trong trứng gà sẽ làm ức chế sự hấp thu sắt của cơ thể. Bạn có thể ăn trứng luộc, trứng lòng đào, kho hay bắc để tăng cường huyết sắc tố cho cơ thể. Nhưng nhớ là không nên ăn quá nhiều cùng một lúc.

    Trứng
    Trứng
    Trứng
    Trứng
  4. Top 4

    Cải bó xôi

    Cải bó xôi có nhiều vitamin A, B9, C, E, các chất sắt, chất xơ, canxi và beta carotene. Do đó loại thực phẩm này được xem như "nhà máy" cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.


    Chỉ cần nửa 50g cải bó xôi luộc có thể làm tăng hơn 20% lượng sắt mà một người phụ nữ cần. Ngoài ra bạn có thể ăn sa lát cải bó xôi để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Loại rau này cũng khá phổ biến và dễ dàng được tìm mua tại các siêu thị, chợ hay cửa hàng tạp hóa và được chế biến thành các món ăn có hương vị rất ngon. Vì vậy không nên bỏ qua loại thực phẩm lành mạnh này nhé.

    Cải bó xôi
    Cải bó xôi
    Cải bó xôi
    Cải bó xôi
  5. Top 5

    Quả lựu

    Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe, lựu đang được rất nhiều chị em ưa chuộng. Trong quả lựu có chứa nhiều chất oxy hóa, vitamin C và nhiều dưỡng chất khác có tác dụng làm đẹp, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe. Với sắc đỏ bắt mắt cùng hương vị thơm ngon. Lựu là loại quả không còn xa lạ với cuộc sống của chúng ta.


    Loại trái cây quen thuộc rất giàu sắt và vitamin C, giúp quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn, làm tăng nồng độ huyết sắc tố và chữa các triệu chứng của bệnh thiếu máu như: yếu, chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí cả mất khả năng nghe. Ngoài việc ăn trực tiếp, bạn nên bổ sung nước ép lựu vào chế độ ăn uống hằng ngày nhé.

    Quả lựu
    Quả lựu
    Quả lựu
    Quả lựu
  6. Top 6

    Thịt đỏ

    Hàm lượng sắt cao trong thịt cừu, thịt bò và các loại thịt đỏ khác. Các loại thịt này chứa phức hợp heme-sắt, sẽ được dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể. Nó cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin B12.


    Thịt đỏ là loại thực phẩm được cơ thể hấp thụ dễ dàng. 300g thịt nấu chín cung cấp từ 1 - 2,5mg sắt. Bổ sung sắt 2-3 lần một tuần sẽ ngăn ngừa bệnh thiếu máu.


    Ngoài ra ăn cật, tim, gan động vật cũng cung cấp rất nhiều vitamin B12 và sắt cho cơ thể. Người ta nói rằng gan bò có hơn 600% cho nhu cầu sắt hàng ngày.

    Thịt đỏ
    Thịt đỏ
    Thịt đỏ
    Thịt đỏ
  7. Top 7

    Bơ đậu phộng

    Bơ đậu phộng hay bơ lạc là một dạng bơ thực vật được chế biến từ thành phần chính là đậu phộng và đường với một ít dầu và chế bằng phương pháp xay hoặc dã nhuyễn. Bơ đậu phộng là thức ăn phổ biến ở Bắc Mỹ, Hà Lan, Anh và một phần ở châu Á, thông dụng như ở Philippines, Indonesia và Việt Nam.


    Bơ đậu phộng là một nguồn giàu chất sắt. Bạn nên sử dụng bơ đậu phộng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu không thích mùi vị của bơ đậu phộng, bạn có thể ăn đậu phộng rang hàng ngày để chống lại bệnh thiếu máu.


    Chỉ 2 thìa muỗng canh bơ đậu phộng có thể cung cấp 0,6mg sắt. Uống một ly nước cam, ăn bánh mì với bơ đậu phộng giúp hấp thụ sắt nhanh hơn.

    Bơ đậu phộng
    Bơ đậu phộng
    Bơ đậu phộng
    Bơ đậu phộng
  8. Top 8

    Hải sản

    Hải sản không chỉ đem lại cảm giác ngon miệng mà còn rất giàu dinh dưỡng. Những loại động vật thân mềm như sò, hàu, trai, sò điệp, ốc chứa lượng lớn chất sắt. Hãy thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

    Ngoài ra, trong một số loại cá biển, tôm cua cũng có hàm lượng sắt cao và cơ thể con người dễ hấp thụ chất sắt từ hải sản hơn là từ những loại thực phẩm khác.


    Hải sản thì phong phú và đa dạng vô cùng. Đây là loại thực phẩm tốt nhất giúp tăng cường lượng huyết sắc tố trong cơ thể. Đặc biệt là cá, cá giàu chất béo và hàm lượng chất sắt rất cao. Ăn hải sản 3 lần 1 tuần giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu rất hiệu quả.

    Hải sản
    Hải sản
    Hải sản
    Hải sản
  9. Top 9

    Sữa đậu nành

    Sữa đậu nành rất giàu a xít béo Omega-3, Omega-6 và những chất chống ô xy hoá, nên có thể bảo vệ các mạch máu khỏi bị vỡ và tổn thương. Những chất này giúp củng cố sự chắc khỏe của lớp lót của thành mạch máu, bảo vệ mạch máu khỏi sự tấn công của các gốc tự do và mảng bám cholesterol, theo Health Site.


    Sữa đậu nành là nguồn cung cấp chất sắt và vitamin tuyệt vời. Vì chứa ít chất béo, lượng protein cao nên đậu nành giúp khắc phục tình trạng thiếu máu. Bạn nhớ ngâm đậu nành qua đêm trong nước ấm để làm giảm axit phytic - chất ngăn sự hấp thụ sắt trong cơ thể.

    Đậu nành
    Đậu nành
    Sữa đậu nành
    Sữa đậu nành
  10. Top 10

    Táo

    “Một quả táo mỗi ngày giúp tránh xa bác sĩ” là một câu ngạn ngữ cổ của xứ Wales nói về những lợi ích của quả táo mang lại. Táo có rất nhiều đặc tính tăng cường sức khỏe, đồng thời là nguồn chất sắt phong phú với nhiều thành phần tốt cho sức khỏe giúp kích thích số lượng huyết sắc tố.


    Hàm lượng sắt trong táo có thể duy trì số lượng hồng cầu trong máu và hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu. Bên cạnh đó, loại quả này còn có tác dụng tăng oxy trong hồng cầu và điều hòa huyết áp.


    Tuần hoàn máu được thúc đẩy có thể làm giảm chứng thiểu năng tuần hoàn não, tăng tốc độ chữa lành các tổn thương trong cơ thể, kích thích mọc tóc,…

    Táo
    Táo
    Táo
    Táo
  11. Top 11

    Dưa hấu

    Dưa hấu là loại hoa quả không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng, mà còn có chứa nhiều chất sắt, vitamin C cùng nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Điều này giúp cải thiện được lưu lượng máu trong cơ thể. Ngoài ra, dưa hấu còn có các thành phần dinh dưỡng giúp chống lại các bệnh về huyết áp, bệnh thận và lợi tiểu.


    Theo một số nghiên cứu thì ăn dưa hấu giúp tăng arginine của cơ thể, một axit amin thiết yếu cần thiết để sản xuất axit nitric. Sau đó là một chất làm giãn các mạch máu, cải thiện dòng chảy của máu. Theo các chuyên gia, dưa hấu là thực phẩm bổ máu hàng đầu, nó không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp tăng lưu lượng oxy, từ đó mà đẩy mạnh quá trình lưu thông máu, cung cấp máu hiệu quả.

    Dưa hấu
    Dưa hấu
    Dưa hấu
    Dưa hấu
  12. Top 12

    Quả chuối

    Chuối là một loại hoa quả có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, và rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Chuối là một trong những lời giải đáp thích hợp cho câu hỏi thiếu máu ăn hoa quả gì. Đây là một trong những loại trái cây giàu chất sắt, có khả năng giúp kích thích sản xuất huyết sắc tố trong máu.


    Điều đáng nói trong dinh dưỡng một trái chuối là hàm lượng sắt cao, cứ trong 100 gram chuối có đến 0,31 mg Fe, giúp kích thích sản sinh ra huyết tố cầu (hemoglobin), tránh dẫn đến tình trạng thiếu máu. Chuối cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên dùng hàng ngày với những ai bị chứng cao huyết áp.

    Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mỗi người nên ăn 1-2 trái chuối mỗi ngày là có thể bổ sung đầy đủ các chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất cho cơ thể.

    Quả chuối
    Quả chuối
    Quả chuối
    Quả chuối



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy