Top 7 Tôn giáo lớn nhất Việt Nam

Triệu Triệu Thành 4671 0 Báo lỗi

Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, và là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam lại có những ... xem thêm...

  1. Công giáo Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo, dưới sự lãnh đạo của Giám mục tại Việt Nam, hiệp thông với Giáo hoàng. Với số lượng tín đồ lên đến trên 7,2 triệu người (2022), Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ giáo đồ Công giáo trong tổng dân số xếp thứ năm ở Châu Á (sau Đông Timor, Philipines, Liban và Hàn Quốc). Về số lượng giáo dân Công giáo, Việt Nam xếp thứ năm ở Châu Á (sau Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia).


    Quá trình truyền bá Công giáo vào Việt Nam bắt đầu từ các thập kỷ đầu của thế kỷ XVI (1533), song vào đầu thế kỷ XVII, Công giáo ở Việt Nam mới bắt đầu có những tiếp xúc sơ khai thông qua những cuộc giao thương với người phương Tây. Tuy nhiên, phải đến năm 1884, khi Hiệp Ước Giáp Thân 1884 được ký kết với triều đình Huế mới là lúc Công giáo phát triển mạnh mẽ và công khai hoạt động ở Việt Nam.


    Đấng thờ phụng của Công giáo chính là Chúa Giê-su. Công giáo tin rằng Chúa Giê-su xuống trần gian làm người, rao giảng Tin Mừng, đem niềm vui, bình an cho mọi người. Mặc dù con người không vâng lời Đức Chúa Trời, nhưng Ngài muốn cứu con người khỏi tội lỗi của họ.


    Tín đồ Công giáo sẽ rút ra những lời dạy, sức mạnh và sức sống từ Thiên Chúa. Ai có niềm tin vào Chúa sẽ được mọi người bảo vệ, yêu thương, mang Phúc Âm, phúc lành cứu rỗi những linh hồn tội lỗi.


    Số lượng giáo đồ: Hơn 7,2 triệu người (2022)

    Logo năm Mục vụ 2023 - Công giáo Việt Nam
    Logo năm Mục vụ 2023 - Công giáo Việt Nam
    Nhà thờ chính tòa Đức Bà, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Nhà thờ chính tòa Đức Bà, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

  2. Phật giáo là một tôn giáo hay là một hệ thống triết học ra đời tại Ấn Độ, bao gồm những giáo lý, giáo điều triết học về thế giới quan, nhân sinh quan, lý giải những hiện tượng về tự nhiên, tâm linh, bản chất của xã hội.


    Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ I trước Công nguyên. Những dấu tích đầu tiên được ghi nhận với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học Đạo của một nhà sư Ấn Độ.


    Người sáng lập ra đạo Phật chính là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên. Tuy sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra được nhưng đau khổ của nhân gian, vô thường của nhân thế nên Thải tử quyết tâm xuất gia để đi tìm căn nguyên của sự đau khổ và phương pháp hóa giải sự đau khổ để thoát khỏi kiếp luân hồi.


    Tư tưởng của Phật giáo đó là dạy con người sống hướng thiên, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc trong hiện tại. Đức Phật cho rằng cuộc sống của con người tuân theo luật Nhân-Quả, con người càng làm việc thiện thì sẽ tích nhiều phước, làm việc ác ắt sẽ gặp quả báo.


    Trong Phật giáo có 2 tông phái lớn đó là Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Tiểu Thừa:

    • Phật giáo Đại Thừa (cỗ xe lớn) xuất phát từ Bắc Ấn sau đó du nhập Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Phái này cho rằng không chỉ có những người xuất gia tu hành mà còn có cả những Phật tử cũng được về cõi Tây Phương. Phái Đại thừa đa số truyền đến các nước phía Bắc nên còn được gọi là Phật giáo Bắc tông. Tập trung chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam.
    • Phật giáo Tiểu Thừa (cỗ xe nhỏ) xuất phát từ Nam Ấn sau đó du nhập vào Đông Nam Á. Phái này cho rằng chỉ những người xuất gia tu hành mới có thể về cõi Tây Phương. Phật giáo Tiểu thừa chủ yếu truyền đến phía Nam nên còn được gọi là Phật giáo Nam tông. Tập trung chủ yếu ở miền Nam Việt Nam.

    Tuy nhiên, dù có phân biệt Đại thừa với Tiểu thừa thì mục đích cuối cùng của Phật giáo là đưa con người thoát khỏi kiếp luân hồi, sống an vui hạnh phúc trọn vẹn mãi mãi tại cõi Tây Phương.


    Số lượng giáo đồ: Hơn 4,6 triệu người (2020)

    Biểu tượng Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    Biểu tượng Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tọa lạc ngay trước chùa Phúc Lạc
    Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tọa lạc ngay trước chùa Phúc Lạc
  3. Đạo Cao Đài, hay còn gọi là Cao Đài giáo, là một tôn giáo thờ Thượng đế được thành lập ở miền Nam Việt Nam vào năm 1926, tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất có Thượng đế ngự trị. Để tỏ lòng thành kính, một số tín đồ Cao Đài thường tự gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.


    Cao Đài là một tôn giáo mới, có sự dung hợp của nhiều tôn giáo lớn, gồm Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Đạo giáo, Cơ đốc giáo, Thần đạo và những nhà chính trị gia tài ba. Vì vậy, khi có người hỏi Đạo Cao Đài thờ vị nào thì được hiểu đầu tiên là Thượng đế, sau đó tới các thành phần khác. Các tín đồ trong Đạo thực hiện các điều lệ cơ bản trong Đạo như không sát sanh, sống lương thiện, hòa đồng, giúp đỡ mọi người xung quanh, cầu nguyện, thờ tổ tiên. Điều đó được thể hiện qua việc ăn chay, niệm Phật mỗi ngày. Tất cả đều mong muốn đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho muôn loài. Mục tiêu cuối cùng là đưa vạn vật thoát khỏi kiếp luân hồi và trở về Thiên giới.


    Biểu tượng của Đạo Cao Đài chính là con mắt trái hay còn gọi là Thiên Nhãn. Trong sảnh chính của Tòa thánh ở Tây Ninh, thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao, tượng trưng cho 3.072 quả địa cầu.


    Số lượng giáo đồ: Khoảng 2,3 triệu người

    Địa bàn chính: Tây Ninh, ngoài ra còn có ở Thành phố Hồ Chí Minh và ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

    Biểu tượng của Đạo Cao Đài
    Biểu tượng của Đạo Cao Đài
    Bàn thờ Đạo Cao Đài tại tòa tháp ở Tây Ninh
    Bàn thờ Đạo Cao Đài tại tòa tháp ở Tây Ninh
  4. Đạo Tin Lành chỉ một nhánh tốn giáo của Cơ-đốc giáo (Ki-tô giáo), nằm trong phong trào Kháng Cách, dùng để phân biệt với Giáo hội Công Giáo. Đây là một trong những tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đạo Tin Lành mới được truyền vào Việt Nam. So với những tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào thì đạo Tin Lành đến nước ta muộn hơn.


    Các tín đồ Tin Lành ở Việt Nam kiên định ủng hộ Kinh Thánh là tiêu chuẩn cơ bản duy nhất của niềm tin và sự thực hành, họ lấy Kinh Thành làm giáo lý của mình. Đạo Tin Lành quan niệm có Thiên Đàng và Địa Ngục, tuy vậy họ cũng không coi trọng nó, không coi nó như cách để khuyến khích, răn đe và trừng phạt con người. Các tín đồ quan quan tâm tới những vấn đề của cuộc sống hàng ngày, khuyên nhủ mọi người sống có văn hóa, đề cao phong tục nhân văn và bãi bỏ hủ tục, cấm kỵ nam nữ quan hệ bất chính, không cờ bạc, ma túy, chửi thề,… nên đạo Tin Lành dễ dàng thu hút được nhiều tin đồ theo Đạo.


    Theo ước tính, có khoảng 1 triệu đến 1,4 triệu tín đồ Tin Lành tại Việt Nam. Đạo Tin Lành là một trong những tôn giáo phát triển nhanh và ổn đinh nhất Việt Nam.


    Số lượng giáo đồ: 1 - 1,4 triệu người (2021)

    Biểu tượng của Đạo Tin Lành
    Biểu tượng của Đạo Tin Lành
    Nhà thờ Tin Lành ở Tiền Giang
    Nhà thờ Tin Lành ở Tiền Giang
  5. Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo ra đời ở Nam Bộ năm 1939, có số lượng tín đồ tương đối lớn và là một trong những tốn giáo ở Việt Nam có tổ chức hoạt động hợp pháp. Người sáng lập là ông Huỳnh Phú Số, quê làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.


    Là một tôn giáo đổi mới và nhập thế, đạo rất coi trọng các hoạt động từ thiện xã hội. Vì vậy, trong Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo xác định phương hướng hành đạo là "vì Đạo pháp, vì Dân tộc",. Tôn chỉ tu hành là học Phật, hành đạo, tại gia cư sĩ, giáo huấn tín đồ về Tứ ân: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo, Ân đồng bào. Thực hiện 8 điều răn cấm, giúp người hoạn nạn, giúp quan, hôn, tang, tế, lợi, làm từ thiện. xã hội.


    Hoạt động nổi trội nhất của đạo Phật giáo Hòa Hảo đó là tham gia vào công tác từ thiện xã hội như: tổ chức khám chữa bệnh Nam Đông y, cấp thuốc, châm cứu, hỗ trợ bệnh nhân nghèo đi mổ mắt, hỗ trợ cho gia đình nghèo có ngư­ời qua đời với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Họ còn tích cực tham gia các tổ chức đoàn thể cứu trợ thiên tai, làm cầu đường, nhà tình nghĩa,... với kinh phí đóng góp lên đến hàng tỉ đồng, hàng vạn ngày công.


    Số lượng giáo đồ: gần 1,3 triệu người (2021)

    Biểu tượng Phật giáo Hòa Hảo
    Biểu tượng Phật giáo Hòa Hảo
    Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang)
    Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang)
  6. Bà-la-môn giáo du nhập vào Chăm Pa từ khoảng thế kỷ thứ II, III, tồn tại và biến đổi trong cộng đồng người Chăm cho đến ngày nay. Tín đồ Bà-la-môn chủ yếu là người Chăm sống ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Giáo lý, giáo luật của người Chăm Bà-la-môn không có hệ thống rõ ràng, không còn giữ được những quy định của Bà-la-môn nguyên thủy, ,mà được bản địa hóa theo phong tục, tập quán của người Chăm.


    Theo quan niệm của đạo Bà-la-môn, Brahman là một vị thần. Thần Brahman là linh hồn của vũ trụ. Brahman còn biểu hiện của tô tem giáo (thờ bò, thờ khỉ, một số cây...). Đạo Bà-la-môn tôn thờ ba vị thần: Bà-la-môn, Vishnu và thần Shiva. Bà-la-môn là vị thần sáng tạo, Vishnu là vị thần bảo tồn, Shiva là vị thần huỷ diệt. Nhìn tổng thể Bà-la-môn có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người Chăm ở Nam Trung Bộ.


    Đạo Bà-la-môn dần dần được bản địa hoá - đồng hoá thành các vị thần dân tộc Chăm. Đó là Pô Naga - mẹ xứ sở, và hai vị vua rất có công: Pô Klong Garai và Pô Rômê.


    Số lượng giáo đồ: Trên 68.000 người (ở Ninh Thuận có trên 48.000 người, ở Bình Thuận có gần 20.000 người) (2021)

    Biểu tượng Bà-la-môn giáo
    Biểu tượng Bà-la-môn giáo
    Tháp bà Pô Naga - Mẹ xứ sở
    Tháp bà Pô Naga - Mẹ xứ sở
  7. Hầu hết tín đồ Hồi giáo tại Việt Nam là người Chăm song 1/3 người Hồi giáo là thuộc các sắc dân khác. Hồi giáo (Islam) mới du nhập vào đồng bào Chăm từ Trung Đông. Hồi giáo trên thế giới được chía làm hai nhánh chính: dòng Sunni và dòng Shiite, người Chăm Islam chủ yếu theo dòng Sunni (phổ biến ở An Giang). Những người theo Hồi giáo này có sự liên lạc với Hồi giáo quốc tế, hàng năm có người hành hương đến thánh địa Mecca. Tại mỗi thôn, người theo Islam đều có thánh đường riêng. Người Chăm gọi những người theo Islam này là Hồi giáo mới.


    Hoạt động của cộng đồng Chăm Islam theo Hồi giáo chính thống, chỉ tôn thờ thánh Ala, cầu nguyện ít nhất 1 lần/tuần, bình thường 5 lần trong 1 ngày. Tín đồ là nam đều tắm rửa sạch sẽ, y phục chỉnh tề đến thánh đường (hoặc cộng đồng sinh hoạt) làm lễ chiều thứ sáu hàng tuần. Tín đồ nữ được làm lễ tại nhà. Các tín đồ thực hiện nghiêm túc giáo lý giáo luật của Hồi giáo, thực hiện các bổn phận của tín đồ như nhịn ăn tháng Ramadan.


    Số lượng giáo đồ: Khoảng 25.000 người (2021)

    Địa bàn chủ yếu: Tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và An Giang

    Biểu tượng Hồi giáo
    Biểu tượng Hồi giáo
    Một nhà thời Hồi giáo ở thành phố Hồ Chí Minh
    Một nhà thời Hồi giáo ở thành phố Hồ Chí Minh



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy