Phật giáo
Phật giáo là một tôn giáo hay là một hệ thống triết học ra đời tại Ấn Độ, bao gồm những giáo lý, giáo điều triết học về thế giới quan, nhân sinh quan, lý giải những hiện tượng về tự nhiên, tâm linh, bản chất của xã hội.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ I trước Công nguyên. Những dấu tích đầu tiên được ghi nhận với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học Đạo của một nhà sư Ấn Độ.
Người sáng lập ra đạo Phật chính là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên. Tuy sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra được nhưng đau khổ của nhân gian, vô thường của nhân thế nên Thải tử quyết tâm xuất gia để đi tìm căn nguyên của sự đau khổ và phương pháp hóa giải sự đau khổ để thoát khỏi kiếp luân hồi.
Tư tưởng của Phật giáo đó là dạy con người sống hướng thiên, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc trong hiện tại. Đức Phật cho rằng cuộc sống của con người tuân theo luật Nhân-Quả, con người càng làm việc thiện thì sẽ tích nhiều phước, làm việc ác ắt sẽ gặp quả báo.
Trong Phật giáo có 2 tông phái lớn đó là Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Tiểu Thừa:
- Phật giáo Đại Thừa (cỗ xe lớn) xuất phát từ Bắc Ấn sau đó du nhập Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Phái này cho rằng không chỉ có những người xuất gia tu hành mà còn có cả những Phật tử cũng được về cõi Tây Phương. Phái Đại thừa đa số truyền đến các nước phía Bắc nên còn được gọi là Phật giáo Bắc tông. Tập trung chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam.
- Phật giáo Tiểu Thừa (cỗ xe nhỏ) xuất phát từ Nam Ấn sau đó du nhập vào Đông Nam Á. Phái này cho rằng chỉ những người xuất gia tu hành mới có thể về cõi Tây Phương. Phật giáo Tiểu thừa chủ yếu truyền đến phía Nam nên còn được gọi là Phật giáo Nam tông. Tập trung chủ yếu ở miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, dù có phân biệt Đại thừa với Tiểu thừa thì mục đích cuối cùng của Phật giáo là đưa con người thoát khỏi kiếp luân hồi, sống an vui hạnh phúc trọn vẹn mãi mãi tại cõi Tây Phương.
Số lượng giáo đồ: Hơn 4,6 triệu người (2020)