Top 10 Truyện cổ tích hay nhất dỗ trẻ đi ngủ
Truyện cổ tích là món ăn tinh thần bổ ích không thể thiếu cho trẻ nhỏ. Bởi những điều hay, bài học cuộc sống sẽ được bố mẹ truyền tải cho bé thông qua nội dung ... xem thêm...của chuyện. "Ngày xửa ngày xưa" bốn chữ đầu của một câu chuyện cổ tích thời tấm bé hay được các mẹ, các bà kể. Những câu chuyện cổ tích đã in sâu vào trong tâm trí của mỗi đứa trẻ. Những truyện đọc cổ tích sẽ là thuốc bổ tinh thần giúp con phát triển trí não toàn diện. Mỗi câu truyện sẽ là bài học trong cuộc sống giúp bé nhìn nhận và học tập theo. Hơn thế, các bậc phụ huynh sẽ có giải pháp cai nghiện điện thoại, đồ chơi điện tử cho bé yêu.
-
Truyện cổ tích thiếu nhi sẽ mang trẻ đến nhưng vùng đất mới lạ, mà ở đó con có thể học được muôn vàn điều hay, lẽ phải. và Truyện cổ tích Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn là một trong những câu chuyện cổ tích quen thuộc nhất với trẻ em Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây là một truyện cổ tích nổi tiếng trong bộ sưu tập truyện cổ tích Grimm. Truyện cuốn hút người đọc nhờ những tình tiết kỳ thú và sinh động như: gương thần, ngôi nhà của bảy chú lùn, nụ hôn của hoàng tử đã cứu sống nàng Bạch Tuyết. Bạch Tuyết và bảy chú lùn được mệnh danh là một trong những truyện cổ Grimm hay nhất trên toàn thế giới được các bé rất yêu thích. Truyện thu hút người đọc với nhiều tình tiết kỳ thú sinh động và chứa rất nhiều bài học có giá trị như: hãy luôn cẩn trọng với người lạ, không bao giờ từ bỏ hi vọng, người tốt sẽ luôn được đền đáp xứng đáng, ….
Câu chuyện kể về một nàng công chúa vô cùng xinh đẹp, có một trái tim nhân hậu tên là Bạch Tuyết bị bà hoàng hậu ghen ghét nên rắp tâm hãm hại và đem vứt cô vào trong rừng. Công chúa Bạch Tuyệt nhờ vào sự che chở của bảy chú lùn trong khu rừng mà sống sót, vượt qua được nhiều âm mưu của hoàng hậu độc ác. Thế nhưng, cuối cùng trong một lần cả tin, Bạch Tuyết ăn phải táo độc của hoàng hậu và ngủ say. Sau đó, nhờ vào nụ hôn của hoàng từ mà sống dậy, hai người sống hạnh phúc bên nhau. Còn hoàng hậu bị trừng trị, trả giá cho tội ác mà mình đã gây ra. Bạch Tuyết và bảy chú lùn là câu chuyện thể hiện rõ ràng nhất ranh giới giữa cái thiện và cái ác. Đồng thời còn khẳng định, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng được cái ác, những người tốt bụng bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng.
-
Những câu chuyện cổ tích từ bao đời nay đều đem một ý nghĩa sâu xa, một bài học đáng nhớ đến cho nhiều thế hệ và trong ngàn câu chuyện đó, chúng ta không thể không nhắc đến Tấm Cám. Ở câu chuyện này, người đọc có thể thấy rõ sự dịu hiền của Tấm cùng với hình ảnh ác độc từ mẹ con nhà Cám. Nhưng tình tiết truyện không chỉ đơn thuần nhấn mạnh điều đó mà sâu xa hơn gửi đến cho chúng ta rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống. Là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng ở Việt Nam Tấm Cám luôn chiếm vị trí trong lòng các độc giả nhỏ tuổi. Câu chuyện còn rất nhiều tình tiết hay khiến cho các bạn nhỏ cảm thấy hứng thú.
Câu chuyện kể về Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ (mẹ Cám). Tấm vất vả, khổ cực, còn Cám thì được cưng chiều. Tấm phải chịu khổ bị Cám lấy hết tép trong giỏ, làm việc quần quật, không được cho đi xem hội phải nhặt thóc lẫn với gạo. Tấm khóc bụt hiện lên hỏi, Tấm nức nở dãi bày, nghe xong Bụt giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trong lúc đi dự hội Tấm có làm rơi chiếc giày Hoàng tử nhặt được bèn ra quyết định ai đi vừa chiếc giày này sẽ được chàng lấy làm vợ... câu chuyện này phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ mẹ kế - con chồng; cuộc đấu tranh giữa và cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam. Tấm Cám chắc chắn sẽ là một câu chuyện hay để các mẹ kể cho các bé mỗi tối.
-
Các bậc cha mẹ trên toàn thế giới rất tin tưởng để đọc những câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm. Trong đó, Cô bé quàng khăn đỏ là một câu chuyện quen thuộc mà các bé rất thích thú khi lắng nghe. Tại Việt Nam, chúng không chỉ được kể chuyện trước khi đi ngủ mà còn được dạy tại các trường học mầm non cho các bé. Câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ là bài học quý giá cho bé yêu phải lễ phép, nghe lời cha mẹ. Đặc biệt, trẻ con không được cãi lời cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo. Nếu không ngoan ngoãn, hậu quả nhận được thật khó lường. Giống như cô bé trong câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm. Do cô bé làm trái lời mẹ dặn không được la cà trong rừng đã khiến cô phải đối diện với nguy hiểm, sự xâm hại của kẻ xấu. Hậu họa là cô bé và cả người bà của mình đã bị sói già nuốt chửng vào bụng.
Cô bé quàng khăn đỏ là một câu truyện cổ tích hầu hết tất cả các em nhỏ đều có ít nhất một lần được nghe. Qua câu truyện Cô bé quàng khăn đỏ đã đem lại bài học đáng giá cho các bé nhỏ và những lời nhắc nhở cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ. Cô bé còn được coi là một cẩm nang để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhỏ. Thực tế không đúng khi bị sói nuốt vào bụng thì không thể sống lại được tuy nhiên câu truyện cho cô bé được cứu sống vời lời nhắc nhở các bé phải biết vâng lời ba mẹ, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà các dọc đường, tự nhận biết được đâu là việc tốt để làm, tránh xa các việc xấu, người xấu. Đây cũng là một lời nhắc nhở đối với các bậc phụ huynh khi trẻ còn nhỏ nên dạy trẻ cách để phân biệt giữa người tốt, người xấu. Đồng thời phải giáo dục cho trẻ nếu không may gặp phải những người xấu thì trẻ nên biết làm cách nào để tự bảo vệ mình.
-
“Cô bé lọ lem” là một câu chuyện cổ tích đã in đậm trong tâm trí bao con người trên toàn thế giới. Chuyện kể về một cô gái xinh đẹp tên là Ela. Cha cô mất sớm, cô phải ở cùng bà mẹ kế độc ác cùng hai người chị cùng cha khác mẹ. Ngày ngày họ bắt cô phải làm lụng vất vả, làm những công việc bẩn thỉu như một người hầu trong nhà, trong khi các chị của cô được ăn diện xinh đẹp nhàn nhã. Do thường xuyên làm việc nặng nhọc, bịu bẩn bám đầy người, nên cô có tên gọi Lọ Lem. Một hôm Hoàng tử mở vũ hội cho phép các thiếu nữ của vương quốc tham gia, bà mẹ kế biết chuyện nên nhất quyết không cho Lọ Lem đi, bắt cô làm nhiều việc nhà. Lọ lem rất buồn và bật khóc. Thật may có bà tiên tốt bụng đã biến cô thành một thiếu nữ xinh đẹp mặc quần áo sang trọng, đi đôi dày thủy tinh. Sự xuất hiện của cô đã làm ngỡ ngàng mọi người, và gây ấn tượng mạnh với chàng Hoàng Tử. Chàng không để mắt tới bất cứ ai ngoài Lọ Lem, hai người bên nhau quên cả thời gian, cho tới lúc chuông điểm 12h vang lên, Lọ Lem vội bỏ về mà đánh rơi mất một chiếc giày. Phải xa Lọ Lem, Hoàng tử rất buồn và sai người hầu đi khắp đất nước tìm xem cô gái nào xỏ vừa chiếc giày đó sẽ lấy làm vợ...
Câu chuyện kết thúc rất đẹp khi người ta đã tìm ra Lọ Lem, và hai người lấy nhau, sống cuộc sống hạnh phúc mãi về, sau. Câu chuyện đem đến cho các bạn nhỏ một cái nhìn mới về thế giới, bên cạnh những người xấu là những người tốt luôn giúp ta vượt qua khó khăn. Ngoài việc cho người đọc thấy rằng người nhân hậu sẽ được hạnh phúc còn kẻ xấu thì sẽ bị trừng phạt, câu chuyện “Cô bé lọ lem” còn chứa đựng nhiều bài học đạo đức khác như sự nghiêm túc trong giờ giấc, tình thương giữa con người, sự đoàn kết, cách yêu thương chính mình, và việc nhận ra sự sai lầm không có gì đáng sợ. Vẻ đẹp bất tử là vẻ đẹp của tâm hồn thánh thiện và trong sáng, vẻ đẹp tô tạo từ vật chất hay âm mưu không bao giờ có thể tồn tại lâu bền...
-
Đây là câu chuyện đầy lí thú khiến các bạn nhỏ hào hứng bởi hai nhân vật dê đen và dê trắng. Có một chú Dê Trắng vào rừng tìm ăn lá non và uống. nước suối mát. Bất ngờ một con Chó Sói xuất hiện, quát hỏi Dê Trắng. Dê Trắng vì quá nhút nhát, sợ hãi nên bị Chó Sói ăn thịt. Không lâu sau đó, Dê Đen cũng đi vào rừng để tìm thức ăn và gặp mặt chú Sói hung dữ kia. Nhưng con Sói hung ác kia lại không làm được gì Dê Đen. Không phải do Dê Đen có phép thuật hay mưu mẹo gì. Mà là Dê Đen đã rất dũng cảm, thông minh nghĩ ra cách để giải quyết Sói độc ác kia. Khi được Sói hỏi những câu hỏi y hệt Dê Trắng, Dê Đen đã rất dõng dạc trả lời chứ không rụt rè sợ hãi như Dê Trắng.
Qua câu truyện Dê Trắng và Dê Đen có thể rút ra được rất nhiều bài học quý giá cho tất cả chúng ta. Hình ảnh chú Dê Trắng nhút nhát, rụt rè, yếu đuối luôn tỏ ra sợ hãi khi đứng trước kẻ được coi là mạnh hơn mình. Đây là một rào cản rất lớn khiến những người có tính giống như Dê Trắng trong truyện Dê Trắng và Dê Đen sẽ gặp nhiều bất lợi khi bị người khác hãm hại, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống xảy ra hậu quả tiêu cực vì chỉ biết lắp bắp sợ hãi trước kẻ ác rồi bị kẻ ác dồn vào bức tường cùng, sau đó nhận cái chết thảm như Dê Trắng. Trong cuộc sống, lòng can đảm chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại. Vì vậy khi sáng tác truyện cổ tích, các tác giả cũng rất chú ý đến việc ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp đặc biệt là lòng can đảm. Bởi đó là một trong những phẩm chất quý giá nhất của con người, cần phải được ngợi ca. Truyện cổ tích Dê đen, Dê trắng và Sói là một trong những truyện tiêu biểu nhất nói về lòng can đảm.
-
Một câu chuyện tình cảm thấm thía sẽ giúp bé dễ ngủ hơn. Không thể không nhắc đến truyện cô bé bán diêm. Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.
Cô bé bán diêm là một truyện ngắn thể hiện rất rõ nét tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ. Câu truyện đã kết thúc với cái chết của em bé đáng thương. Em không chết đi chỉ bởi vì cái lanh lẽo thấu xương của trời tuyết băng giá mà còn bởi vì sự vô tâm, thờ ơ của chính những con người trong xã hội ấy. Kết thúc tác phẩm bằng hình ảnh cái chết của em bé và sự vô tâm của những người qua đường, tác giả đã thể hiện rõ nỗi đau xót xa trước những số phận nghèo khổ, bất hạnh, đặc biệt là trẻ em và đồng thời lên án sự vô tâm, dửng dưng của một số người trong xã hội lúc ấy, qua câu truyện này tác giả cũng mang lại nhiều bài học và thông điệp sâu sắc vô cùng quý giá cho người đọc mọi thế hệ sau này.
-
Truyện Rùa và Thỏ là một câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop. Câu truyện xoay quanh cuộc chạy đua giữa Rùa và Thỏ. Từ cuộc chạy đua giữa hai con vật đã rút ra được những bài học rất hay và sâu sắc cho người đọc. Có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm, Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn. Rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xuê lá bên vệ đường. Vì quá tự tin vào khả năng giành chiến thắng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa chạy mãi rồi cũng đến nơi, thấy Thỏ đang ngủ ngon giấc Rùa từ từ vượt qua Thỏ và về đích trước Thỏ.
Khi Thỏ thức dậy thì rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Lúc này Thỏ biết mình đã thua cuộc vì quá tự tin vào khả năng của mình, còn Rùa chiến thắng vì kiên trì bám đuổi mục tiêu và làm việc hết sức trong khả năng của mình, cộng với một chút may mắn và giành chiến thắng. Câu chuyện mang tính giáo dục câu về sự kiên trì cố gắng, vượt qua mọi khó khăn,thử thách. Ý nghĩa của câu truyện chính là khi làm bất cứ một việc gì thì làm chậm và ổn định chắc chắn sẽ chiến thắng. Và cũng đừng giống Thỏ nghĩ mình chạy nhanh nên đã tự cao tự đại coi thường Rùa. Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện Rùa và Thỏ đó là một bài học giáo dục về tính kiên trì, siêng năng, nhẫn nại, không tự cao tự đại, không làm việc bất cẩn, thiếu kỉ luật. Truyện tưởng đã quá xa và không còn lạ gì, nhưng đến nay vẫn có không ít điều khiến chúng ta phải suy ngẫm.
-
Giấc ngủ của bé sẽ ngon hơn khi được nghe kể về câu chuyện Cây tre trăm đốt. Truyện cổ tích cây tre trăm đốt là một câu chuyện dân gian được truyền miệng từ đời này sang đời khác, bất cứ trẻ em, người lớn nào cũng biết. Truyện mang lại những bài học nhân văn và ý nghĩa vô cùng sâu sắc, răn dạy con người ta phải sống sao cho thiện lương nhất. Câu chuyện kể một anh trai cày mô côi cha mẹ từ bé. Anh được một lão nhà phú hộ thuê. Vốn hiền lành, chất phác nên lão bảo gì anh làm nấy. Một hôm, lão gọi anh đến dỗ ngon, dỗ ngọt: “Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Tưởng thật, chàng trai ngày đêm làm việc, nhà phú ông trở nên giàu có, nhà cửa, ruộng vườn là bạt ngàn. Thế nhưng, lão phú ông lại có âm mưu muốn gả con gái của mình cho một người lái buôn giàu có khác. Đến ngày gả cưới con gái, lão phú ông liền gọi chàng trai đến và nói hãy vào rừng và tìm một cây tre trăm đốt về, lão sẽ gả con gái cho.
Nghe lời, chàng trai liền vào rừng và tìm kiếm, nhưng tìm mãi không thấy, anh ngồi khóc thì bụt hiện lên chỉ cách cho tìm được cây trẻ trăm đốt. Khi chàng trai trở về nhà phú ông đang mở tiệc ăn mừng lớn, chàng trai làm theo lời ông bụt chỉ hô “khắc nhập”, một cây tre trăm đốt hiện ra. Lão phú ông liền chạy đến rồi bị dính luôn vào cây tre, van nài mãi chàng trai liền hô “khắc xuất”. Lão phú ông đành phải gả con gái cho chàng trai và hai vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau. Qua câu chuyện, thấy được “ở hiền gặp lành” còn ngược lại “ở ác gặp ác”. Cái thiện luôn thắng cái ác. Qua câu chuyện cũng muốn dạy cho chúng ta phải biết phân biệt đúng sai, kẻ xấu, người tốt trong cuộc sống. Nếu chúng ta đứng về phía người tốt, bênh vực kẻ yếu và những việc làm đúng đắn, chúng ta cũng sẽ nhận được những điều xứng đáng nhất. -
Đến với sự tích cây khế các bạn nhỏ sẽ được nghe kể về một con người biết sẻ chia, tốt bụng, hào phóng. Truyện Sự tích cây khế là một câu truyện cổ tích Việt Nam rất thân thuộc với các trẻ nhỏ Việt Nam. Câu truyện rất hấp dẫn và rất thu hút những độc giả nhỏ tuổi. Nhưng ẩn chứa trong câu truyện ly kỳ này lại là những bài học rất đáng giá, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người thông qua hình ảnh của hai người anh em. Truyện kể về hai anh em nọ khi cha mẹ mất để lại gia tài thì người em chỉ được 1 cây khế và căn chồi nhỏ. Cho đến khi chim ăn khế và trả ơn bằng vàng thì người anh lại sinh lòng tham lam. Tuy nhiên, khi người anh cũng được chim chở đi trả công bằng vàng thì vì chính sự tham lam này đã làm người anh rơi xuống biển.
Truyện Sự tích cây khế là một câu truyện rất hay, một câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu truyện Sự tích cây khế còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Truyện còn muốn nhắc nhở rằng là anh em ruột thịt với nhau thì phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau đừng vì đồng tiền mà làm việc tàn nhẫn với nhau đừng vì lòng tham mà đánh mất đi bản thân của mình hay vì lòng tham mà bị rơi xuống vực thẳm như người anh, tham lam khiến con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa hơn. Bên cạnh đó hãy nhớ làm việc thiện, sống hiền lành đức độ chắc chắn sẽ gặp được nhiều điều may mắn và tốt đẹp trong cuộc sống.
-
“Cậu bé Tích Chu” là câu chuyện kể về một cậu bé tên là Tích Chu mồ côi cha mẹ từ bé phải ở với bà. Bà rất thương Tích Chu lo lắng, chăm sóc cậu bé. Tích Chu hứa sau này sẽ yêu thương mà chăm sóc bà. Nhưng khi lớn lên Tích Chu mải mê đi chơi với bạn mà không biết bà bị ốm, cho đến khi bà hóa thành chim bay đi mất thì Tích Chu mới hối hận và tìm mọi cách đưa bà trở về nhà với cậu. Cậu đi tìm nước suối tiên đem về cho bà uống. Sau bao khó khăn, vất cả Tích Chu đã tìm được nước suối tiên. Sau khi uống bà trở lại bình thường. Hai bà cháu sống vui vẻ, hạnh phúc. Câu chuyện dễ hiểu, vì bé nào cũng có bà, và các bé có thể liên tưởng được giữa tình cảm bà cháu của bạn Tích Chu với tình cảm bà cháu của chính các bé.
Câu truyện cổ tích cậu bé Tích Chu là một câu truyện mang đầy ý nghĩa sâu sắc để giáo dục cho các bé biết quan tâm, yêu thương mọi người nhất là những người trong gia đình của mình, biết vâng lời người lớn, không được ham chơi. Qua đó còn cho các bé thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình đã giúp cho cậu bé Tích Chu vượt qua rất nhiều khó khăn. Câu truyện cậu bé Tích Chu đã giáo dục cho các bé một bài học rất sâu sắc rằng các bé nhỏ phải biết quan tâm, yêu thương mọi người trong gia đình, những người có công ơn nuôi nấng mình. Khi người lớn dạy bảo những gì các bé đều phải lắng nghe và vâng lời, không được ham chơi mà bỏ mặc người lớn khi bệnh hoạn...
Võ Lục 2018-04-21 20:25:48
Tổng hợp được nhiều truyện cổ tích hay.Hải Hằng 2018-04-21 20:24:38
Tôi hay kể chuyện Tấm Cám