Top 10 Vị vua nổi tiếng nhất Trung Quốc

Thu Thảo Lê 19191 1 Báo lỗi

Trung Quốc là một đất nước có nền văn hóa, lịch sử lâu đời với các triều đại nối tiếp nhau. Và dưới đây là những vị hoàng đế khai thiên lập quốc ra vương triều ... xem thêm...

  1. Nhắc đến những nhà vua vĩ đại nhất và nổi tiếng nhất của Trung Quốc, không thể không nhắc đến vị vua đầu tiên của triều đại nhà Tần. Đó chính là Tần Thủy Hoàng. Ông sinh năm 259 TCN và mất vào năm 210 TCN. Ông lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa và chứng tỏ nhà Tần còn vĩ đại hơn các triều đại trước, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng đế" và tự gọi mình là Thủy Hoàng đế.

    Tần Thủy Hoàng
    là người đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc phong kiến Trung Hoa kéo dài mãi đến khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912. Sau khi thống nhất Trung Hoa, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt cải cách lớn về kinh tế và chính trị, bao gồm thiết lập hệ thống quan lại nắm quyền ở địa phương do triều đình chỉ định thay vì phân chia ban tước cho các quý tộc như trước kia, cho phép nông dân sở hữu đất, thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, đi lại, đồng thời xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ. Mặc dù nổi tiếng tàn bạo, nhưng ông cũng có nhiều ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc. Và một trong những thành công của ông chính là thống nhất 6 tiểu vương quốc thành một quốc gia rộng lớn. Đặc biệt, ông chính là người đã cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành - hiện nay đã trở thành một trong những kỳ quan cổ đại của thế giới.

    Tần Thủy Hoàng
    Tần Thủy Hoàng
    Tần Thủy Hoàng
    Tần Thủy Hoàng
    Giản Mạt Mạt 2017-11-25 22:57:12
    Đúng ra Tần Thủy Hoàng phải là số 1 vì ông là ng đã thống nhất đc trung hoa từ 7 tiểu vương quốc( mà kô ai làm đc) và là vị vua đầu tiên của trung quốc

  2. Hán Quang Vũ Đế, hay còn gọi Hán Thế Tổ, húy Lưu Tú, biểu tự Văn Thúc, là vị hoàng đế sáng lập triều đại Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời là vị Hoàng đế thứ 16 của nhà Hán. Ông trị vì từ ngày 5 tháng 8 năm 25 đến khi mất, tổng cộng 32 năm.


    Là dòng dõi xa của nhà Tây Hán và từng tham gia khởi nghĩa Lục Lâm chống lại chính quyền Vương Mãng, Hán Quang Vũ Đế đã ly khai khỏi chính quyền mới của Lục Lâm, đánh bại các lực lượng cát cứ và thống nhất quốc gia, mở ra thời kỳ thịnh trị của Trung Quốc sau nhiều năm biến động, được gọi là Quang Vũ trung hưng.


    Trong lịch sử Trung Quốc, Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú được đánh giá cao với tài cầm binh, sau khi xưng Đế đã đích thân dẫn binh thảo phạt tứ phương, thu phục nhiều quân phiệt và củng cố chính quyền nhà Hán sau một thời gian bị gián đoạn. Ông trọng hiền đãi sĩ, khoan hậu trọng tín, nên được chư hầu Đậu Dung, tướng Mã Viện đều quy phục. Khác với tổ tiên Hán Cao Tổ Lưu Bang, hoặc các vị Hoàng đế khai quốc về sau như Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, ông không sát hại hiền thần theo mình như họ, mà thiện đãi, khuất phục họ phục vụ mình cho đến hết triều đại của mình.


    Đối với Hung Nô, Hán Quang Vũ Đế sáp nhập Nam Hung Nô vào lãnh thổ nhà Hán, nhập vào 8 quận biên phòng phía Bắc gồm: Bắc Địa, Sóc Phương, Ngũ Nguyên, Vân Trung, Định Tương, Nhạn Môn, Đại Quân và Tây Hà. Quang Vũ cho phép Thiền vu ngự tại Mỹ Tắc huyện của Tây Hà. Theo thời gian, diên biên Bát quận này ngày càng trở thành một thế lực mạnh, vừa góp phần giúp nhà Hán ngăn chặn Bắc Hung Nô, lại tự tạo thành 1 thế lực quân phiệt. Đến thời kì giữa Đông Hán, bên cạnh loạn người Khương thì Bát quận thường xuyên nổi loạn, tạo thành một mối họa Bắc phiên trong suốt thời gian còn lại của Đông Hán.

    Hán Quang Vũ Đế
    Hán Quang Vũ Đế
    Hán Quang Vũ Đế
    Hán Quang Vũ Đế
  3. Hán Vũ Đế là vị vua thứ 7 của triều đại nhà Hán. Ông sinh ra vào năm 156 TCN và mất vào năm 87 TCN. Ông là con trai thứ 11 của Hán Cảnh Đế, vua thứ sáu của nhà Hán. Khi mới 7 tuổi, Lưu Triệt giành được ngôi Thái tử của huynh trưởng của mình là Lưu Vinh. Năm 141 TCN, sau cái chết của cha, ông kế vị Hoàng đế lúc 16 tuổi và cai trị từ năm 140 TCN đến 87 TCN (54 năm), là vị hoàng đế trị vì lâu nhất trong Lịch sử nhà Hán và cả lịch sử Trung Quốc từ sau đời Tần Chiêu Tương vương đến trước đời Khang Hi.


    Ông được đánh giá là một hoàng đế tài ba (Hán Vũ thời đại), đã làm nhiều việc củng cố nền cai trị và mở cửa ra bên ngoài. Dưới thời trị vì của ông, nhà Hán đã phát triển lớn về chính trị và quân đội, tiến hành các cuộc xâm lược vào Vệ Mãn Triều Tiên, Dạ Lang, Hung Nô, Nam Việt, Mân Việt, Đông Âu; kết thân và thiết lập quan hệ với các nước ở phía tây, mở rộng lãnh thổ phía đông đến bán đảo Triều Tiên, phía bắc đến vùng sa mạc Gobi, phía nam tới miền Bắc Việt Nam và phía tây vươn ra tận Trung Á; ngoài ra ông còn chủ trương sử dụng Nho giáo làm tư tưởng trị nước, nhưng cũng tôn sùng Đạo giáo. Hán Vũ Đế cùng Tần Thủy Hoàng được đánh giá là những vị Hoàng đế vĩ đại bậc nhất trong thời kỳ đầu của Đế quốc Trung Hoa, được xưng tụng bằng cụm từ Tần Hoàng Hán Vũ. Cuối đời, do tin vào thuật trường sinh bất lão, Hán Vũ Đế đã tiêu tốn rất nhiều vàng bạc để đi tìm thuốc trường sinh và tin dùng gian thần Giang Sung, dẫn đến vụ án Vu Cổ vào năm 91 TCN và cái chết của Thái tử Lưu Cứ, con trai trưởng của ông. Ông qua đời ở tuổi 69.

    Hán Vũ Đế
    Hán Vũ Đế
    Hán Vũ Đế
    Hán Vũ Đế
  4. Tùy Văn Đế sinh năm 541 và mất vào năm 604. Giống như tên hiệu của ông, Tùy Văn Đế chính là người đã sáng lập triều đại nhà Tùy. Ông cũng là vị hoàng đế người Hán đầu tiên cai trị toàn bộ Trung Nguyên kể từ sau Loạn Ngũ Hồ tính từ thời Lưu Tống (nếu không kể giai đoạn bắc phạt ngắn ngủi của Lương Vũ Đế). Tùy Văn Đế còn nổi tiếng vì là một trong những vị hoàng đế không có nhiều thê thiếp của thời phong kiến Trung Quốc (chỉ sau Tây Ngụy Phế Đế và Hoằng Trị Đế là hai vị hoàng đế cả đời chỉ lấy một vợ.) Văn Đế dù có nạp hai người thiếp, nhưng không bao giờ có quan hệ tình ái với họ trước khi hoàng hậu Độc Cô Già La, người vợ mà ông yêu thương sâu sắc, qua đời.


    Tùy Văn Đế được các sử gia đánh giá là một Hoàng đế tài giỏi, đã đem lại thái bình và thịnh vượng cho Trung Hoa sau hàng trăm năm chia cắt, khai sáng ra Khai Hoàng chi trị, tạo tiền đề vững chắc cho triều đại nhà Đường thịnh trị về sau. Dưới thời của ông, năm 589 TCN, đất nước Trung Quốc lại được thống nhất sau hơn 250 năm chia cắt từ ngày sụp đổ của Tây Tấn năm 316. Ông cũng cho đẩy mạnh xây dựng kênh đào Vận Hà, một công trình thủy lợi có ý nghĩa quan trọng của Trung Quốc thời phong kiến cho đến tận ngày nay.

    Tùy Văn Đế
    Tùy Văn Đế
    Tùy Văn Đế
    Tùy Văn Đế
  5. Ông sinh năm 927 và mất vào năm 976. Ông chính là vị hoàng đế sáng lập ra vương triều nhà Tống - một trong những triều đại có nhiều vị anh hùng cứu thế và những câu chuyện thú vị chốn quan trường. Tống Thái Tổ trong lịch sử thường được đánh giá ngang với các bậc đại đế như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông. Ông sáng lập ra vương triều Tống, gần như thống nhất đất nước đến khi mất. Trong thời gian trị vì Thái Tổ đã tiêu diệt và sáp nhập Nam Đường, Hậu Thục, Nam Hán và Kinh Nam vào bản đồ Nhà Tống, chỉ còn lại Bắc Hán, chấm dứt thời loạn lạc cát cứ Ngũ Đại Thập Quốc của các tiết độ sứ suốt mấy chục năm từ cuối thời Đường. Ông còn thực hiện cải cách hành chính tập trung binh quyền, giảm sưu thuế, trả lại đất đai cho dân nghèo, mở khoa cử tuyển nhân tài từ những người đọc sách tầng lớp dưới. Những việc làm trên đã giúp Nhà Tống mới thành lập được ổn định và trở thành vương triều thống trị Trung Quốc hơn 300 năm.


    Ông còn là hoàng đế nhân từ nổi tiếng trong lịch sử, không sát hại các công thần như các hoàng đế khác ví dụ như Lưu Bang hay Chu Nguyên Chương. Năm 976, Tống Thái Tổ bất ngờ qua đời, sử sách ghi lại nói rằng ông bị bệnh, ngôi vua được truyền lại cho người em là Triệu Quang Nghĩa, tức là Tống Thái Tông. Tuy nhiên việc này đã bị người đương thời cũng như hậu thế nghi ngờ về tính chân thật, nhiều người cho rằng chính em trai đã sát hại ông để đoạt ngôi báu và các con ông cũng bị ám hại sau đó. Nghi án này mãi đến nay vẫn là một bí ẩn.

    Tống Thái Tổ
    Tống Thái Tổ
    Tống Thái Tổ
    Tống Thái Tổ
  6. Ông xuất thân từ tầng lớp tá điền nghèo khổ, từng giữ dê chăn bò cho địa chủ. Ngoài ra, người đời còn gọi ông với tên là Chu Nguyên Chương. Ông là vị hoàng đế khai quốc của Hoàng triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 1368 đến 1398. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là Hồng Vũ Chi Trị. Ông được xem như là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng to lớn của mình với đất nước, nhưng cũng bị chê trách vì sự hà khắc, cũng như sát hại hàng loạt những công thần khai quốc trong thời gian nắm quyền.

    Vào giữa thế kỷ XIV, cùng với nạn đói, thiên tai, dịch bệnh và các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra khắp nơi, Chu Nguyên Chương trở thành nhà lãnh đạo của một lực lượng đã chinh phục Trung Hoa và chấm dứt nhà Nguyên, buộc người Mông Cổ phải rút vào thảo nguyên Trung Á. Với việc chiếm được Đại Đô của nhà Nguyên, ông tuyên bố thiên mệnh thuộc về mình và lập ra nhà Minh vào năm 1368. Chỉ tin vào gia đình, ông phân phong đất đai cho các con trai thành các phiên quốc trấn thủ các vùng đầm lầy phía bắc và thung lũng sông Dương Tử. Đích trưởng tử, thái tử Chu Tiêu và đích trưởng tôn Chu Hùng Anh của ông chết sớm, những việc này đã khiến ông chọn đích tôn Chu Doãn Văn làm người kế vị cùng với việc ban bố Hoàng Minh Tổ Huấn. Nhưng những việc này đều thất bại, khi Chu Doãn Văn quyết định ra tay thanh trừng những người chú của mình. Điều này đã dẫn đến cuộc nổi loạn thành công của Yên Vương Chu Đệ, con trai thứ tư của ông.

    Minh Thái Tổ
    Minh Thái Tổ
    Minh Thái Tổ
    Minh Thái Tổ
  7. Minh Thành Tổ (1360 – 1424), ban đầu truy tôn là Minh Thái Tông, là hoàng đế thứ ba của nhà Minh, tại vị từ năm 1402 đến năm 1424. Ông chỉ dùng niên hiệu Vĩnh Lạc, nên còn được gọi là Vĩnh Lạc Đế. Ông được coi là hoàng đế kiệt xuất nhất nhà Minh, và là một trong các hoàng đế kiệt xuất nhất lịch sử Trung Quốc, được xưng tụng là Vĩnh Lạc đại đế. Thời kỳ của ông được ca ngợi là Vĩnh Lạc thịnh thế, đưa Đại Minh vươn tới đỉnh cao quyền lực.


    Ông được đánh giá là vị hoàng đế tài giỏi nhất triều đại nhà Minh và là một trong những vị hoàng đế tài giỏi nhất lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ trị vì đất nước, ông đã giúp Đại Minh phát triển đỉnh cao về quyền lực. Ông tạo ra hệ thống kiểm duyệt phức tạp, cách chức tham quan tung tin đồn bất lợi. Sau đó, ông cho thu hồi đất đai để phát lại cho dân nghèo đã mất đất trong chiến tranh, giảm thuế ở các vùng bị tàn phá nặng nề nhất. Việc này giúp ông sử dụng tối đa lực lượng lao động, và tối đa hóa sản lượng dệt may và nông nghiệp. Dưới thời ông, học giả đương thời đã hoàn thành công trình đồ sộ Vĩnh Lạc đại điển. Trong những năm Minh Thành Tổ trị vì, công trình Đại Vận hà gần như đã được hoàn thành và Đại Vận hà được dùng để di chuyển các hàng hóa nhập khẩu đến từ khắp nơi trên thế giới. Việc này cũng giúp cho giao thông phát triển, lương thực từ phía nam có thể dễ dàng vận chuyển ra phía bắc đảm bảo cho các cuộc chinh phạt Mông Cổ của hoàng đế.

    Minh Thành Tổ
    Minh Thành Tổ
    Minh Thành Tổ
    Minh Thành Tổ
  8. Một trong những vị vua nổi tiếng nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa, chính là Đường Thái Tông - vị vua thứ 2 của triều đại nhà Đường - hay ông còn được biết đến với tên gọi Lý Thế Dân. Ông sinh năm 599 và mất năm 649. Ông chính là người dám đứng lên chống lại và lật đổ nhà Tùy, cùng với cha ông là Đường Cao Tông thành lập nên triều đại mới - triều đại nhà Đường. Trong suốt quãng thời gian ông trị vì, xã hội phong kiến nhà Đường lúc bây giờ rất phát triển, nhân dân được sung túc, ấm no. Ông còn giúp lãnh thổ Trung Hoa được mở rộng bao gồm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc ngày nay, một phần lớn của Trung Á và một phần của Việt Nam.


    Triều đại của ông, thường gọi là Trinh Quán chi trị, được xem như biểu mẫu để so sánh với tất cả các triều đại sau và các quân chủ đời sau đều bắt buộc phải học tập, cũng như đối với các nước đồng văn Việt Nam, Nhật Bản. Thành quả mà triều đại của Thái Tông đạt được đã đặt nền móng vững chắc cho triều đại của cháu cố ông sau này là Đường Huyền Tông trở thành thời đại hoàng kim nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, sử gọi là Khai Nguyên thịnh thế. Một thế kỷ sau khi Đường Thái Tông mất, Nhà Đường vẫn được hưởng hòa bình và thịnh vượng.

    Đường Thái Tông
    Đường Thái Tông
    Đường Thái Tông
    Đường Thái Tông
  9. Khi nhắc đến những vị vua nổi tiếng của Trung Quốc, không thể không kể đến vị vua là phụ nữ đầu tiên trong toàn bộ lịch sử hào hùng của Trung Hoa Võ Tắc Thiên. Bà xuất thân từ gia tộc họ Võ có nguồn gốc từ vùng Văn Thủy, Tinh Châu (nay là Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc). Cha bà là Võ Sĩ Hoạch, xuất thân trong một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây, ông nội Võ Hoa, từng nhậm Quận thừa Lạc Dương giàu có. Mẹ bà là Kế thất phu nhân Dương thị, xuất thân từ gia đình quý tộc hoàng gia nhà Tuỳ, là con gái của tông thất Dương Đạt - em trai của Kiến Đức vương Dương Hùng, con trai của Dương Thiệu, tộc huynh của Tùy Văn Đế Dương Kiên của nhà Tùy. Khi đánh giá khái quát lịch sử Trung Hoa, Võ Tắc Thiên cùng 2 vị "Nữ hoàng không miện" là Lã hậu và Từ Hi Thái hậu là 3 phụ nữ nắm quyền lực tối cao nhất từng xuất hiện trong các triều đình phong kiến Trung Hoa, bị dân gian coi là những "gian hậu loạn triều" tàn ác bất nhân với cả người thân, làm nghiêng đổ xã tắc.


    Tuy bà được miêu tả là người phụ nữ tàn nhẫn và độc ác song không thể không nhắc đến những công lao to lớn của bà đã góp phần đưa xã hội và kinh tế phát triển. Bà cũng đã giúp lãnh thổ của Trung Hoa được mở rộng sang khu vực Trung Á và chiếm được bán đảo Triều Tiên. Bà cũng là người khuyến khích cho Phật giáo phát triển trong nước. Tuy nhiên, do tư tưởng nam tôn nữ ti đã ăn sâu trong lòng xã hội phong kiến, lại thêm tính cách độc ác, hà khắc trong việc cai trị khiến đông đảo cựu thần nhà Đường không phục. Cuối đời, bà có hai nam sủng là anh em họ Trương, Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi, cùng họ dâm loạn trong cung, vì sủng ái hai anh em mà bà dung túng cho 2 người chuyên quyền, khiến nhiều quần thần bất bình. Ngoài những điều tốt đẹp bà đã làm cho đất nước, bà còn nổi tiếng vì độ hoang dâm cũng như sự tàn ác khi ra tay giết chết con ruột của chính mình.

    Võ Tắc Thiên
    Võ Tắc Thiên
    Võ Tắc Thiên
    Võ Tắc Thiên
  10. Trong lịch sử Trung Quốc, khi nhắc đến những vị vua nổi tiếng và vĩ đại nhất thì không thể không nhắc đến hoàng đế Khang Hy. Ông sinh năm 1654 và mất vào năm 1722. Khang Hi là Hoàng đế ngồi trên ngai vàng lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc (61 năm) và là một trong những nhà cai trị tại vị lâu nhất trong lịch sử thế giới. Ông chính là người đã tiêu diệt tên gian thần Ngao Bái cùng với đồng đảng của tên gian thần này. Ngoài ra, ông cũng là người đưa ra được nhiều sách lược trong các cuộc chiến tranh với các nước chư hầu. Một trong những thành công của ông chính là đánh chiếm được hòn đảo Đài Loan.


    Trong lịch sử triều Thanh, Khang Hi Đế được đánh giá là vị Hoàng đế tài ba lỗi lạc bậc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh sau một loạt chiến tranh và những chính sách tích cực khiến dòng họ Ái Tân Giác La ngồi vững vị trí Hoàng đế ở Trung nguyên. Ông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc và được xưng tụng là Khang Hy Đại đế. Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh đã hoàn thành thống nhất và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, Đài Loan, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga, bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.

    Khang Hy
    Khang Hy
    Khang Hy
    Khang Hy



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy