Top 10 Tuyệt chiêu trả giá và mặc cả khi mua hàng
Hiện nay mọi người nhiều người vẫn thích cách mua hàng truyền thống là đi dạo các khu chợ vào cuối tuần, được nhìn tận mắt, sờ tận tay. Nhưng rất có thể bạn sẽ ... xem thêm...bị bị chặt chém mua đồ với giá trên trời khi đi chợ? Bài viết này toplist sẽ giới thiệu tuyệt chiêu hữu ích và cần thiết, giúp bạn trở thành khách hàng thông thái và không lo bị "hớ" khi mua sắm, để bạn có thể mua được những món đồ ưa thích với giá cả hợp lí nhất.
-
Tham khảo giá trước, và mặt hàng cầnn mua
Bạn phải lên danh sách những món đồ cần mua một cách chi tiết để tránh mua thừa hoặc thiếu. Thực tế đã chứng minh, khi đến chợ, mọi người thường có xu hướng bị cuốn vào những hàng quán lạ lẫm, mới mẻ hoặc đông vui mà quên mất những ý định ban đầu.
Tiếp đó, bạn nên tham khảo giá từ bạn bè, các trang mạng review sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn ước chừng được giá của mặt hàng đó. Tùy từng nơi giá sẽ có chênh lệch chút ít. Nhưng thông thường nếu hai sản phẩm dòng thời trang cùng chất lượng, mẫu mã, chỉ khác nhau địa điểm bày bán thì giá thành sẽ chỉ chênh từ 10.000đ- 50.000đ. Với thực phẩm thì mức độ này sẽ chỉ tính bằng nghìn.
Điều này rất quan trọng vì nó giúp bạn nắm thế chủ động khi đi chợ. Ngày nay với nhiều công cụ tiện ích thì việc tra cứu giá trước từ nhà là rất đơn giản. Do đó, hãy dành chừng 30 phút trước khi đi mua quần áo bạn hãy tham khảo qua trên mạng xem mặt hàng đó có giá chung tầm bao nhiêu. Nếu bạn đến một khu chợ để mua quần áo, khi thích một món đồ thì bạn nên đi tham khảo giá ở nhiều cửa hàng khác vì mẫu mã ở các cửa hàng trong cùng một khu chợ tương đối giống nhau. Cửa hàng nào đưa ra mức giá thấp nhất thì bạn hãy trả giá để mua sản phẩm được giá tốt nhất. Việc khảo sát mặt hàng mình muốn mua ở nhiều cửa hàng hoặc tìm trên mạng xem giá chung tầm bao nhiêu sẽ cho bạn thêm kinh nghiệm và hiểu biết thêm về giá cả để trả giá cho phù hợp.
-
Chọn những "mối" quen
Bạn đã từng mua được những sản phẩm ở một cửa hàng với mức hợp lý, tức là cửa hàng đó không nói thách hoặc thách ít thì nên quay lại đó trong những lần mua sắm sau. Với một chỗ bán hàng với giá phải chăng, hãy trở thành khách hàng thân thiết ở nơi đó. Việc này sẽ khiến bạn không bị làm giá và đôi khi còn được chủ hàng vui vẻ bớt thêm nữa đấy. Những quầy hàng ở chợ thường có bán các mặt hàng giống nhau nên bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian khi mua ở những chỗ quen đấy.
Hơn nữa, khi mua hàng chỗ quen bạn sẽ yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm vì các mặt hàng bạn đã sử dụng tốt trước đó. Nhưng khi mua hàng ở cửa hàng lạ có thể giá rẻ hơn nhưng chất lượng tốt hay không thì chúng ta chưa thể chắc chắn được.
-
Mạnh dạn trả giá
Khi mua hàng bạn đừng ngại khi trả giá "mạnh". Nhiều bạn có tâm lí khá ngại ngùng khi phải mặc cả khi mua hàng, nhất là các bạn nam hoặc chỉ trả giá thấp xuống một chút. Nhưng bạn nên biết rằng, người bán hàng nắm bắt được tâm lí đó nên nói thách khá cao đấy. Vì vậy bạn hãy trả giá xuống thấp (ví dụ như khoảng một nửa), nếu người bán không kiên quyết không bán thì nâng dần lên. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nên nâng giá lên từ 10 đến 50 nghìn đồng trong một lần nâng giá.
Quy tắc mặc cả được chấp nhận rộng rãi là bắt đầu bằng cách trả một nửa giá niêm yết. Nghe có vẻ lố bịch, nhưng bạn cũng sẽ chẳng mua được với giá đó. Hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận ánh mắt nhướng lên, tiếng thở dài, và đủ kiểu biểu lộ kinh ngạc từ người bán. Tuy nhiên, với kiểu trả giá mạnh tay ngay từ đầu, bạn sẽ tạo ra không gian để mức giá nhích dần lên trong khoảng chấp nhận được. Nếu bạn bị từ chối, những chủ hàng khác gần đó có thể đồng ý thương lượng với bạn.
-
Tìm cách "dìm hàng" sản phẩm
Khi muốn mua hàng hóa ai mà chẳng muốn mua được hàng tốt với giá rẻ hơn, lợi cho mình nhiều hơn nhưng không phải là mặc cả giá bình thường mà dùng cách vạch vòi tìm lỗi của hàng hóa để chê bai chất lượng nhằm mục đích giảm giá trị của sản phẩm để mua được với giá rẻ hơn đó gọi là cách “Dìm Hàng”.
Khi bạn thực sự thích một món hàng và đang trong quá trình trả giá để mua mua được sản phẩm bạn nên tìm ra những khuyết điểm nhỏ của sản phẩm đó ( ví dụ: chê đường chỉ may không đẹp lắm, sứt chỉ, bám bụi, màu không được đẹp lắm). Như vậy, việc mặc cả để mua được với mức giá thấp sẽ đơn giản hơn nhiều đấy. Và có thể người bán sẽ chấp nhận giảm giá sản phẩm xuống mức phù hợp hơn.
-
Tạo ấn tượng tốt với người bán hàng
Lời mở đầu tốt đẹp không chỉ có thể mang lại sự kính trọng của người bán hàng, mà còn có thể làm cho người bán hàng hào hứng về những câu nói tiếp theo của bạn. Trong quá trình giao lưu với người bán hàng, một lời mở đầu tốt đẹp có thể xây dựng cho bạn một cơ sở vững chắc trong quá trình xúc tiến công việc tiếp theo. Tôi chắc chắn rằng ai cũng thích những lời nói dễ nghe, cũng như những lời khen tặng. Vì vậy, bạn tiếc gì khi dành tặng những lời khen cho người bán hàng đúng không.
Ví dụ bạn có thể khen người bán hàng có duyên, trẻ trung ... Khi vui vẻ thì người bán hàng rất dễ bớt cho bạn thêm vài giá, biết đâu lại có thể mua được giá cực hời luôn đấy. Tuyệt chiêu này đơn giản dễ áp dụng mà khả năng thành công lại rất cao. Dù khách hàng là thượng đế nhưng không người bán nào muốn giao dịch với vị thượng đế khó tính và nóng nảy. Thực tế, rất nhiều người bán hàng sẵn sàng giảm giá cho khách hàng nào mà họ có thiện cảm.
-
Sử dụng hiệu ứng đám đông
Hiệu ứng đám đông có thể được hiểu là những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác. Người ta thường chạy theo những cái mà đám đông cho là hay, đúng và sáng suốt, nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc. Hội chứng theo đám đông có lẽ xảy ra từ khi loài người chung sống cộng đồng với nhau. Xưa kia, hội chứng này thường diễn ra một cách tự nhiên nhưng thời đại ngày nay, nó có thể do chính con người dựng nên. Tuy nhiên hiện nay, hiệu ứng đám đông đã được coi là một vũ khí quan trọng được sử dụng trong mọi lĩnh vực nhằm đạt được mục đích mong muốn.
Khi đi mua sắm tốt nhất bạn nên rủ thêm vài người bạn đi cùng. Đi cùng nhau có rất nhiều tác dụng: trước hết là sẽ được vui vẻ và lại có thêm người tư vấn cho những món đồ bạn mua. Đặc biệt là khi đi theo đám đông thì việc trả giá sẽ rất thuận lợi, mỗi người thêm vào một câu "xuống giá" đảm bảo bạn sẽ nhanh chóng mua được món đồ đó. Hãy đi ít nhất 2 người trở lên và cùng nhau trả giá, mỗi người “xuống giá” hộ một câu đảm bảo sẽ có hiệu quả. Nếu đi một mình, bạn sẽ không nói lại được người bán hàng. Đây là chiêu áp đảo tâm lý người bán.
-
Thái độ mua hàng
Khi bán hàng người bán sẽ nhìn vào thái độ của bạn để đánh giá xem có thể bán được mặt hàng đó với giá cao không. Vì vậy, bạn đừng tỏ ra quá thích món đồ đó trước mặt người bán hàng, mà phải giữ thái độ lạnh lùng, hãy tỏ ra rằng mình sẵn sàng đi hàng khác để mua được hàng với giá tốt hơn. Lý do là vì người bán tin rằng vì quá thích mà bạn sẽ cố "dấn" thêm một chút tiền để mua nên họ sẽ kiên quyết không giảm giá.
Vậy nên, dù bạn đã tìm thấy món đồ rất ưng ý ở của hàng, nhưng khi trả giá bạn nhất quyết không được thể hiện ra cho người bán hàng biết rằng bạn cực kì thích món đồ đó. Nếu người bán hàng nắm bắt được rằng bạn đang rất muốn mua thì họ sẽ nhất quyết không bớt giá vì cho rằng có thể bán được với giá cao hơn. Bạn nên tỏ ra không quá thích sản phẩm đó. Khi trả giá xuống thật thấp mà người bán không đồng ý thì hãy quay đi không mua nữa thì người bán hàng nhất định sẽ gọi bạn quay lại và tiếp tục việc thương lượng.
-
Thời gian mua hàng tốt nhất
Việc mặc cả thành công hay thất bại một phần có thể phụ thuộc vào thời điểm mua hàng. Nếu là người mua đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ khó lòng được giảm giá nhiều. Bởi tâm lý của người bán khi bán những món hàng đầu tiên là phải "bán đắt" thì mới may mắn. Nhưng nếu bạn đi mua hàng vào thời điểm người ta sắp đóng cửa hoặc dọn hàng, bạn sẽ được ưu ái mua hàng với giá mềm hơn mà không cần mặc cả nhiều. Lúc đó, người bán hàng nóng lòng muốn về nhà nhưng trước khi đóng cửa sẽ muốn bán thêm được vài món đồ. Đây là thời điểm bạn rất dễ mặc cả được giá thấp vì người bán hàng muốn bán nhanh để đóng cửa hàng.
Bạn cũng nên chọn đi mua đồ những ngày trời âm u đúng kiểu "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Bởi, vào những ngày này, người ta khó bán được hàng nên cũng dễ dàng bán cho bạn một món hàng nào đó hơn. Vì vậy, nếu mua hàng vào những thời điểm này bạn sẽ dễ dàng có thể mặc cả xuống mức giá phù hợp nhất. -
Làm người “mở hàng”
Theo tâm lý chung mọi việc khởi đầu đều khó khăn, mà "Đầu xuôi thì đuôi lọt!". Riêng trong nghề buôn bán lại càng bấp bênh, có ngày mua may bán đắt, có ngày ngồi suốt buổi chẳng ai ngó tới, có tháng lời lãi nhiều, lợi lộc lớn, có tháng thua lỗ mất cả chì lẫn chài. Vì vậy không những chọn ngày mở hàng đầu năm, mà cả đầu tháng, đầu tuần, từng ngày còn phải để ý đến chuyện mở hàng: mở hàng vào lúc nào ? Bán cho ai "Nhẹ vía" để cả ngày bán đắt hàng?
Theo tâm linh của người Việt, người “mở hàng” rất quan trọng, nếu “mở hàng” mau lẹ, thuận lợi thì cả ngày hôm đó buôn bán sẽ rất dễ dàng và ngược lại. Thế nên nhiều tiểu thương luôn dành một cái giá “đặc biệt” cho người “mở hàng”. Tuy nhiên cũng nên cẩn thận, vì khi bạn là người mở hàng mà lại không mua hay làm mọi việc rắc rối vì trả giá nhiều người bán sẽ không cần bạn nữa, họ chỉ mong bạn mau đi cho khuất mắt, tệ hơn bạn sẽ phải chịu nghe nhiều lời không hay từ người bán.
-
Ứng xử văn minh với người bán hàng
Tại Việt Nam, văn hóa mua sắm và nói thách giá đã không quá xa lạ với nhiều người. Những chủ cửa hàng thường có cách tăng giá tiền lên rất nhiều so với giá trị thật của sản phẩm. Nhiều người tiêu dùng nhẹ dạ cả tin hoặc không có nhiều kinh nghiệm mua sắm chắc chắn sẽ rơi vào tình cảnh mua hớ hay chịu mức giá cao gấp nhiều lần. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên nắm rõ về mặt hàng mình muốn mua đó sẽ là một lợi thế giúp bạn có thể trả giá dễ dàng hơn.
Trường hợp bạn mua một món hàng có giá trị hay mua với số nhiều, hoặc chỉ đơn giản là mua một cái áo thun, đôi giày yêu thích thì việc tìm ra vài từ ngữ chuyên môn để nói với người bán sẽ rất hữu ích cho bạn. Bạn phải biết rằng với bất cứ món hàng nào đều có hai giá cho nó, một cho người trong nghề, hai cho kẻ ngoại đạo. Nếu bạn biết được vài từ chuyên môn về món hàng định mua, bạn sẽ trở thành một kẻ sành sỏi trong mắt người bán, họ sẽ không “múa rìu qua mắt thợ” và đưa cho bạn cái giá hợp lí.
Dù không vừa ý với giá hay không thích sản phẩm mà người bán giới thiệu cũng đừng khó chịu. Hãy thưa gửi đàng hoàng với người bán lớn tuổi, nói cảm ơn và từ chối lịch sự nếu họ có thiện ý muốn giới thiệu một mặt hàng mà bạn không có nhu cầu hoặc không thể mua được với mức giá đó. Hãy chung tay xây dựng văn hóa mua bán tại Việt Nam!