Bài soạn "Những đứa con trong gia đình" số 5
Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi.
Truyện kể về một anh thương binh tên Việt ở Bến Tre cùng chị tên là Chiến giành nhau vào bộ đội giết giặc dế trả thù cho cha mẹ và làm rạng rỡ truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước.
Trong một trận đánh, Việt bị trọng thương và lạc đơn vị. Giữa giây phút thập tử nhất sinh này, anh nhớ đến những người thân yêu nhất của mình và rất nhiều kỉ niệm cụ thể về chị Chiến, chú Năm, về mẹ và cha. Việt nhớ rõ nhất là cái đêm ghi tên mình tòng quân. Hai chị em đã giành nhau và cả hai chị em đều được vào bộ đội. Anh không sao quên được cảnh tiếp đó chị em dã thu xếp nhà cửa, khiêng bàn thờ mẹ sang ở nhà chú Năm để cùng nhau an tâm lên đường giết giặc. Sau ba ngày lạc đơn vị, cuối cùng Việt đã được tìm ra. Anh mừng quá vừa khóc vừa cười. Đồng đội gặp lại Việt ai cũng xúc động, vui mừng khi thấy anh đã trưởng thành.
Với vốn sống phong phú, Nguyễn Thi đã biết chọn ra những chi tiết sinh động, độc đáo để xây dựng nhân vật. Nhiều nhân vật ở đây tuy chỉ thoáng qua nhưng cũng đã để lại cho người đọc một ấn tượng khó quên về hành động lần ngôn ngữ.
Trong khi xây dựng nhân vật, nhà văn cũng rất chú ý đến việc cá thể hóa, nhân vật nào của ông cũng có một nét riêng độc đáo hiện lên y như thật trước mắt người đọc. Đáng lưu tâm hơn cả là hai nhân vật trung tâm của truyện: Việt và Chiến.
Sống trong hoàn cảnh bất hạnh, Chiên đã nhanh chóng trưởng thành. Cha mẹ sớm hi sinh, hai chị em phải cưu mang lẫn nhau. Chiến là một cô gái đảm đang, tháo vát, biết thu xếp việc nhà đâu vào đấy trước lúc lên đường. Trong cái đêm trò chuyện trước ngày nhập ngũ, Việt thấy chị mình “nói in như má vậy”. Chiến giống mẹ ở tính gan góc và chăm chỉ, tỉ mỉ, chu đáo lo liệu việc nhà như người lớn. Tuy có lúc cô cũng rất trẻ con như lúc tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu, tranh di tòng quân với em. Có điều là lúc nào, Chiến cũng nhớ mình là chị nên cô dã nhường em tất cả, thương em và lo cho em.
Trong khi đó, Việt là một cậu trai mới lớn “ngây thơ chưa vỡ giọng”, hết sức hồn nhiên, hiếu động, thích bắt ếch, bắn chim, câu cá. Vì tính hiếu thắng nên Việt hay tranh công với chị. Thương chị theo cách trẻ con: Việt giấu chị, sợ mất chị. Tất cả mọi lo toan Việt đều phó thác cho chị, chưa biết suy nghĩ sâu xa, chỉ biết có đánh giặc để trả thù cho ba má mình. Tuy tính còn rất trẻ con như thế nhưng Việt đã chiến đấu dũng cảm không thua kém ai. Dùng thủ pháo, anh chiến sĩ trẻ này đã tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc. Bị trọng thương, Việt vẫn bò đi tìm đồng đội. Nghe tiếng xe, pháo của địch, Việt nằm chờ với tâm niệm: “tao sẽ chờ mày! (...) Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”. Dưới ngòi bút tự nhiên, điêu luyện của tác giả, Việt dã là một chiến sĩ chững chạc nhưng vẫn còn mang đầy đủ nét thơ ngây, trong sáng và đáng yêu.
Bên cạnh hai nhân vật Việt và Chiến, Nguyễn Thi khắc họa một số nhân vật phụ hiện lên qua hồi ức cùa Việt như ba mẹ, chú Năm, anh Tánh... họ đều là những người gan góc dũng cảm, căm thù giặc sâu sắc, giàu tình nghĩa, rất mực thủy chung với truyền thống cách mạng của gia đình với Tổ quốc. Nét đặc sắc của nhà văn đây là cách kế chuyện theo lối độc thoại nội tâm và những hồi ức của nhàn vật, hiện tại và quá khứ cứ đan chéo vào nhau và bổ sung cho nhau. Câu chuyện vì thế mà trở nên linh hoạt và sống động hơn.
Đặt Việt, người chiến sĩ trẻ bị thương cứ liên tục ngất đi tĩnh lại chỉ một mình giữa chiến trường vắng lặng, chính là đặt con người trong hoàn cảnh mình đối mặt với chính mình, với sự rình rập của hiểm nguy và cái chết. Đó là thời điểm mà người ta thường nhớ lại và chỉ nhớ lại những gì gắn bó thân thiết nhất, những gì đã thực sự làm nên cuộc sống của chính bản thân mình. Điều này đã cho thấy gia đình rõ ràng là phần cội nguồn sâu thẳm nhất và truyền thống gia đình là rất thiêng liêng vì nó đã hiện lên một thời khắc quá đỗi thiêng liêng.
Vốn người gốc Bắc nhưng Nguyễn Thi đã sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ khá nhuần nhuyễn (nhẹ hơ, cười lỏn lẻn, việc thản mỏn, mình mẩy tèm lem...). Nhiều hình ảnh, nhiều bức tranh sinh hoạt mang đậm sắc thái Nam Bộ dễ làm xúc động người đọc như: xe bò chở rơm cao nghêu, thủng thẳng lăn bánh, nền khá mênh mông của buổi đốt đồng, tiếng hò ngẫu hứng tràn đầy cảm xúc của chú Năm... Ngôn ngữ của từng nhân vật: hai chị em Chiến và Việt, chú Năm, anh Tánh đều được cá thể hóa rất rõ, nhưng đều mang một sắc thái bộc lộ, cụ thể và dứt khoát của nông dân Nam Bộ. Đúng là phải gắn bó sâu xa và lâu dài với đời sông và con người nơi đây nhà văn của chúng ta mới có được những trang văn cụ thể và sinh động như thế.
GỢI Ý ĐỌC - HIỂU
Câu 1
Chuyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt. Lốì thuật chuyện qua dòng hồi tưởng và cảm nghĩ của nhân vật Việt bị trọng thương ở chiến trường, nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại như thế có tác dụng nhất định đối với kết cấu truyện và đô'i với việc thể hiện các nhân vật, các tình tiết.
Trước tiên, cách thức trần thuật như vậy khiến truyện được kết cấu theo diễn biến của trí nhớ và những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật ấy khi đứt, khi nốì sau những lần ngất đi rồi tỉnh lại. Điều này cũng làm cho truyện có màu sắc tình cảm cảm xúc tươi tắn, đậm đà. Diễn biến của truyện cũng hết sức linh hoạt, không chịu gò bó theo trật tự thời gian tự nhiên mà có thể xáo trộn cả không gian lẫn thời gian, chủ yếu từ những chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường mà gợi ra những dòng liên tưởng, hồi tưởng đến quá khứ khi gần khi xa từ chuyện này qua chuyện khác hết sức tự nhiên của nhân vật kể chuyện.
Ở đây, qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt, hình ảnh các nhân vật - các thành viên trong gia đình: ba, má Việt, chị Chiến, chú Năm được lần lượt giới thiệu hiện rõ dần đồng thời bản thân Việt - người kể chuyện cũng bộc lộ ngày càng đầy đủ tư tưởng tình cảm và tính cách của mình.
Câu 2
Tác phẩm kể chuyện một gia đình. Gia đình này gồm ba, má Việt, chị Chiến, chú Năm và Việt. Gia đình này gắn bó với nhau bằng tình máu mủ ruột thịt và bằng truyền thống yêu nước, căm thù giặc mãnh liệt, thủy chung son sắt với cách mạng.
Trong gia đình này, tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình yêu cách mạng gắn bó với nhau làm một như lẽ hết sức tự nhiên và tất yếu. Ngày trước vì có chung một tấm lòng với cách mạng, họ đến với nhau thành vợ thành chồng. Ba Việt bị giết bởi giặc Pháp. Mọ Việt tiếp tục vừa tham gia đấu tranh vừa tận lực nuôi con, kì vọng mai này con lớn khôn sẽ báo thù cho cha. Mẹ Việt sau đó bị pháo giặc Mĩ giết hại, tội ác của bọn thực dân đế quốc, kẻ thù của dân tộc lại chất chồng thêm đốì với gia đình Việt. Việt và Chiến, hai đứa con của gia đình đã tự nguyện cầm súng chiến đấu báo thù cho gia đình, biểu hiện cụ thể của tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Điều này cho thấy tình cảm gia đình của Việt Nam gắn bó làm một với tình yêu nước, tình cảm cách mạng.
Cũng có thể nói, truyền thống yêu nước, căm thù giặc của dân tộc thể hiện cụ thế trong truyền thông của gia đình Việt.
Câu 3
Trong Những đứa con trong gia đình, hai nhân vật dược Nguyễn Thi khắc họa đậm nét hơn cả là Chiến và Việt.
Chiến có những nét rất giống mẹ. Theo lời chú Năm, cô “không khác mẹ một chút nào”. - Giống ở tính gan góc và kiên trì chịu khó. Nội việc bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình từ trưa cho đến lúc trời chạng vạng cũng đủ thấy điều này. Trước lúc nhập ngũ, Chiến nói với om: “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Dã làm thân con gái ra đi thì tao chí có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”. Sống trong hoàn cảnh, bất hạnh đau thương: chị em phải đùm bọc nhau, Chiến sớm trưởng thành. Cô đảm đang, tháo vát, tính toán thu xếp việc nhà dâu vào đấy trước khi lèn đường, khiến cho cả chú Năm và Việt đều phải phục.
Dù đôi lúc còn tranh giành với em: tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc, tranh đi tòng quân với em, nghĩa là còn rất trẻ con nhưng Chiến lúc nào cũng không quên mình là chị. Cô lo lắng cho em, nhường nhịn em tất cả. Chiến đúng là một cô gái mới lớn, luôn luôn có cái gương trong túi, Việt là cậu con trai mới lớn lên, tính hồn nhiên trẻ thơ rất rõ. Anh tranh với chị mình công bắt ếch, công bắn tàu giặc và tranh cả phần nhập ngũ với chị mình. Tuy rất yêu quý đồng đội nhưng không bao giờ nói thật cho họ biết là mình có chị gái chỉ vì sợ “mất chị”. Trong khi bị thương nặng ở mặt trận, Việt không sợ chết mà chỉ sợ ma và bóng tối. Nhất là Việt luôn luôn giữ trong mình một cái ná thun mà từ nhỏ anh đã từng bắn chim. Mặc dù hiện tại Việt cầm súng tự động, báng súng còn thơm gỗ, đánh Mĩ bằng lé, cái ná thun vẫn còn nằm gọn trong túi áo. Nghe những, loạt đại liên nổ kề bên, Việt nghĩ: “Chúng đến giết mình đây! Chết là gì nhỉ? Chắc là đau gấp mười lần bị thương...”. Sau ba ngày lạc đơn vị, được gặp lại dồng đội, Việt rất xúc động khóc đó rồi cười ngay đó.
Tuy hồn nhiên thơ trẻ như vậy, nhưng tình cảm yêu thương của Việt rất sâu đậm nhất là đối với Chiến, chị mình. Vốn là hai chị em mồ côi, chị hai ở xa, đứa em út còn nhỏ. Việt thương chị lúc nào cũng nhường mình từ việc bắt ếch đến chiến công trên sông Định Thủy. Ngoài ra Việt còn có môi quan hệ đằm thắm tình nghĩa với mọi người thân xung quanh. Anh sống với chú Năm đậm đà trong tình chú cháu. Việt rất yêu thương dồng đội, nhất là anh Tánh. Bởi vậy, bị thương nặng kiệt sức, Việt vẫn quyết lần về với các anh. Anh sung sướng biết bao khi nghe tiếng súng của đơn vị mình.
Cả Việt và Chiến đều là “con nòi’' của miền Nam thời đánh Mĩ, thời chiến tranh chống ngoại xâm vô cùng ác liệt. Cả hai hình tượng nhân vật này đều có nét đáng yêu riêng. Việt là người có ý thức chiến dấu mạnh mẽ với tình cảm yêu thương sâu dậm đối với mọi người xung quanh. Anh rất hồn nhiên thơ trẻ. Là chị, tuy không lớn hơn tuổi Việt là mấy, nhưng Chiến già dặn, khôn ngoan do lớn lên trong cảnh nhà ba má mất sớm, cô phải thay má đảm đương mọi việc trong gia đình.
Cả Việt và Chiến đều tiêu biểu cho khí phách anh hùng của tuổi trẻ miền Nam thời đó, khí phách của những đứa con sinh ra và lớn lền trên mảnh đất thành đồng của Tố quốc. Họ cầm súng lên đường đánh giặc vì thù nhà nợ nước nặng trĩu trên vai, nhưng dặc biệt là mỗi nhân vật, mỗi con người đều được nhà văn cá thế hóa cao độ, tạo được sức hấp dẫn đối với độc giả
Câu 4: phân tích những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích này.
Trả lời: Câu chuyện xoay quanh số phận những con người trong một gia đình ở Nam Bộ, đặc biệt là hai người con của gia đình ấy: Việt và Chiến. nhưng tác phẩm thể hiện một điều rằng, số phận của hai nhân vật gắn bó mật thiết trong những gia đoạn lịch sử của dân tộc.Mối quan hệ hữu cơ ấy thể hiện rõ qua hai nhân vật Chiến và Việt. hai chị em cùng xung phong đi chiến đấu. đó là khí thế sôi nổi của thời đại chúng ta, thanh niên không kháo khát gì hơn là rời bút nghiên lên đường chống Mĩ.
Câu 5: đối với anh chị đoạn văn nào cảm động nhất? vì sao?
Trả lời: Đoạn văn nào cảm động nhất là: Chị Chiến ra đằng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.Vì: vì đoạn trích thể hiện nên tình yêu quê hương, đất nước của những con người mới lớn, mới trưởng thành. Hành động của hai chị em cho thấy quan niệm đẹp đẽ của tác giả về cuộc sống và con người.