Google +FacebookTwitterTumblrPinterestInstagramLinkedInFlickrEmailWhatsAppPrint

Top 6 Bài soạn "Phương pháp tả người" lớp 6 hay nhất

Bình An 84 0 Báo lỗi

Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói.... của nhân vật được miêu tả. Vậy phương pháp viết văn tả người như thế nào? ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Phương pháp tả người" số 1

    I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người

    Câu 1 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2


    Câu 2 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác

    + Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ

    - Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo

    + Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng

    + Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.

    - Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ

    + Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn

    + Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay

    b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc

    + Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

    c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:

    + Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật

    + Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ

    + Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật


    II. LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Tả một em bé chừng 4-5 tuổi:

    + Gương mặt bầu bĩnh

    + Mắt tròn đen ngây thơ

    + Miệng chúm chím cười

    + Làn da trắng, mềm mại

    + Chân tay bé xíu,

    - Tả một cụ già cao tuổi:

    + Tóc, râu trắng bạc phơ

    + Da nhăn nheo, gương mặt

    + Giọng nói trầm ấm

    + Dáng vẻ lom khom

    - Tả cô giáo say sưa giảng bài trên bảng:

    + Gương mặt tươi sáng, thanh thoát

    + Dáng đi uyển chuyển

    + Giọng nói truyền cảm


    Bài 2 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi

    Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)

    + Tên, tuổi, giới tính của em bé.

    Thân bài:

    - Miêu tả khái quát:

    + Chiều cao, thân hình

    - Tả chi tiết:

    + Miêu tả gương mặt

    + Đầu tròn, mái tóc thưa

    + Đôi mắt tròn, sáng

    + Miệng hay cười

    - Tả hoạt động của em bé

    + Em bé thường hay hát, múa

    + Em bé thích được khen

    + Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà

    + Hay nhõng nhẹo

    Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.


    Bài 3 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Nếu được viết, em sẽ thêm vào chỗ trống các từ:

    - Tôm luộc, than nóng

    - Ông tượng, ông tướng

    → Miêu tả ông cản ngữ trong tư thế chuẩn bị bước vào keo vật

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Phương pháp tả người" số 2

    Phần I: PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

    Trả lời câu 1 + 2 (trang 61 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Đọc các đoạn văn tr. 59-61 SGK Ngữ văn 6 tập 2 và trả lời câu hỏi:

    a) Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?

    b) Trong các đoạn văn đó, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?

    c) Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho văn bản này thì em sẽ đặt là gì?

    Trả lời:

    a)

    * Đoạn văn 1: Tả dượng Hương Thư - người chèo thuyền, vượt thác.

    - Đặc điểm nổi bật: mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng.

    - Những từ ngữ, hình ảnh:

    + như một bức tượng đồng đúc;

    + các bắp thịt cuồn cuộn;

    + hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ.

    * Đoạn 2: Tả cai Tứ

    - Đặc điểm nổi bật: xấu xí, gian tham.

    - Những từ ngữ và hình ảnh:

    + Thấp gầy, tuổi độ 45, 50;

    + Mặt vuông nhưng hai má hóp lại;

    + Cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng;

    + Mũi gồ sống mương;

    + Bộ ria mép cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét, tối om;

    + Răng vàng hợm.

    * Đoạn 3: Tả hai đố vật tài mạnh: Quắm Đen và Ông Cản Ngũ.

    - Đặc điểm nổi bật: nhanh nhẹn, khoẻ mạnh.

    - Những từ ngữ và hình ảnh:

    + Lăn xả đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường.

    + Đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc dây ngang bụng, thần lực ghê gớm ...

    b)

    Đoạn 2: tập trung khác hoạ chân dung nhân vật.

    Đoạn 1 và 3 miêu tả người gắn với công việc.

    * Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có sự khác nhau: Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ.

    c)

    Đoạn 3: Bố cục ba phần:

    - Phần mở bài: Từ đầu đến “ nổi lên ầm ầm ” ⟶ Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.

    - Phần thân bài: Tiếp đến “ sợi dây ngang bụng ” ⟶ Miêu tả chi tiết keo vật.

    - Kết bài: Phần còn lại ⟶ Nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.

    * Có thể đặt tên cho bài văn là:

    - Keo vật thách đố

    - Quắm - Cản so tài.


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau:

    - Một em bé chừng 4-5 tuổi

    - Một cụ già cao tuổi.

    - Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.

    Lời giải chi tiết:

    Có thể tham khảo định hướng sau:

    * Một em bé:

    - Mắt đen lóng lánh, tròn xoe như hai hạt nhãn.

    - Môi đỏ chót, miệng hay cười toe toét.

    - Nước da trắng hồng mịn màng ...

    - Bàn chân bàn tay mũm mĩm, bước đi lũn chũn rất đáng yêu.

    * Một cụ già:

    - Da nhăn nheo nhưng đỏ hồng.

    - Mắt vẫn tinh tường lay láy.

    - Dáng đi lom khom, luôn có cây gậy làm bạn.

    - Tóc bạc trắng như cước ...

    * Cô giáo:

    - Mái tóc dài mượt mà.

    - Tiếng nói trong trẻo dịu dàng, say sưa giảng bài.

    - Bàn tay đưa những nét chữ mềm mại trên bảng ...


    Trả lời câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Với các đối tượng miêu tả trên, em dự định sẽ miêu tả như thế nào? Hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả tương ứng với mỗi đối tượng.

    Lời giải chi tiết:

    Dù tả đối tượng nào và dưới hình thức chân dung hay đang trong hoạt động thì bài miêu tả cũng phải có bố cục chặt chẽ, thông thường là theo bố cục 3 phần:

    - Mờ bài: Giới thiệu về đối tượng miêu tả, định hướng hình thức tả: chân dung hay hoạt động.

    - Thân bài: Tả chi tiết theo thứ tự - có thể là thứ tự theo sự quan sát hay thứ tự diễn biến trước sau hoặc kết hợp cả hai, chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng, làm nổi bật đối tượng được tả.

    - Kết bài: Nhấn mạnh ấn tượng về người được tả, nêu cảm nhận hoặc đánh giá.

    Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi

    Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)

    + Tên, tuổi, giới tính của em bé.

    Thân bài:

    - Miêu tả khái quát:

    + Chiều cao, thân hình

    - Tả chi tiết:

    + Miêu tả gương mặt

    + Đầu tròn, mái tóc thưa

    + Đôi mắt tròn, sáng

    + Miệng hay cười

    - Tả hoạt động của em bé

    + Em bé thường hay hát, múa

    + Em bé thích được khen

    + Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà

    + Hay nhõng nhẹo

    Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.


    Trả lời câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Đọc đoạn văn đã bị xoá đi hai chỗ trong ngặc (...). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào? Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì?

    Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đó như(...), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (...) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần đóng khố bao khăn vát.

    Lời giải chi tiết:

    Những từ ngữ có thể thêm vào chỗ dấu (...) trong đoạn văn là

    - đỏ như con tôm luộc (như mặt trời, như người say rượu...)

    - không khác gì thần hộ vệ trong đền (thiên tướng, thần sấm...)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Phương pháp tả người" số 3

    A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    I – PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

    Câu 1. Đọc các đoạn văn sau:

    Đoạn 1:

    Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

    (Võ Quảng)


    Đoạn 2:

    Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại. Dưới cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng. Mũi lão gồ sống mương dòm xuống bộ râu mép lúc nào cũng hình như cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om như cửa hang, trong đó đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của.

    (Lan Khai)


    Đoạn 3:

    Ông già người sở tại, khăn chùng, áo dài ngồi cầm trịch, giơ cao chiếc dùi trống sơn son gõ mạnh xuống mặt trống ba tiếng thật đanh, thật giòn tỏ ý nhận lời. Quắm Đen quay ra đứng giữa sới. Ngay lúc ấy, ông Cản Ngũ cũng từ trên thềm cao bước xuống. Tiếng reo hò bốn phía tức thì nổi lên ầm ầm.

    Ngay nhịp trống đầu,Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ đánh ráo riết. Rõ ràng là anh muốn dùng cái sức lực đương trai của mình lấn lướt ông ta và muốn hạ ông ta rất nhanh bằng những thế đánh thật lắt léo, hóc hiểm. Anh vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ thì xem ra có vẻ lại lờ ngờ, chập chạp; dường như ông lúng túng trước những đòn đánh liên tiếp của Quắm Đen. Hai tay ông lúc nào cũng thấy dang rộng ra, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. Keo vật xem chán ngắt [...]. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen đã như một con cắt luồn qua hai cánh tay ông Cản Ngũ ôm lấy một bên chân ông, bốc lên. Người xem bốn phía xung quanh reo hò ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi. Có khoẻ bằng voi thì cũng phải ngã.

    Tiếng trống vật dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông đứng như cây trồng giữa sới trước những cặp mắt kinh dị của người xem. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay gò lưng lại, không sao bê nổi cái chân ông Cản Ngũ. Cái chân tựa bằng cây cột sắt, chứ không phải là chân người nữa.

    Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi, mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng vậy.

    Các đô ngồi quanh sới đều lặng đi trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ. Thôi thế là Quắm Đen bại rồi. Keo vật bị đánh bại một cách nhục nhã, cay đắng quá chừng.

    (Kim Lân)


    Câu 2. Trả lời các câu hỏi:

    a) Cả 3 đoạn văn trên đểu tả về con người

    Đoạn 1: Hình ảnh dượng Hương Thư.
    “Như pho tượng đồng đúc.”

    “Các bắp thịt cuồn cuộn.”

    “Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ.”

    => dượng Hương Thư hiện lên mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng. Khắc hoạ nổi bật vẻ hùng dũng, sức mạnh phi thường của con người trong lao động.


    Đoạn 2: Hình ảnh Cai Tứ
    “Thấp và gầy, độ tuổi 45, 50.”

    “Mặt vuông nhưng hai má hóp lại.”

    “Cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mặt gian hùng.”

    “Mũi gồ sống mương.”

    “Bộ ria mép ... cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om.”

    “Đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của.”

    => Qua đoạn văn ta thấy Cai Tứ là kẻ xương xẩu, xấu xí, tham lam. Khắc hoạ đậm nét, sinh động hình ảnh một con người gian xảo.


    Đoạn 3: Miêu tả về ông Cản Ngữ và Quắm Đen trong 1 keo vật.
    => Hình ảnh hai đô vật trong một keo vật hấp dẫn, sống động như đang diễn ra trước mắt người đọc.

    b) Đoạn 2 là đoạn tập trung khắc họa chân dung nhân vật chủ yếu sử dụng các danh từ, tính từ. Đoạn 1 và đoạn 3 tả người gắn với công việc, chủ yếu dùng các động từ và tính từ.

    c) Đoạn 3 gần như một bài miêu tả hoàn chỉnh, bố cục:

    Mở bài: từ đầu đến "nổi lên ầm ầm"
    => giới thiệu khái quát về quang cảnh của sới vật, hai đô vật.

    Thân bài : từ "Ngay nhịp trống đầu" đến "sợi dây ngang bụng vậy"
    => tả những diễn biến cụ thể của keo vật giữa Quắm Đen và ông Cản Ngũ.

    Kết bài: từ "Các đô ngồi quanh sới" đến hết
    => đánh giá, nêu cảm nhận về keo vật.

    Đoạn văn trích trong truyện Ông Cản Ngũ của Kim Lân, có thể đặt tên: Một keo vật; Ông Cản Ngũ đánh bại Quắm Đen; ...


    GHI NHỚ

    Muốn tả người cần:
    Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);
    Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu ;
    Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
    Bố cục bài văn tả người thường có ba phần:
    - Mở bài: giới thiệu người được tả ;
    - Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, …) ;
    - Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2

    Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây:

    Một em bé chừng 4 – 5 tuổi ;
    Một cụ già cao tuổi ;
    Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.

    Bài làm:
    Những chi tiết tiêu biểu khi miêu tả:
    Một em bé chừng 4 – 5 tuổi:
    Hình dáng: nhỏ nhắn, tròn trĩnh,...
    Khuôn mặt: mũm mĩm, mắt long lanh, môi đỏ hồng,...
    Cử chỉ: ngây ngôn, hay cười, ...
    Giọng nói: dễ thương, nói nhiều như ông cụ non,...
    Một cụ già cao tuổi:
    Hình dáng: lưng còng, chống gậy,...
    Khuôn mặt: hiền từ, da nhắn nheo, mắt đeo kính, miệng móm mém,...
    Cô giáo đang giảng bài :
    Cô giáo dạy môn gì? (tiếng anh, toán,…)
    Giờ học về nội dung gì? (Các thì trong tiếng anh, lũy thừa,…)
    Giọng của cô giáo khi giảng bài? (nhỏ nhẹ, rõ ràng,…)
    Khi cô giáo giảng bài thì biểu lộ sắc thái như thế nào? (nghiêm khắc, hiền từ,…)


    Câu 2: Trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2
    Hãy lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng trên.
    Bài làm:
    Dù tả đối tượng nào và dưới hình thức chân dung hay đang trong hoạt động thì bài miêu tả cũng phải có bố cục chặt chẽ, thông thường là theo bố cục 3 phần:
    Mở bài: giới thiệu về đối tượng miêu tả, định hướng hình thức tả – chân dung hay hoạt động.
    Thân bài: tả chi tiết theo thứ tự – có thể là thứ tự theo sự quan sát hay thứ tự diễn biến trước sau hoặc kết hợp cả hai, chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng, làm nổi bật đối tượng được tả.
    Kết bài: nhấn mạnh ấn tượng về người được tả, nêu cảm nhận hoặc đánh giá.
    Dàn ý tham khảo:
    Đề bài: Một cụ già cao tuổi
    Mở bài: Giới thiệu về cụ già: cụ năm nay 70 tuổi, sống với gia đình ở cạnh nhà em.
    Thân bài:
    Hình dáng: cụ đi phải chống gậy vì lưng cụ bị còng.
    Chân trái bị đau nên cụ thường bước khập khiễng và chậm rãi.
    Khuôn mặt: Khuôn mặt già nua với những nếp nhăn và một vài đốm đồi mồi đúng với người 70 tuổi.
    Cụ thường phải mang chiếc kính lão để nhìn rõ mọi thứ.
    Cụ thường nở nụ cười hiền từ với mọi người.
    Cử chỉ: Cụ thường đọc sách báo trên chiếc ghế mây cũ kĩ
    Cụ mài mực trên tờ giấy trắng và viết chữ, những nét chữ rất có hồn và thật đẹp.
    Kết bài: Không chỉ em mà mọi người trong thôn cũng rất yêu quý cụ. Mong cụ có thể sống lâu trăm tuổi.


    Câu 3: Trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2
    Đoạn văn sau bị xóa đi hai chỗ trong ngoặc (...). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào? Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì?
    Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như (…), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (…) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát.
    Bài làm:
    Những từ ngữ có thể têm vào chỗ dấu (...) trong đoạn văn là:
    Chỗ trống thứ nhất: chín nắng, tôm luộc, mặt trời,...
    Chỗ trống chứ hai: ông tượng, thần hộ vệ trong đền, ông tướng, thiên tướng,...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Phương pháp tả người" số 4

    I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người:

    1. Đọc các đoạn văn sau:

    2. Trả lời câu hỏi sau:

    a.

    *Đoạn 1:

    - Tả Dượng Hương Thư chèo thuyền, vượt thác.

    - Những từ ngữ và hình ảnh:

    +, Như một pho tượng đồng đúc

    +, Bắp thịt cuồn cuộn

    +, Hàm răng cắn chặt

    +, Quai hàm bạnh ra

    +, Cặp mắt nảy lửa

    *Đoạn 2:

    - Tả Cai Tứ - người đàn ông gian hùng.

    - Những từ ngữ và hình ảnh:

    +, mặt vuông, má hóp

    +, lông mày lổm chổm

    +, đôi mắt gian hùng

    +, mồm toe toét tối om

    +, chiếc răng vàng

    *Đoạn 3:

    - Tả hai đô vật tài mạnh: Quắm Đen và ông Cản Ngũ.

    - Những từ ngữ và hình ảnh:

    +, lăn xả đánh ráo riết

    +, thế đánh lắt léo, hóc hiểm

    +, biến hóa khôn lường

    +, thò tay xuống nắm lấy Quắm Đen nhấc bổng lên như giơ con ếch.

    b. Trong 3 đoạn trên, đoạn 2 chỉ tập trung khắc họa chân dung nhân vật. Còn đoạn 1, 3 tả người gắn với công việc.

    => Lựa chọn chi tiết, hình ảnh có khác nhau.

    c. Nội dung chính mỗi phần của đoạn 3:

    *Mở đoạn: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.

    *Thân đoạn: Diễn biến cuộc đấu vật.

    - Những nhịp trống đầu tiên: Quắm Đen lăn xả tấn công, ông Cản Ngũ lúng túng, bước hụt.

    - Tiếng trống dồn lên, gấp rút: Quắm Đen bê mãi cũng không nhấc nổi chân ông Cản Ngũ.

    - Quắm Đen bị thất bại nhục nhã.

    *Kết đoạn: Mọi người đều lặng đi vì thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ.

    *Đặt tên cho nhan đề: Keo vật thách đấu.


    II. LUYỆN TẬP:

    1. Hãy lựa chọn chi tiết tiêu biểu khi miêu tả các đối tượng sau:

    *Một em bé chừng 4-5 tuổi:

    - Làn da em trắng mịn, đôi mắt đen long lanh, môi đỏ, hay cười toe toét, thỉnh thoảng nói vẫn còn bị ngọng, răng 1, 2 chiếc bị sún…

    *Một cụ già cao tuổi:

    - Da nhăn nheo, mắt vẫn sáng và tinh tường, tóc bạc như cước, tiếng nói trầm vang, thều thào, bước đi chậm chạp…

    *Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp :

    - Tiếng nói cô nhẹ nhàng, êm ái, say sưa như dốc hết tâm can mình vào bài giảng, bàn tay đưa phần viết từng nét chữ, cô bước chậm rãi xuống giữa lớp vừa giảng vừa xem chúng em ghi chép bài vở, …

    2. Lập dàn ý cho bài em bé 4-5 tuổi:

    - Khuôn mặt: tròn, bầu bĩnh với hai cái má bánh bao.

    - Miệng: nhỏ, chúm chím như bông hoa hồng mới nở.

    - Tóc: dài, mượt được mẹ tết gọn gàng.

    - Hai bàn tay: nhỏ xinh, ngón tay trắng.

    - Đôi chân: dài và thẳng.

    - Nước da: trắng, mịn và bóng.

    3. Điền vào (…)

    - Đỏ như: tôm luộc, người say rượu…

    - Không khác gì: Võ Tòng.

    => Đó là hình ảnh ông Cản Ngũ chuẩn bị vào xới vật.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Phương pháp tả người" số 5

    I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

    Câu 1. Đọc các đoạn văn sau

    Đoạn 1: "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”.

    (Võ Quảng, Vượt thác - trích Quê nội)


    Đoạn 2: "Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại. Dưới cặp lông mày lổm chổm trên gò xương lấp lánh đôi mắt gian hùng. Mũi lão gồ sống mương dòm xuống bộ râu mép lúc nào cũng hình như ố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om như cửa hang, trong đó đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của".

    (Lan Khai)


    Đoạn 3: "Ông đồ già người sở tại, khăn chùng, áo dài ngồi cầm trịch, giơ cao chiếc dùi trống sơn son gõ mạnh xuố'ng mặt trống ba tiếng thật đanh, thật giòn tỏ ý nhận lời. Quắm Đen quay ra đứng giữa sới. Ngay lúc ấy, ông Cản Ngũ cũng từ trên thềm cao bước xuống. Tiếng reo hò bốn phía tức thì nổi lên ầm ầm.Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ đánh ráo riết. Rõ ràng là anh muốn dùng cái sức lực đương trai của mình lấn lướt ông ta và muốn hạ ông ta rất nhanh bằng những thế đánh thật lắt léo, hóc hiểm. Anh vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ thì xem ra có vẻ lại lờ ngờ, chậm chạp; dường như ông lúng túng trước những đòn đánh liên tiếp của Quắm Đen. Hai tay ông lúc nào cũng thấy dang rộng ra, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. Keo vật xem chán ngắt [...] Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen đã như một con cắt luồn qua hai cánh tay ông Cản Ngũ ôm lấy một bên chân ông, bốc lên. Người xem bốn phía xung quanh reo hò ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi. Có khỏe bằng voi thì cũng phải ngã.

    Tiếng trông vật dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông đứng như cây trồng giữa sới trước những cặp mắt kinh dị của người xem. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay gò lưng lại, không sao bê nổi cái chân ông Cản Ngũ. Cái chân tựa bằng cây cột sắt, chứ không phải là chân người nữa.

    Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi, mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng vậy.

    Các đô ngồi quanh sới đều lặng đi trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ. Thôi thế là Quắm Đen bại rồi. Keo vật bị đánh bại một cách nhục nhã, cay đắng quá chừng.

    (Kim Lân)


    Câu 2. Trả lời các câu hỏi

    a) Mỗi đoạn văn trên tả ai? Người được tả có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?

    - Đoạn 1 tả dượng Hương Thư. Dượng Hương Thư có các đặc điểm sau: có thân thể vạm vỡ, cường tráng; có thái độ kiên quyết và dũng cảm khi vượt thác.

    Các đặc điểm đó thể hiện ở các từ ngữ và hình ảnh sau: như một pho tượng đồng đúc; các bắp thịt cuồn cuộn; hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa; ghì trên ngọn sào; giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

    - Đoạn 2 miêu tả Cai Tứ. Cai Tứ có các đặc điểm sau: người gầy, nhỏ, khuôn mặt toát ra một vẻ xảo trá không ngay thẳng và hợm hĩnh.

    Các đặc điểm trên được thể hiện ở các từ ngữ và hình ảnh sau: thấp, gầy; má hóp lại; cặp lông mày lổm chổm trên gò xương; lấp lánh đôi mắt gian hùng, mũi gồ dòm xuống bộ râu mép lúc nào cũng hình như cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm tối om như cửa hang trong đó đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm

    - Đoạn 3 tập trung miêu tả hai nhân vật Quắm Đen và ông Cản Ngũ. Đó là hai đô vật tranh tài cao thấp trong một keo vật.

    Quắm Đen có các đặc điểm sau: trẻ trung, nhanh nhẹn, có những thế đánh hóc hiểm, muốn mau chóng đánh bại đối thủ nên đã dốc hết sức ra để vật nhưng vẫn thua.

    Các đặc điểm đó thể hiện ở các từ ngữ và hình ảnh sau: lăn xả vào; đánh ráo riết; dùng cái sức lực đương trai; lấn lướt; hạ nhanh; những thế đánh lắt léo, hiểm hóc; vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường; như một con cắt luồn qua hai cánh tay ông Cản Ngũ ôm lấy một bên chân ông, bốc lên; loay hoay gò lưng lại; mồ hôi mồ kê nhễ nhại; Quắm Đen bị bại rồi, keo vật bị đánh bại một cách nhục nhã, cay đắng quá chừng.

    Cản Ngũ có các đặc điểm sau: đã cao tuổi, chậm chạp nhưng có nhiều kinh nghiệm đấu vật và đặc biệt là có một sức mạnh tiềm ẩn mà nhìn bề ngoài không thể nhận thấy.

    Các đặc điểm này được thể hiện qua các từ ngữ và hình ảnh sau: lờ ngờ, chậm chạp; dường như ông lúng túng; dang rộng tay ... xoay xoay chống đỡ, bước hụt, mất đà chúi xuống; ông đứng như cây trồng giữa sới; cái chân tựa bằng cây cột sắt; lúc lâu ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có sợi dây buộc ngang bụng.


    b) Trong các đoạn văn trên, đoạn 1 và đoạn 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật, đoạn 3 tả người gắn với công việc.

    Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau:

    Trong đoạn khắc họa chân dung nhân vật thì cần tập trung miêu tả các đặc điểm nổi bật của khuôn mặt (bên cạnh đó có thể miêu tả thêm vài nét về thân thể, dáng người).

    Trong đoạn tả người gắn với công việc cần tập trung miêu tả các hành động của nhân vật và thái độ thể hiện trong công việc.


    c) Đoạn văn thứ ba có ba phần:

    Phần mở đầu: Từ đầu đến ... nổi lên ầm ầm. Phần này giới thiệu sơ qua người cầm trịch và hai đô vật trước trận đấu.

    Phần thân bài: Từ chỗ "Ngay nhịp trống đầu ... (đến chỗ) ... buộc sợi dây ngang bụng vậy". Phần này đi sâu 'vào miêu tả các hành động thật cụ thể của hai đô vật trong trận đấu và kết quả của trận đấu.

    Phần kết bài: Từ chỗ "Các đô ngồi quanh sới" ... cho đến hết. Phần này nói lên thái độ khâm phục của những người ngồi xem trước sự chiến thắng vẻ vang của ông Cản Ngũ.

    - Nếu phải đặt tên cho bài văn này ta có thể đặt: Keo vật của ông Cản Ngũ.


    Chú ý:

    Muốn tả người cần:

    - Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);

    - Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu;

    - Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.

    Bố cục bài văn tả người thường có ba phần:

    - Mở bài: giới thiệu người được tả;

    - Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,...);

    - Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.


    II. LUYỆN TẬP

    Câu 1. Nêu các chi tiết tiêu biểu cần lựa chọn khi miêu tả:

    - Một cụ già cao tuổi:

    Mái tóc trắng phau.

    Râu dài.

    Da nhăn nheo.

    Mắt yếu luôn phải mang kính.

    Hai bàn tay xương xẩu, trên da có nhiều vết nhỏ màu đen (thường gọi là da đồi mồi).

    Đôi chân đi lại chậm chạp, có khi phải chống gậy.

    - Một em bé 4 - 5 tuổi:

    Bé Mai có thân hình mũm mĩm. Tay chân như tay chân của búp bê. Mái tóc đen dày được uốn quăn như sóng dợn. Nước da bé trắng hồng. Đôi mắt đen láy luôn mở to một cách hồn nhiên. Bé đã biết đọc. Bé cầm cuốn sách có chữ in to đọc thong thả rõ ràng một bài thơ ngắn. Bé bỏ sách xuống, ra chỗ để đồ chơi ẵm em búp bê lên. Bé bế búp bê và ru nựng cho nó ngủ. Thấy mẹ về đến ngõ, em bế cả búp bê chạy ào ra đón mẹ.


    Câu 2. Miêu tả một cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp:

    Dàn bài

    Mở bài: Hôm nay, cô giáo Minh giảng bài văn mới. Cô nhắc chúng em mở sách giáo khoa ra cùng theo dõi. Cô kiểm tra vở soạn bài của một vài bạn rồi giờ học bắt đầu.

    Thân bài: Cô nắn nót viết đề bài lên bảng. Cặp mắt sáng long lanh, cô đọc to bài thơ cho cả lớp nghe với giọng đọc diễn cảm. Nét mặt cô biểu lộ niềm vui với ý thơ. Cô gọi hai bạn đọc lại bài và nhắc nhở các bạn phải đọc sao cho tốt. Cô đọc lại phần đầu bài thơ. Cô nêu một câu hỏi cho chúng em trả lời. Cô nhận xét về những lời phát biểu của chúng em rồi cô bắt đầu giảng giải. Cô vừa đưa mắt nhìn bao quát lớp vừa giảng bài như muôn truyền đạt cho chúng em những cảm nhận về cái hay cái đẹp của bài thơ. Cộ gợi thêm một số vấn đề cho chúng em suy nghĩ thêm.

    Kết bài: Tiết học kết thúc, chúng em cảm thấy rất vui vì cô đã tiếp thêm cho chúng em tình yêu văn học và cuộc sống.


    Câu 3. Viết thêm vào các chỗ bỏ trống (trong ngoặc) trong đoạn văn sau:

    Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu, người ông đỏ như (đồng hun), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (một pho tượng) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát.

    - Đoạn văn miêu tả ông Cản Ngũ trong tư thế chuẩn bị vào trận đấu vật.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Phương pháp tả người" số 6

    Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 34 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 3. Để miêu tả sinh động, người ta thường ví von, so sánh. Nếu miêu tả người lực sĩ thì những chi tiết sau đây em sẽ liên tưởng, so sánh như thế nào ?


    Bài tập

    1. Đây là một đoạn văn tả người của Vũ Trọng Phụng :

    Chị Doãn là một người đàn bà có cái nhan sắc của một người đàn ông không đẹp giai. Hai con mắt nhỏ, gò má cao, cặp môi phàm phũ, dáng người thô tục, những ngón tay tròn và dài như những quả chuối ngự. Như vậy mà lại đi ăn mặc tân thời ! Răng trắng nữa trời ạ ! Cái áo dài lượt thượt màu xanh, cái quần nhiễu trắng trai lơ, đôi giầy cao gót có quai kiểu gái nhẩy, với mẩu khăn vành rây, ngần ấy thứ lại càng làm lộ cái mĩ miều của sự thô tục, lại càng làm tăng cái choáng lộn của sự kệch cỡm. Đã thế, trong khi chuyện trò, thỉnh thoảng lại chêm vào một vài câu tiếng Tây, ra ý khoe khoang rằng mình vốn là nữ học sinh. Tôi bỗng có cái cảm tưởng man mác rằng, người đàn bà này, những lúc vắng nhà, hẳn đã huýt còi như một ông lính Tây say rượu.

    (Lấy vợ xấu, trong Đông Dương tạp chí, ngày 19 - 8 - 1937)

    a) Thái độ của tác giả đối với nhân vật chị Doãn qua đoạn văn trên là thái độ như thế nào ?

    b) Căn cứ vào đâu mà em thấy được thái độ đó của tác giả ?

    2. Đọc đoạn văn sau đây :

    Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh húp đánh soạt. Rồi ông vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm. Ông bà Nghị, mỗi người nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống nước xỉa răng... Dứt mạch diễn thuyết, ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà...

    (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

    a) Qua cách miêu tả của Ngô Tất Tố ở đoạn văn trên, nhân vật ông Nghị hiện lên là người thế nào ? Hãy lựa chọn một trong bốn nhận xét sau :

    A - Đó là một người giàu sang, phú quý.

    B - Đó là một người cục cằn, thô lỗ.

    C - Đó là một người thâm hiểm, tàn bạo.

    D - Đó là một người lịch sự, nhàn nhã.

    b) Căn cứ vào đâu mà em có thể nhận xét như vậy ?

    c) Thái độ và tình cảm của tác giả đối với hai nhân vật ông bà Nghị Quế qua đoạn văn là thái độ như thế nào ? Hãy lựa chọn một trong bốn nhận xét sau :

    A - Căm ghét và khinh bỉ

    B - Đề cao và ca ngợi

    C - Căm thù và tố cáo

    D - Thông cảm và tán thành

    d) Tại sao em biết được điều đó ?

    3. Để miêu tả sinh động, người ta thường ví von, so sánh. Nếu miêu tả người lực sĩ thì những chi tiết sau đây em sẽ liên tưởng, so sánh như thế nào ?

    - Hai vai...

    - Hai cánh tay...

    - Đôi chân...

    - Những bắp thịt...

    - Nước da...

    4. Bài tập 1, trang 62, SGK.


    Gợi ý làm bài

    Câu 1. Khi viết văn miêu tả, bao giờ người viết cũng thể hiện thái độ, tình cảm của mình đối với sự vật hay con người được miêu tả. Thái độ và tình cảm ấy được thể hiện qua cách miêu tả (lựa chọn từ ngữ, giọng văn và những nhận xét, lời bình phẩm...). Bài tập này vừa nhằm kiểm tra trình độ cảm nhận tác phẩm văn xuôi, cụ thể là xem học sinh có nhận ra được thái độ của tác giả qua lời văn và cách miêu tả nhân vật hay không, vừa giúp các em nhận ra và ôn lại đặc điểm của văn miêu tả.

    Với bài tập này, HS cần chú ý một số điểm sau đây :

    a) Qua đoạn văn, người đọc thấy được thái độ giễu cợt, mỉa mai của Vũ Trọng Phụng đối với loại người vừa xấu lại vừa đỏng đảnh, đua đòi, bắt chước, làm dáng không phải kiểu, tạo nên sự nhố nhăng, kệch cỡm. Thực tế trong cuộc sống có những người phụ nữ không đẹp. Không đẹp không phải lỗi tại người ấy. Nhưng đã xấu mà lại đua đòi, đỏng đảnh, kệch cỡm,... mới là đối tượng để Vũ Trọng Phụng châm biếm.

    b) Có thể căn cứ vào cách miêu tả, giọng văn và những lời bình luận thêm để biết được thái độ của tác giả. Đoạn từ đầu đến chuối ngự, tác giả tả cái xấu khách quan, xấu do trời sinh ra và bắt người phải chịu. Điều đó chị Doãn không có lỗi. Nhưng từ đoạn hai trở đi là cái xấu, cái kệch cỡm, cái ngố,... do chính chị Doãn đua đòi, vơ lấy mà đắp vào mình. Cho nên tác giả rất có ý thức dùng các từ ngữ : như vậy mà lại, đã thế, trai lơ, gái nhẩy, mẩu khăn, mĩ miều, thô tục, choáng lộn, kệch cỡm,... Dường như không chịu nổi, ông phải thốt lên, van trời: Răng trắng nữa trời ạ ! Phụ nữ thời ấy vẫn theo truyền thống nhuộm răng đen. (Cho đến tận ngày kháng chiến chống thực dân Pháp ta vẫn gặp Những cô hàng xén răng đen - Cười như mùa thu toả nắng trong thơ Hoàng Cầm). Ấy thế mà những năm ba mươi chị Doãn lại đua đòi cạo răng trắng cho ra vẻ tân thời; lại hay nói thêm tiếng Tây để khoe khoang,...


    Câu 3. Để miêu tả sinh động về người lực sĩ, em hãy đưa ra những chi tiết so sánh, ví von cho phù hợp. Ví dụ :

    Khuôn mặt: vuông vức, cương nghị giống như những tráng sĩ trong những câu chuyện cổ.


    Câu 4. Bài tập này yêu cầu tả các đối tượng khác nhau. Mỗi đối tượng cần nêu lên được một số chi tiết tiêu biểu. Đó là các chi tiết mà chỉ có ở đối tượng đó, nhằm giúp người đọc nhận ra ngay đối tượng được miêu tả. Chẳng hạn :

    - Một em bé chừng 4 - 5 tuổi:

    + Khuôn mặt tròn trĩnh, bụ bẫm

    + Đôi mắt tròn to, trong sáng, lâp lánh

    + Đôi môi hồng tươi

    + Dáng vẻ hiếu động, tinh nghịch,...

    - Một cụ già cao tuổi:

    + Khuôn mặt phúc hậu, có nhiều nếp nhăn

    + Mái tóc bạc trắng như cước

    + Lưng còng

    + Dáng đi chậm chạp,...

    - Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp :

    + Dáng người nhỏ nhắn, duyên dáng

    + Mái tóc đen dày, dài ngang vai

    + Bước đi nhẹ nhàng

    + Giọng nói dịu dàng, truyền cảm,...

    Khi miêu tả cô giáo của em, cần chú ý : bên cạnh việc tả chân dung cần tả thêm hành động cô đang say sưa giảng bài. Hành động đó thể hiện qua những chi tiết nào ?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy