Top 15 Nỗi khổ của dân bán hàng online
Kinh doanh online không còn là cụm từ quá mới mẻ với tất cả chúng ta, kinh doanh online mang lại rất nhiều lợi nhuận nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều những ... xem thêm...phiền phức, những nỗi khổ mà hình thức kinh doanh này mang đến. Cùng Toplist điểm qua để hiểu nỗi lòng của dân bán hàng online nhé.
-
Chi phí chạy quảng cáo ngày cao
Hiện nay, hầu hết những người mới tập bán hàng online bên cạnh việc phải đầu tư mua hàng hóa còn phải đầu tư một khoản tài chính tốn kha khá để chạy quảng cáo, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Trên các sàn thương mại điện tử như tiki, shopee, lazada...người bán phải trả một khoảng phí khá cao theo ngày, theo giờ, hoặc theo chương trình để đưa sản phẩm của mình lên top đầu tìm kiếm khi các khách hàng gõ từ khóa liên quan.
Thậm chí để tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng, nhiều người bán hàng online đã đầu tư thiết kế một Website bán hàng riêng cho mình để tối đa hóa các chi phí liên quan hoặc chọn các trang mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Zalo, Instagram....Với số lượng người dùng, truy cập trong một ngày khá lớn nên dễ dàng đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Chi phí quảng cáo lớn, nhưng không thể bán sản phẩm với giá quá cao so với thị trường nên có nhiều người bán hàng online thời kỳ mới bắt đầu bán, có số lượng đơn hàng ít, thậm chí là không có đơn dẫn đến thâm hụt ngân sách khá nhiều.
-
Bị ‘khinh”
Dân buôn bán xưa hay bị đánh giá thấp hơn so với người có học thức như thầy đồ, những tri thức khác trong xã hội, người ta gọi những người giàu có do buôn bán với cái tên mỉa mai là “trọc phú”. Ngày nay, xã hội công bằng có rất nhiều các hội thảo vinh danh các doanh nhân vì sự cống hiến của mình cho xã hội. Nhưng một phần dân kinh doanh không được mọi người nể sợ như dân trí thức. Vì mọi người suy nghĩ đơn giản buôn bán sẽ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình đầu tiên, chỉ làm những thứ tạo ra lợi nhuận cá nhân cho mình mà không chú ý đến cộng đồng.
Kinh doanh tất nhiên phải cần có lợi nhuận, nếu không có lợi nhuận thì đừng kinh doanh, kinh doanh hiệu quả và tiếp cận được nhiều đối tượng nhất và phổ biến rộng khắp nhất là kinh doanh online. Chúng ta chỉ cần ngồi nhà muốn có thứ gì, thì thứ đó sẽ được giao đến tận nơi và có rất nhiều ưu đãi cho người mua hàng online. Đặc biệt, sau khi bùng đại dịch Covid 19, con người càng có xu hướng giao tiếp, mua bán, kinh doanh với nhau thông qua công nghệ thay vì phải gặp gỡ trực tiếp. Một cú click chuột đã mua xong đồ ăn thức uống sinh hoạt cho cả gia đình. Và cùng từ sự thuận lợi này, nên việc bán hàng online ngày càng phổ biến từ học sinh, sinh viên, người lao động tự do đến nhân viên văn phòng....đang biến bán hàng online thành nghề tay trái của mình. Đồng thời, hệ quả của bán hàng online là ngành vận chuyển hàng hóa nội địa được phát triển mạnh, tạo ra một ngành nghề với lực lượng lao động đông đảo và dễ dàng thấy đó là shipper.
-
Phiền phức
Các quảng cáo tưởng chừng như “vô tình” xuất hiện khi chúng ta bật màn hình điện thoại lên hoặc xem một chương trình gì đó trên Internet quảng cáo lại xuất hiện. Các sản phẩm được quảng cáo ở mọi lúc mọi nơi, đôi khi gây khó chịu cho mọi người, vì không phải quảng cáo nào cũng được yêu thích và phù hợp với tất cả mọi người được.
Không chỉ vậy, các chiến lược kinh doanh liên tiếp được đưa ra để thúc đẩy bán hàng online như nhắn tin, gọi điện mời chào khách hàng tham gia sự kiện hoặc các buổi hội thảo về sản phẩm cũng khiến kha khá khách hàng bực mình và cảm thấy bị làm phiền. Dẫn đến nhiều sản phẩm sẽ không gây được thiện cảm của khách hàng khi nhắc đến.
-
Bị khách hàng “chửi”
Một số bạn hay nói: “Mua hàng online mua hàng thiên tai” câu nói này cũng không hẳn là không có căn nguyên, nhiều sản phẩm được gửi đến có sự nhầm lẫn hay hỏng hóc hoặc không được như quảng cáo khiến khách hàng online rất thất vọng về sản phẩm và tất nhiên người bị chửi không ai khác chính là người bán hàng online. Hoặc vô số các lí do trời ơi đất hỡi như: Chưa rõ cách sử dụng sản phẩm nên tưởng nhầm người bán gửi cho mình sản phẩm lỗi, hoặc không thích hương vị hay mùi hương của sản phẩm,… Vô vàn lí do khác nữa.
Và sau tất cả, khách hàng sẽ hoàn trả lại sản phẩm cho người bán hàng và dĩ nhiên người bán là bên phải trả chi phí vận chuyển hàng hoàn lại, đồng thời đánh giá thấp trên các sàn giao dịch điện tử, trên các hội nhóm công khai, nhóm review...làm ảnh hưởng đến uy tín làm ăn của người bán hàng nếu các thông tin được đưa lên không đúng sự thật. Khi ấy người bán hàng không chỉ mất tiền còn mất uy tín làm ăn với khách hàng.
-
Rắc rối khi giao hàng
Để sản phẩm đến tay người đặt hàng, bên bán sẽ chọn các đơn vị vận chuyển liên kết với các sàn thương mại với mức giá có sẵn hoặc tự mình liên hệ trực tiếp với đơn vị vận chuyển phù hợp. Tuy nhiên, quá trình xác nhận đơn hàng đã không ít những khó khăn cho người bán hàng online, đặc biệt là người mới tập bán hàng online. Thường các sàn giao dịch chỉ cho người bán một khoản thời gian ngắn để người bán chuẩn bị hàng hóa và bàn giao đơn vị vận chuyển. Nếu quá thời gian này mà người bán chưa chuẩn bị xong đơn hàng sẽ bị hủy. Thực tế có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy xảy ra, do bận công việc nên người bán chưa kịp chuẩn bị nhưng đã qua thời gian cần phải bàn giao cho đơn vị vận chuyển nên bị hủy. Người mua lúc này không biết lý do, cho là người bán tự động hủy không bán nên đã nhắn tin hoặc gọi "chửi" người bán và không quay lại mua hàng nữa.
Và đến khâu giao hàng cho khách cũng khó khăn không kém. Có khi hàng được vận chuyển đến địa chỉ khách đặt, nhưng trễ mất khách hàng không còn ở địa chỉ đó nữa hoặc shipper gọi điện thoại khách hàng thuê bao hoặc không nghe máy, không nhận hàng. Sau 3 lần bị lưu kho nên hàng bị hoàn về và dĩ nhiên chi phí do bên người bán chịu.
Đặc biệt, trong giai đoạn đầu năm 2021 đến đầu năm 2022, có lẽ cả người bán lẫn người mua chưa bao giờ cảm nhận được sự khó khăn về việc giao nhận hàng như lúc này. Dịch bệnh bùng phát, xã hội tuân thủ nghiêm ngặt giãn cách xã hội, nhiều khu vực kho hàng bị phong tỏa, dẫn đến hàng hóa bàn giao cho đơn vị vận chuyển bị lưu kho, hư hỏng, ẩm móc trong thời gian dài. Trong trường hợp may mắn thời gian phong tỏa ngắn, hàng được giao đến cho khách thì cũng bị xây xướt, hỏng. Nếu quá lâu sẽ bị hoàn ngược lại cho người bán và mọi chi phí người bán phải tự chịu. Có lẽ năm 2021 là một năm mà nhiều người bán hàng online không bao giờ muốn nhắc đến.
-
Bị boom hàng
Dịch vụ ship cod không còn là điều quá mới mẻ với dân kinh doanh online và khách hàng mua hàng online, dịch vụ này mở ra nhằm hướng đến phục vụ tối đa lợi ích của khách hàng và chiều lòng khách hàng. Nếu bạn cần mua một món đồ hãy đặt, bạn chỉ việc ngồi nhà, còn việc vận chuyển hãy để nhân viên giao hàng, bạn chỉ việc nhận hàng và thanh toán tiền trực tiếp với nhân viên giao hàng khi nhận hàng, không mất phí chuyển khoản và có nhiều sản phẩm khách hàng được quyền mở hộp xem sản phẩm rồi mới thanh toán. Lợi dụng những ưu điểm của loại hình dịch vụ này nhiều khách hàng đã đặt sản phẩm một cách thiếu trách nhiệm, giao hàng đến nơi thì tắt máy hoặc cố tình không nhận hàng.
Các bạn bán hàng online chắc hẳn gặp không ít trường hợp khách hàng “nhây” như vậy. Cũng có trường hợp khách hàng đặt sản phẩm chỉ để nhân viên mang hàng đến để xem chứ họ không có ý định mua, còn nhiều sản phẩm được thiết kế chỉ riêng cho khách hàng đó ví dụ: Áo đôi in tên, nhẫn đôi kí hiệu tình yêu, cốc đôi,… Những sản phẩm in ấn và thiết kế riêng theo yêu cầu của mỗi khách hàng thì không thể bán lại cho khách hàng khác được nếu như khách hàng từ chối nhận hàng. Một ngày buôn bán mà gặp năm, ba khách hàng như vậy chắc hẳn các bạn kinh doanh online rất đau đầu đấy.
-
Thua lỗ
Đối với các bạn mới bắt đầu bán hàng, bạn phải bỏ ra một khoản tài chính khá lớn để mua hàng tích trữ, chạy quảng cáo, mua thùng cartoon....Tuy nhiên, giai đoạn đầu không phải ai cũng may mắn có đươc các đơn hàng đầu tiên cho mình, nhiều người phải mất hàng tháng liền vừa giảm giá, vừa tặng kèm quà, miễn phí tiền ship...mới có được những đơn hàng đầu tiên cho mình và dĩ nhiên là những đơn hàng chỉ để thu hút khách hàng chứ không hề có lãi thậm chí bạn còn phải bù thêm tiền.
Chưa kể, nhiều sản phẩm nhập về không bán được do lí do khách quan, giá của các đối thủ cạnh tranh tốt hơn, có thể lúc nhập vào sản phẩm chỉ có giá là 150.000 đồng nhưng khi “sale off” thì chỉ bán được tầm khoảng 80.000 – 100.000 đồng... Qua đó để thấy chiến lược kinh doanh dù bán hàng online đóng vai trò hết sức quan trọng, người bán cần phải lên kế hoạch xây dựng, hoạch định rõ ràng khi kinh doanh. Tuy nhiên, các bạn cùng đừng nản vì bị thâm hụt giai đoạn đầu, thay vào đó hãy tập trung làm tốt những gì mình đang làm, khi đã có được lượng khách quen dù ít thì việc bán hàng online của bạn cũng sẽ ổn hơn.
-
Chênh lệch giá cả
Khi bán hàng online, bạn phải xác định trước được là sản phẩm mình bán thì cũng có nhiều người cùng bán giống mình, thậm chí còn bán tốt hơn mình, lượng khách hàng rất lớn. Và một trong những lý do của sự chênh lệch như vậy có thể là do giá cả.
Cùng một sản phẩm nhưng mỗi Website, mỗi người đăng bán lại để bán một giá thành khác nhau, có thể chênh lệch vài chục ngàn đồng. Với tâm lý của người mua, họ muốn mua hàng giá rẻ nhưng phải đẹp, chất lượng nên đa phần họ sẽ chọn những sản phẩm có giá tốt hơn để mua. Cũng bởi hiểu được tâm lý của người mua hàng, nên người bán đã chọn những nguồn hàng không được đảm bảo, không đồng đều, sản xuất sai và thường có giá thành tương đối rẻ để bán cho khách. Đặc biệt nhiều đơn vị vận chuyển không cho kiểm hàng khi nhận, nên người mua sau khi nhận hàng mới biết sản phẩm không có chất lượng như mình muốn và muốn hoàn trả cũng khó khăn, giá thành sản phẩm không cao nên thường chấp nhận nhận hàng.
Và để đảm bảo giá cả không bị cạnh tranh nhiều, nhiều người bán hàng thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram, zalo...không để giá sản phẩm bán công khai mà sẽ nhắn tin cho từng khách báo giá nếu họ có nhu cầu.
-
Ganh đua
Không có lĩnh vực nào trong xã hội mà không có đối thủ cạnh tranh cả. Đặc biệt, trong kinh doanh, việc cạnh tranh còn diễn ra gay gắt hơn giữa các công ty, các doanh nghiệp...và kể cả người bán hàng online. Trên thị trường có trăm người bán, vạn người mua, ai có chiến lược kinh doanh phù hợp và giá cả hợp lí, có uy tín thì được nhiều khách hàng lựa chọn.
Cạnh tranh trong kinh doanh không có gì là xấu nhưng nếu cạnh tranh bất chấp dẫn đến ganh đua lại là câu chuyện khác. Các Website bán hàng online, người bán hàng vì để ganh đua với đối thủ đã sử dụng các chương trình quảng cáo, các thủ thuật cạnh tranh không lành mạnh như: sử dụng account giả mua hàng đánh giá xấu sản phẩm, đặt hàng rồi boom, đăng các bài viết nói xấu về sản phẩm, cách bán hàng.. của người bán khác trên các hội nhóm, trang trên mạng xã hội, bán phá giá trị trường....để “chơi xấu” nhằm hạ uy tín của đối phương, thu về lợi nhuận cho mình. Đây là hành vi đáng bị tẩy chay và xử phạt. Hiện nay, do việc kinh doanh online ở Việt Nam chưa được pháp luật điều chỉnh hết nên các cơ quan chức năng không thể kiểm soát được việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các người bán hàng online. Tuy nhiên Toplist tin chắc rằng trong tương lai việc này sẽ được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo không gian kinh doanh lành mạnh cho người bán.
-
Bị trách về “phân biệt đối xử”
Không chỉ bán lẻ các sản phẩm online, nhiều người bán hàng còn bán sỉ cho khách nếu khách có nhu cầu mua hàng với số lượng lớn và dĩ nhiên khi mua hàng với số lượng lớn, người bán phải có các ưu đãi riêng cho những người khách này như chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn mua hàng, miễn phí hoàn toàn vận chuyển, được tặng thêm một số sản phẩm, các ưu đãi khi trở lại mua hàng lần sau...Đây cũng là chính sách nhằm thu hút nguồn khách sỉ lâu dài của người bán.
Và cùng những ưu đãi này mà đôi khi các khách hàng mua lẻ sẽ có những ý kiến nhất định khi mua hàng và có những yêu cầu tương tự cho sản phẩm của mình. Trong trường hợp nếu người bán không có những ưu đãi thì nhiều người mua có thái độ trách và không mua hàng. Nên dân bán hàng online mới có câu nói đùa rằng bán hàng online như làm dâu trăm họ!
-
Trả lời inbox và comment
Khách hàng inbox và comment các nhân viên tư vấn chưa kịp trả lời ngay lập tức cho khách hàng được, bởi có rất nhiều khách hàng và cần phải trả lời theo tuần tự. Lượng inbox, comment nhiều nên các Website không thể tránh khỏi trường hợp bỏ sót hoặc lâu trả lời khách hàng. Khách hàng đợi các trang Website hồi âm lại, cảm thấy rất mất thời gian và quay ra trách móc: “Trả lời inbox và comment quá chậm, hay không muốn bán hàng nữa à, mà inbox không bao giờ trả lời”.
Trường hợp này thường xuyên xảy ra khi các dịp sale trong năm như các ngày lễ, black friday, 11/11... Số lượng đơn hơn trong các ngày này luôn trong tình trạng quá tải, nhiều người bán hàng online phải thức sáng đêm, huy động lực lượng người thân, bạn bè tối đa để kịp thời đóng hàng, bàn giao cho bên vận chuyển để kịp đến với người mua, nên sẽ trả lời inbox của khách hàng chậm. Các bạn hãy thông cảm cho các bạn ấy nhé, bán hàng ai cũng muốn bán được nhiều hàng và làm hài lòng khách hàng để khách hàng tiếp tục ủng hộ mình lần sau.
-
Đánh giá sản phẩm
Với tâm lý tham khảo chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ, giá thành....từ các khách hàng đã từ mua hàng, trải nghiệm, nhiều người trước khi quyết đinh có nên mua hay không một món hàng, họ sẽ dành thời gian xem các đánh giá, các feedback của các khách hàng trước để lại. Và có đánh giá thấp sẽ được ưu tiên xem đầu tiên và rất thu hút.
Khi bán hàng online bạn phải chấp nhận việc có đánh giá xấu từ khách hàng đó có thể là có nhiều nguyên nhân và không loại bỏ trường hợp bị người bán khác chơi xấu. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo số lượng đánh giá này càng ít càng tốt vì nó sẽ kéo chất lượng đánh giá của cửa hàng bạn xuống thấp và nhiều người khách sẽ hơi quan ngại về điều này. Bạn có thể lập các kênh, số điện thoại để tư vấn, hỗ trợ, giải quyết khiếu nại riêng cho khách hàng để vấn đề được giải quyết ngay hạn chế bị đánh giá xấu. -
Trả lời điện thoại
Chăm sóc khách hàng ngày càng được người bán hàng online chú trọng hơn khi họ đã lập ra các số điện thoại, các đường dây giải quyết khiếu nại, hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng 24/7 để trực tiếp giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Và dĩ nhiên hàng ngày bạn sẽ nhận được rất nhiều cuộc gọi đến hỏi về hành trình đơn hàng mà khách hàng đặt, hoặc những sai sót trong quá trình gửi hàng và không phải khách hàng nào cũng dễ tính, có những khách hàng thái độ rất gay gắt. Nghe những cuộc điện thoại như vậy tâm trạng chắc hẳn không thể “nhẹ nhõm” được phải không các bạn.
-
Thông tin sản phẩm
Một sản phẩm đăng bán phải ghi kèm rõ giá thành sản phẩm, thành phần, công dụng, cách sử dụng sản phẩm, nhưng không phải sản phẩm nào khách hàng đọc cũng hiểu ngay được và khi mua về có rất nhiều vấn đề phát sinh xung quanh sản phẩm.
Một số sản phẩm gây thắc mắc về cách thức sử dụng như: “Máy khâu tay mini”, “dao cạo râu”, “máy mát – xa”, “khóa chống trộm”,… Vô vàn các sản phẩm khác, khi khách hàng hỏi lại cách sử dụng nhân viên tư vấn hỗ trợ lại cách thức sử dụng sản phẩm không phải ai cũng hiểu. Thế nên khi định mua một sản phẩm nào đó các bạn nên tìm hiểu qua về nó nhé để tránh những trường hợp trên khổ cho người bán và khó cho người sử dụng nhé.
-
Làm việc với nhiều bên
Để sản phẩm đến được tay khách hàng phải trải qua rất nhiều khâu, khâu xác nhận, khâu vận chuyển, khâu giao hàng rồi mới đến tay khách hàng được. Trong quá trình vận chuyển gặp vấn đề, người bán hàng online phải liên hệ với bưu điện để hỏi về hàng trình đơn hàng và đốc thúc họ giao hàng sớm cho mình. Hoặc có khi hàng được giao đến nơi khách hàng không nhận hàng, bưu điện hoặc nhân viên giao hàng báo lại, người bán hàng gọi lại cho khách hàng, khách hàng báo đã nhận hàng.
Một tình huống khiến chúng ta không thể tin tưởng hoàn toàn vấn đề phát sinh là do bên nào cả, do khách hàng hay do giao hàng, vẫn phải hài hòa để khách hàng nhận hàng và nhân viên giao hàng không cảm thấy “bực mình”.
Đặc biệt hiện nay, theo sự phản ánh của nhiều khách hàng, người bán trên các hội nhóm trên mạng xã hội, các thông tin đặt hàng của khách hàng bị tiết lộ cho các đối tượng xấu. Đối tượng này đã lợi dụng những thông tin này để tạo ra những đơn hàng giả nhằm chiếm đoạt tiền của khách, và hàng của người làm. Làm cho người mua không nhận được hàng còn mất tiền, còn người bán thì mất hàng, mất uy tín khi mua bán. Do đó, người bán nên có những đặc trưng riêng hoặc có phương thức liên lạc với khách hàng khi khách hàng nhận hàng.
Ngọc Mỹ 2019-11-25 09:18:17
Dạo này em livestream trên facebook, mà sót đơn nhiều quá, có cách nào quản lý không nhỉ?