Top 10 nguyên nhân dẫn đến việc bạn luôn rỗng túi
Ngày nay, xã hội phát triển kèm theo nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc chi tiêu quá mức để phục vụ những nhu cầu đó mà không có một kế ... xem thêm...hoạch quản lý rõ ràng, cụ thể nào đang là sai lầm của đa số chúng ta khiến túi luôn trống rỗng và còn có thể dẫn đến nợ nần. Dưới đây là 10 nguyên nhân cơ bản và dễ thấy nhất. Thử xem mình có góp mặt trong danh sách này không nhé.
-
Bạn muốn thể hiện vị thế của mình
Xã hội hiện nay thường có xu hướng đánh giá sự thành công của một người qua những gì họ sở hữu. Do đó, để thể hiện vị thế của mình và tỏ ra là một người lịch lãm, thành đạt, đẳng cấp, chúng ta thường đứng ra bao cả 1 team có mỗi quan hệ không quá thân thiết hay sẵn sàng chi ra rất nhiều tiền để mua những món đồ đắt đỏ và không cần thiết để phục vụ mục đích đó.
Hơn nữa, vì nắm bắt được tâm lý này của khách hàng, hầu hết các hãng điện thoại, các trung tâm bất động sản hiện nay đều cho ra những gói ưu đãi trả góp, giúp khách hàng vừa có nhà ở, vừa có đồ dùng lại không cần trả ngay một khoản tiền lớn để được sở hữu chúng. Vô hình chung tạo cho chúng ta một khoản nợ cố định hàng tháng phải thanh toán. Hãy cố gắng lên kế hoạch chi tiêu cụ thể và tự giới hạn thanh toán sau cho bản thân thật hợp lý, tốt nhất đừng vượt quá hạn mức có thể.
-
Bạn muốn đầu tư
Với nhiều người trẻ, mong muốn trở thành doanh nhân thành đạt từ những bước kinh doanh nhỏ đang dần trở nên khá phổ biến. Họ có một ít vốn và họ muốn đầu tư. Tuy nhiên, họ không biết đầu tư vào cái gì và đầu tư như thế nào thì mới sinh lãi. Kinh doanh chưa bao giờ là một bài toán dễ dàng.
Có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thương trường, có quá nhiều yếu tố chông gai chống lại họ. Nếu yêu thích kinh doanh thật sự, cần nghiên cứu mọi thứ thật kĩ lưỡng, suy nghĩ và cân nhắc cẩn thận, lắng nghe ý kiến của những người đi trước, có thâm niên trong nghề và nên tìm đến họ để được tư vấn phù hợp nhất. Đừng vì một phút bốc đồng mà khiến bản thân trở nên "phá sản", rỗng túi.
-
Bạn không có kế hoạch chi tiêu cụ thể
"Mình thích thì mình mua thôi."
"Cô ấy/anh ấy có cái này, mình cũng phải mua mới được, không thể để bị thua kém."
"Cái áo này phải mặc với quần này, đi giày này... phải sắm cho thành một bộ. Thời trang là phải thế."Vậy là, tiền trong túi cứ thế mà ra đi theo những ý nghĩ "sang chảnh" đó của chúng ta. Hãy bắt đầu học cách lên kế hoạch chi tiêu thật rõ ràng và nghiêm túc thực hiện nó. Cần ưu tiên mua những món đồ cần thiết nhất, đừng ghen tỵ với bất kì ai chỉ bởi họ có cái mà chúng ta không cần và nếu mua về cũng chỉ để thỏa mãn suy nghĩ "cho bằng chị bằng em".
Để làm được công việc quản lý tiền bạc tốt không hẳn phải cần tới bằng cấp hay khoá học tài chính kế toán nào. Đơn giản chỉ cần ghi chép cụ thể những khoản thu chi từng ngày, từng tháng để sau đó tự xem xét những con số biết nói ấy mà cân đối lại.
-
Bạn bị "nghiện ngập"
Chúng ta thường tiêu tốn khá nhiều cho việc thỏa mãn những "cơn nghiện", từ rượu chè, thuốc lá, cafe... đặc biệt là mua sắm. Chúng ta thường nghĩ rằng, mấy món đồ lặt vặt này chẳng đáng bao nhiêu, mấy món đồ được giảm giá kia đã quá hời rồi... mà quên rằng "tích tiểu thành đại".
Chúng ta nên kiểm soát tài chính của mình ngay từ bước cơ bản nhất, đó là hãy "cai nghiện", sẽ tiết kiệm được một khoản đáng kể đấy.
-
Bạn dành quá nhiều tiền cho các thú vui chơi giải trí
Chẳng ai lại muốn tối nào cũng phải ở nhà buồn chán hay ngày nghỉ mà chẳng có gì thư giãn. Chúng ta thường muốn gặp gỡ bạn bè, vui chơi giải trí để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi của một ngày dài học tập và làm việc vất vả. Đó đều là những nhu cầu cần thiết và cần được khuyến khích.
Đương nhiên nếu điều đó đang ở mức độ vừa phải và hợp lí. Rất nhiều bạn đã bị sa đà và vui chơi quá trớn nên đã phải chi khá nhiều cho các cuộc vui hoặc những trò chơi giải trí vô bổ. Vì vậy, để tiết kiệm được một số tiền không nhỏ mà vẫn có sức khỏe tốt, lành mạnh, chúng ta nên tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao như bóng rổ, bơi lội, đá bóng, cầu lông... Thỉnh thoảng cũng có thể gặp gỡ giao lưu với bạn bè ở hạn mức cho phép.
-
Bạn không ngừng nâng cấp thiết bị điện tử
Ngày nay, công nghệ phát triển như vũ bão và đặc biệt là không có giới hạn đã kéo theo nhu cầu nâng cấp của con người tăng lên không ngừng nghỉ. Việc mua sắm các thiết bị điện tử thông minh là thực sự cần thiết nhưng việc chạy theo xu hướng, muốn sở hữu những phiên bản mới nhất.
Nếu dư dả tài chính thì không nói làm gì nhưng nếu phải đi vay, hay trả góp chỉ để thỏa mãn bản thân mà không có nhu cầu sử dụng hết tính năng của nó thì đây là một chuyện vô cùng ấu trĩ khiến tài chính của bạn tổn hại nghiêm trọng và có thể dẫn đến nợ nần. Hãy chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Hãy bắt đầu cuộc hành trình trở nên giàu có từ bước đi cơ bản nhất - tiết kiệm tiền.
-
Không biết nơi, thời điểm mua sắm rẻ và uy tín
Trước khi mua một món đồ nào đó, bạn cần tham khảo và so sánh từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn cũng nên tìm những địa chỉ mua sắm dành cho sinh viên, giá cả khá hợp lí và chất lượng cũng không tồi. Thêm nữa, thay vì cứ sính ngoại mãi, bạn hãy thử trải nghiệm các sản phẩm uy tín trong nước về lĩnh vực mỹ phẩm xem sao. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên và có cái nhìn khác đấy. Tóm lại, quan trọng nhất vẫn là phải thắt chặt chi tiêu, chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và mua ở những nơi rẻ nhưng uy tín, chất lượng.
Và đặc biệt, việc sắm trái mùa sẽ giúp cho bạn tiết kiệm 1 khoản kha khá đó. Nghĩa là, hãy lên kế hoạch mua sắm dự trữ cho mùa tiếp theo, ví dụ mua áo tắm vào mùa xuân hay mua áo ấm vào mùa thu, đồ đạc trái mùa thường rẻ hơn. Đừng quên cân nhắc cẩn thận trước khi mua đồ theo “trend” để khi cơn sóng xu hướng đi qua, bạn không phải bỏ nó đi vì hết “mốt” nhé!
-
Bị quảng cáo tác động
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 75% người mua hàng đã thực hiện hành động ngay khi nhìn thấy quảng cáo; và 84% sử dụng thông tin từ quảng cáo để nghiên cứu thêm về sản phẩm. Như vậy, các nhà kinh doanh đã thành công trong việc kích thích chúng ta tiêu tiền vào những sản phẩm của họ.
Đặc biệt, hiện nay, nhiều nhãn hàng, thương hiệu lớn còn mời những diễn viên, ca sĩ, MC... nổi tiếng về làm đại sứ cho họ, nhằm "lôi kéo" những người hâm mộ quan tâm và mua hàng.
-
Tiêu tiền của ngày mai
Có ai đó hứa mang tới một công việc hấp dẫn hay một vụ đánh quả trong tuần tới hay nghe tin sắp được tăng lương… Nhiều người nhìn thấy nguồn thu nhập tương lai đó đã phấn chấn tự thưởng cho mình bằng những việc chi tiêu vượt quá thu nhập hiện tại. Khi những hứa hẹn tương lai ấy không thành, tự nhiên khoản nợ sẽ hiện về.
Nên làm việc của ngày mai ngay hôm nay, song tiêu tiền của ngày mai luôn là một mối đe doạ nguy hiểm và rất hay dẫn người ta tới cảnh nợ nần chồng chất. Cách khắc phục thật đơn giản: không tiêu tiền chừng nào nó nằm sẵn trên tay và không ai có ý lấy lại nó. -
Thu nhập không đủ chi tiêu
Thứ nhất, việc tiêu xài hoang phí thường được lí do "thu nhập ít" đứng ra làm bình phong. Tuy nhiên, "không có lửa làm sao có khói". Cần xem xét lại cả 2 vế này.
Thứ hai, nếu đúng là thu nhập thì ít mà những nhu cầu thiết yếu thì nhiều, hãy tranh thủ tìm kiếm thêm những việc làm ngoài giờ phù hợp. Nếu là sinh viên thì có thể đi làm thêm như bán hàng ở các shop quần áo, hay chạy bàn ở các quán ăn; nếu là dân công sở thì có thể nhận thêm việc về nhà làm như gấp hộp bìa, dán nhãn cặp hay làm cộng tác viên cho báo online... Nhu cầu bản thân thì nhiều, giá cả lại ngày một leo thang, tiền không bao giờ là đủ.
Tuy nhiên, nếu biết tự giới hạn cho mình, chi tiêu hợp lí và tìm cách kiếm thêm thu nhập thì cuộc sống tự nhiên sẽ dễ dàng hơn. Nếu ai tự ổn định được thu nhập từ sớm, thì người đó có cơ hội vươn lên và nắm bắt các tình huống có lợi cho mình trong khi những người khác còn đang loay hoay để thoát ra khỏi cảnh thiếu thốn nợ nần.