Top 10 điều cần biết về dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam
Nước ta hiện nay đang tích cực thay đổi công tác làm việc trong lĩnh vực dịch vụ công. Một trong những nỗ lực đó là thành lập hệ thống dịch vụ công trực tuyến, ... xem thêm...mọi hoạt động nộp và thụ lý hồ sơ đều diễn ra trên Internet. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về ý nghĩa và cách thức hoạt động của tiện ích này chưa? Hãy cùng toplist tìm hiểu qua các tiêu chí sau nhé!
-
Dịch vụ công trực tuyến là gì?
Dịch vụ công hay dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến các hoạt động thực thi pháp luật và không nhằm mục đích lợi nhuận, do các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức doanh nghiệp được ủy quyền thực hiện. Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước này là cấp cho các tổ chức cá nhân dưới hình thức giấy tờ có giá trị pháp lý trong từng lĩnh vực cụ thể. Trước đây bạn sẽ phải đến trực tiếp các cơ quan nhà nước như Ủy ban nhân dân, cơ quan Hải quan... để được sử dụng các dịch vụ này. Hiện nay, với sự nỗ lực xây dựng một môi trường làm việc nhanh gọn và thuận tiện cho người dân, nhà nước đang triển khai công tác dịch vụ công trực tuyến, mọi thao tác đều được thực hiện qua môi trường mạng. Người dân không còn phải đến tận nơi các đơn vị như trước kia nữa.
-
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1
Dịch vụ công trực tuyến được chia làm 4 mức độ. Theo đó, dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 chỉ gồm việc đảm bảo:- Cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục
- Hồ sơ
- Thời hạn
- Phí và lệ phí thực hiện dịch vụ
-
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2
Dịch vụ công trực tuyến được hoàn thiện đầy đủ hơn theo từng mức độ. Khi sử dụng mức độ 2, bạn sẽ được:- Cung cấp thông tin như mức độ 1
- Cho phép người sử dụng tải về các biểu mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.
- Hồ sơ sau khi hoàn thiện, người dùng phải gửi trực tiếp tại các cơ quan hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ cần dùng.
-
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đang được triển khai khá mạnh mẽ ở nhiều bộ ngành và địa phương. Đây là loại dịch vụ tiện lợi khi người sử dụng được:- Cung cấp dịch vụ như mức độ 2
- Cho phép người sử dụng điền và gửi trực tiếp các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng.
- Thanh toán lệ phí (nếu có) và việc nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
-
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là tiện lợi nhất hiện nay. Người sử dụng được trải nghiệm tất cả các giao dịch trên môi trường mạng:- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
- Cho phép người sử dụng được thanh toán lệ phí trực tuyến
- Trả kết quả trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện đến người sử dụng.
-
Làm sao để bạn có thể sử dụng dịch vụ công trực tuyến?
Để có thể sử dụng dịch vụ công trực tuyến thì bạn phải thực hiện các bước sau:- Tạo tài khoản nếu là lần đầu sử dụng dịch vụ công trực tuyến hoặc Đăng nhập hệ thống nếu đã có tài khoản trước đó. Việc tạo tài khoản này chỉ cần thiết đối với dịch vụ công mức độ 3 trở lên. Bạn sẽ đăng ký qua tài khoản email của mình và cung cấp thông tin đầy đủ theo hướng dẫn. Nếu đã có tài khoản thì tiến hành đăng nhập vào hệ thống để thực hiện các thao tác gửi hồ sơ hoặc theo dõi hồ sơ trực tuyến.
- Sửa thông tin đơn vị của bạn.
- Gửi đơn đề nghị cấp phép: Chọn dịch vụ muốn sử dụng, sau đó tạo hồ sơ và điền đầy đủ thông tin. Cuối cùng gửi hồ sơ.
- Theo dõi hồ sơ: Bạn muốn biết hồ sơ đã được xử lý chưa thì chỉ cần đăng nhập vào hệ thống hoặc có thể hồ sơ của bạn có yêu cầu bổ sung. Mọi phản hồi từ cơ quan chức năng sẽ được thông báo qua email đăng ký.
-
Đối tượng nào sẽ triển khai dịch vụ công trực tuyến?
Theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP thì những đối tượng sau sẽ được triển khai dịch vụ công trực tuyến:- Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính Phủ, Tổng cục, Cục và cơ quan tương đương
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chuyên môn trực thuộc
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Cơ quan tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- Cơ quan, tổ chức nhà nước khác tự nguyện
-
Hiện trạng triển khai dịch vụ công trực tuyến năm 2017?
Dịch vụ công trực tuyến đã được Chính phủ quy định bằng Nghị định 43 năm 2011, đến nay đã được gần 6 năm thực hiện. Rất nhiều dịch vụ hành chính công đã được cung cấp trên môi trường mạng, giúp nhiều cá nhân tổ chức sử dụng hợp lý.
Thống kê đến tháng 4 năm 2017 của Cục Tin học hóa trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông báo chất lượng giải quyết thủ tục hành chính đang được thực hiện rất tích cực, đặc biệt là những địa phương. Tháng 3/2017 đã có 18/22 bộ và cơ quan ngang bộ cung cấp 557 dịch vụ công mức 3 và 295 dịch vụ công ở mức 4. Có 63/63 tỉnh thành triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt trên 10.000 dịch vụ mức 3 và trên 1.000 dịch vụ mức 4. -
Những khó khăn gặp phải khi triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam
- Hệ thống cơ sở dữ liệu còn chưa được đầy đủ, chưa cập nhật đầy đủ các dịch vụ. Cơ sở dữ liệu thông tin lớn nhưng chưa có sự liên kết phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn.
- Phương thức thanh toán phí và lệ phí: Các doanh nghiệp hiện nay đa số đang sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhưng mới chỉ ở 3 mức độ đầu do việc triển khai các dịch vụ chưa cao, khó tiếp cận, khó tra cứu. Việc thu phí phải dựa vào sự phối hợp của các ngân hàng thương mại trung gian.
- Truyền thông về dịch vụ công trực tuyến còn chưa cụ thể rõ ràng, đa số người dân chưa hiểu cách thức sử dụng.
- An toàn, bảo mật: Do các dịch vụ này được diễn ra trên môi trường mạng nên tính rủi ro khá cao. Đặc biệt trong thời gian hiện nay tại các ngân hàng xảy ra hiện tượng rò rỉ thông tin của cá nhân, doanh nghiệp.
- Một số cá nhân tổ chức không thực sự có nhu cầu nhưng lại sử dụng làm mất thời gian cho các cơ quan công quyền.