Top 10 Cách săn sóc người bị bệnh tim mạch mùa dịch
Covid-19 đe dọa tính mạng người bệnh chủ yếu do tác động của virus đến phổi. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới được công bố, Covid-19 cũng có thể gây tổn ... xem thêm...thương tim, ngay cả ở những người không có vấn đề về tim. Trong khi đó, bệnh tim là một trong những căn bệnh nền khiến việc điều trị Covid-19 trở nên khó khăn hơn. Vậy làm sao chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe người bệnh tim mạch trong mùa dịch Covid-19? Cùng Toplist tìm hiểu những cách bảo vệ sức khỏe cho người bệnh tim tốt nhất mùa dịch này nhé.
-
Chuẩn bị đủ thuốc cho người bị bệnh tim
Tùy theo tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn cùng các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc tim mạch phù hợp. Các loại thuốc phổ biến dành cho người bệnh tim mạch có thể bao gồm: Thuốc chống đau thắt ngực, Thuốc kiểm soát huyết áp, Thuốc kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu, Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, Thuốc làm loãng và chống đông máu...
Bạn nên tập thói quen uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý giảm liều hay ngưng thuốc ngay cả khi cảm thấy đỡ. Nếu sử dụng thêm một số loại thuốc khác hay kết hợp thực phẩm bổ sung, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn chuyển biến phức tạp nên bạn cần dự trữ lượng thuốc đủ cho bản thân và gia đình.
-
Thư giãn mỗi ngày
Người mắc bệnh tim chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố tâm lý. Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, bạn cần thư giãn để duy trì tâm lý thoải mái và ngăn chặn tình trạng tăng nhịp tim. Tin tức về dịch bệnh có thể khiến bạn lo lắng và sợ hãi với tỷ lệ tử vong tăng cao do biến chứng của Covid-19 ở các nước trên thế giới. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ dẫn tới giảm sức đề kháng, tăng huyết áp và nhịp tim. Đây là những trạng thái không hề tốt cho sức khỏe của người bệnh tim.
Bạn có thể dành thời gian rảnh để nghe nhạc không lời, ngồi thiền, hít thở sâu, xem video hài hước hay các chương trình giải trí để thư giãn tinh thần. Hãy luôn nhớ rằng năng lượng tích cực cũng được xem như ‘vaccxin” tốt nhất cho tất cả mọi loại bệnh, dù là tim mạch hay là Covid nhé! Vì vậy, hãy luôn suy nghĩ tích cực và hi vọng về những điều tốt đẹp nhất
-
Chỉ đeo khẩu trang khi cần thiết
Một trong những điều được khuyến cáo trong mùa dịch Covid-19 là đeo khẩu trang thường xuyên để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, những người bệnh tim mạch được khuyến cáo chỉ nên đeo khẩu trang khi thật sự cần thiết.
Người bị bệnh tim mạch cần đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh giọt bắn từ người khác, song nếu bạn đeo quá thường xuyên thì sẽ khó thở. Trừ một số trường hợp thật sự cần thiết, tốt nhất bạn nên ở nhà để không cần phải đeo khẩu trang liên tục.
Những trường hợp cần thiết mà người bệnh tim mạch nên đeo khẩu trang tại nhà để phòng bệnh bao gồm: Có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19; Gia đình bạn có người đang thực hiện cách ly tại nhà hay Bạn chuẩn bị ra nhận hàng từ nhân viên giao hàng bên ngoài. Nếu không thật sự cần thiết đeo khẩu trang y tế, người bệnh tim mạch có thể đeo khẩu trang làm bằng chất liệu vải mỏng và thoáng khí để cảm thấy dễ thở hơn.
-
Vận động thể chất nâng cao sức khỏe
Trong thời điểm các hoạt động thể dục thể thao, vận động ngoài trời còn hạn chế thì bạn vẫn nên duy trì thói quen vận động thể chất tại nhà để tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Lối sống lành mạnh này là một giải pháp kết hợp điều trị bệnh tim đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
Bạn có thể lựa chọn các bài tập cho người bệnh tim mạch với những hoạt động thể chất nhẹ nhàng sau đây:
- Tập yoga: Đây là môn tập không những giúp người bệnh tim mạch tăng cường sức khỏe thể chất mà còn có tác dụng ổn định tâm trạng căng thẳng. Nếu bạn kiên trì tập yoga suốt một thời gian dài, triệu chứng rối loạn nhịp tim sẽ cải thiện.
- Đi bộ: Một số nghiên cứu cho biết 30 phút đi bộ/ngày có thể giúp bạn giảm 18% nguy cơ phát triển bệnh mạch vành. Đồng thời, thói quen đi bộ 180 phút/tuần cũng giúp bạn giảm 35% rủi ro nhồi máu cơ tim.
- Bài tập đạp xe sẽ giúp bạn gia tăng sức bền, cải thiện độ dẻo dai của cơ bắp, nâng cao quá trình trao đổi chất và tuần hoàn. Trong mùa dịch Covid-19, bạn có thể đạp xe quanh công viên gần nhà hoặc đạp xe trong nhà với thiết bị chuyên dụng.
Bên cạnh các môn tập nhẹ nhàng, bạn cũng có thể kết hợp vận động trong sinh hoạt hàng ngày như làm vườn, dọn dẹp nhà cửa, vui đùa với người thân… Những hoạt động này cũng giúp cho những ngày cách ly xã hội trở nên ý nghĩa hơn.
- Tập yoga: Đây là môn tập không những giúp người bệnh tim mạch tăng cường sức khỏe thể chất mà còn có tác dụng ổn định tâm trạng căng thẳng. Nếu bạn kiên trì tập yoga suốt một thời gian dài, triệu chứng rối loạn nhịp tim sẽ cải thiện.
-
Chọn thực phẩm tốt cho người mắc tim mạch
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho tim mạch để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch Covid-19. Thực phẩm tốt cho tim mạch sẽ giúp bạn bổ sung “hệ miễn dịch’ tự nhiên mà không phải sử dụng quá nhiều thuốc hay thực phẩm chức năng.
Bạn có thể sử dụng các thực phẩm tươi sau cho thực đơn của người bị bệnh tim mạch:
- Bông cải xanh: Một số nghiên cứu cho thấy bông cải xanh có thể giúp bạn giảm mức cholesterol trong máu nên đây được xem là thực phẩm tốt cho tim mạch
- Măng tây: Măng tây giàu folate có khả năng hạn chế sự tích tụ của homocysteine trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như bệnh mạch vành hay đột quỵ
- Cá béo: Nhóm cá béo cung cấp omega-3 và protein tốt cho cơ thể có thể bao gồm cá thu, cá hồi… Đặc biệt, hàm lượng chất béo bão hòa ở cá cũng ít hơn hẳn so với các loại thịt khác nên tốt cho tim mạch
- Các loại đậu: Bạn nên bổ sung các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu phộng, đậu lăng… Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho tim như: chất xơ, protein, các chất chống oxy hóa mạnh
- Hạt chia và hạt lanh: Hai loại hạt này là nguồn dinh dưỡng giàu omega-3 giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, giảm thiểu mảng bám trên thành động mạch…
-
Đi khám khi có dấu hiệu bất thường
Bạn cần phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cả bệnh tim lẫn bệnh viêm phổi cấp do Covid-19 để có thể kịp thời điều trị: Bệnh tim: Một số dấu hiệu bệnh tim có thể bao gồm đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, sưng phù chân, đổ mồ hôi lạnh, mệt mỏi, kiệt sức, rối loạn nhịp tim…Bệnh viêm phổi cấp: Triệu chứng coronavirus chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp có thể bao gồm sốt (từ 37,7°C trở lên), ho khan, khó thở…
Bạn có thể cảm thấy khó phân biệt các dấu hiệu của bệnh viêm phổi cấp và bệnh cảm cúm thông thường. Một số triệu chứng của bệnh tim cũng tương tự như bệnh viêm phổi cấp như mệt mỏi, khó thở… Do đó, bạn nên yêu cầu được kiểm tra kỹ khi đi khám tim mạch để có thể sớm nhận ra các nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Nếu nghi ngờ nhiễm Covid-19 với các dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn cách ly và điều trị.
-
Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng
Những người mắc bệnh tim mạch thường có tâm trạng bất ổn và bị ảnh hưởng nhiều về yếu tố tâm lý. Nếu để những cảm xúc tiêu cực này cứ tiếp tục tái diễn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sức khỏe của bạn. Việc thiếu ngủ sẽ gây nên các vấn đề như huyết áp cao, tiểu đường, suy tim,... vì vậy, bạn cần phải bố trí thời gian làm việc, học tập, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo có một giấc ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
Thêm một nguyên nhân khiến cho các bệnh tim mạch ngày càng nặng hơn đó là stress. Vì thế, cần phải duy trì cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái nhất. Bạn nên dành thời gian để nghe nhạc, ngồi thiền, xem các video hài hước để thư giãn tinh thần.
-
Theo dõi hàm lượng cholesterol trong máu
Khi cơ thể có hàm lượng cholesterol trong máu quá cao, bám vào thành động mạch, sau một thời gian dài như vậy sẽ làm cho lòng động mạch hẹp lại và gây tắc nghẽn động mạch, ngăn cản quá trình máu chảy đến để nuôi tim và các bộ phận khác. Do đó, cần phải theo dõi hàm lượng cholesterol trong máu và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn các chất béo và đồ ngọt,... nên ăn các loại dầu thực vật tốt cho tim.
-
Uống đủ nước theo nhu cầu
Người cao tuổi thường thường uống ít nước do sợ đi tiểu nhiều, mất ngủ. Tuy nhiên nên uống duy trì 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, uống chia thành ngụm nhỏ, nên để nước ở trong phòng ngủ, phòng khách, bếp để người cao tuổi tiện uống bất kỳ lúc nào. Nên uống nước trà xanh tốt cho tim mạch và các loại thức uống có tác dụng an thần như hạt sen, chè ngó sen...
Mất nước dẫn đến khô cổ họng là một trong những rủi ro nguy hiểm trong bệnh hô hấp, đặc biệt là ở người cao tuổi bởi cơ thể họ không tích trữ nước cộng thêm các bệnh mạn tính khác khiến cho người cao tuổi càng dễ mất nước hơn. Khi cơ thể mất nước làm cho phổi và vòm họng thiếu những chất nhờn bảo vệ, dễ bị tổn thương, khiến vi khuẩn, virus dễ xâm nhập vào bên trong khiến người cao tuổi dễ bị bệnh.
-
Khuyên người bệnh bỏ hút thuốc lá
Một trong những cách săm sóc người bị bệnh tim mạch mùa dịch là khuyến khích người bệnh bỏ hút thuốc lá vì chẳng những mang lại bất lợi cho bản thân người bệnh tim mạch mà còn cho những người xung quanh. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương phổi.
Trong khói thuốc, ngoài nicotin gây ung thư phổi, còn có khoảng 17 loại hóa chất độc hại khác gây bệnh cho đường hô hấp và cơ thể. Không chỉ là thuốc lá, các sản phẩm khác cũng gây hại cho chúng ta như thuốc phiện, các dạng ma túy khác… Một khi sức đề kháng của phổi bị suy yếu, virus rất dễ tấn công, nhất là virus SARS-CoV-2.