Nước mắm công nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường nước mắm
Cuộc chiến giành thị phần nước mắm khốc liệt kể từ khi nước mắm công nghiệp xuất hiện cách đây chưa đầy 20 năm. Không chỉ cạnh tranh với nước mắm truyền thống, các hãng nước mắm công nghiệp cũng tìm cách lấy thị phần của nhau đầy quyết liệt. Nước mắm công nghiệp có độ đạm thấp hơn 3 - 4 lần so với nước mắm thông thường. Độ đạm là thông số phản ánh chất lượng nước mắm. Nhưng không phải nước mắm có hàm lượng đạm càng cao thì hiển nhiên sẽ càng ngon. Nó chỉ đúng với loại nước mắm truyền thống, hàm lượng đạm có được là đạm tự nhiên (đạm thật), không pha chế. Các loại nước mắm có độ đạm từ 50 – 60 độ thường có sự tham gia của công nghệ, cô rút muối, hoặc theo phương pháp công nghiệp. Các sản phẩm này được pha chế từ 1 phần nước mắm nguyên chất, lên men đạm thực vật, thường là thủy phân bằng nhiều phương pháp khác nhau, sau đó pha chế hương liệu, trộn dung dịch đạm nhân tạo.
Mùi của nước mắm truyền thống hơi nồng, còn nước mắm công nghiệp có mùi thơm nhạt và nhẹ hơn. Nước mắm truyền thống dính vào tay sẽ khó rửa sạch mùi, còn nước mắm công nghiệp sẽ mất mùi ngay sau khi rửa tay. Nước mắm truyền thống: Có màu vàng ươm đến màu cánh gián, nếu đã mở nắp và tiếp xúc với không khí vài tiếng sẽ chuyển sang màu sẫm hơn do trong quá trình chế biến không sử dụng chất phụ gia. Nước mắm công nghiệp: có màu sắc đẹp mắt, và để ngoài không khí bên ngoài vẫn không thay đổi màu sắc do có sử dụng chất tạo màu và chất phụ gia. Nước mắm công nghiệp: Rẻ hơn rất nhiều so với nước mắm truyền thống. Những loại nước mắm công nghiệp có giá cả cạnh tranh hơn các sản phẩm nước mắm truyền thống, giá từ 15.000 – 30.000 vnđ. Hiện tại trên thị trường Việt Nam thương hiệu nước mắm công nghiệp được biết đến nhiều nhất là thương hiệu Masan với hai nhãn hiệu nước mắm được nhiều người ưa chuộng là: Chinsu và Nam Ngư.