Top 20 Quan niệm sai lầm phổ biến về sức khỏe bạn nên biết
Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề về sức khỏe mà chúng ta cho rằng "hiển nhiên đúng". Tuy nhiên, có nhiều điều sai lầm mà bạn vẫn luôn lầm tưởng. Hãy tìm ... xem thêm...hiểu đó là những điều gì và thay đổi quan niệm sai lầm của mình để hiểu rõ và chăm sóc tốt hơn cho cơ thể.
-
Vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
Nhiều người vẫn suy nghĩ rằng vitamin giúp cơ thể khỏe hơn và bổ sung chất hiệu quả hơn. Quan niệm sai lầm này dẫn đến việc uống quá nhiều vitamin. Tuy nhiên, sự thật không đúng như vậy, vitamin chỉ giúp quá trình chuyển hóa chất được điều chỉnh và diễn ra suôn sẻ hơn.
Nếu uống quá nhiều vitamin sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì thế, bạn chỉ nên uống vitamin theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Đường nâu tốt cho sức khỏe hơn đường trắng
Rất nhiều người nghĩ rằng đường nâu tốt cho sức khỏe hơn đường trắng và sử dụng đường nâu trong nấu nướng nhiều hơn.
Nhưng điều đó không đúng, thực chất đường nâu và đường trắng chỉ khác nhau ở mục đích sử dụng mà thôi, còn chất lượng và hiệu quả thì giống nhau. Đường nâu thường được dùng khi muốn món ăn có màu sẫm, đẹp hơn khi làm bánh, nấu chè,...
-
Tế bào thần kinh mất đi không tái tạo lại được
Nhiều người cho rằng các tế bào thần kinh khi mất đi sẽ không tái tạo lại được. Thế nhưng, đó là nhận định sai lầm. Thực tế, sự mất đi của các tế bào thần kinh xảy ra liên tục và đây là lẽ tự nhiên của cơ thể. Những tế bào mới sẽ được tái tạo khắp nơi trong não bộ sau đó.
Khi bạn quá căng thẳng, bạn nghĩ rằng những tế bào thần kinh của bạn căng ra và tổn thương. Sự thật không như bạn nghĩ, khi bạn stress, các chất hóa học trong cơ thể sẽ làm thần kinh thực hiện điều tiết, tương tác lẫn nhau để đưa cơ thể về trạng thái cân bằng.
-
Phải ngủ đủ 8 tiếng một ngày
Đa số chúng ta luôn nghĩ rằng giấc ngủ 8 tiếng một ngày là hợp lý. Sự thật là việc ngủ bao nhiêu là đủ tùy cơ thể của từng người. Những người khác nhau có tiêu chuẩn giấc ngủ khác nhau.
Đối với một số người ngủ 6 tiếng là đủ, nhưng có một số người ngủ 9 tiếng vẫn chưa đủ. Tùy theo thể trạng và tình hình sức khỏe mà điều chỉnh giấc ngủ cho phù hợp vì ngủ nhiều hay ít hơn tiêu chuẩn đều có hại cho sức khỏe.
-
Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt được virus
Không ít người nghĩ thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt được virus và đó là quan niệm không đúng. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn mà thôi. Khi bạn bị nhiễm khuẩn hoặc khi bị thương,... hãy uống thuốc kháng sinh để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh tình trạng nhiễm trùng vết thương.
Tuy nhiên, nếu bạn bị cảm do Virus hoặc muốn phòng bệnh do virus gây ra thì tuyệt đối không nên uống quá nhiều thuốc kháng sinh, vì nó chỉ khiến bạn thêm nhức đầu và mệt mỏi.
-
Chocolate gây ra mụn đầu đen
Đa số chúng ta nghĩ rằng chocolate gây ra mụn đầu đen. Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu như sau: họ cho 10 người thử những thanh kẹo chocolate trong vòng 1 tháng. Sau khi so sánh với thời gian khi không sử dụng kẹo thì không có sự khác nhau.
Điều này cho thấy, trên thực tế, chocolate không phải là nguyên nhân chính gây ra mụn đầu đen. Dù vậy, bạn không nên ăn quá nhiều chocolate, vì thực phẩm này có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
-
Đường sẽ gây nghiện
Phần lớn mọi người cho rằng, ăn thực phẩm chứa nhiều đường như: kẹo, nước ngọt, bánh ngot,... sẽ gây nghiện nếu sử dụng thường xuyên. Năm 2009, một cuộc thí nghiệm đã được thực hiện như sau: khi cho những con chuột ăn những viên kẹo trong một thời gian dài thì những con chuột này đã bị nghiện và không thể ngừng ăn kẹo.
Thế nhưng, khi thực hiện thí nghiệm tương tự lên con người thì kết quả lại không như vậy. Từ đó, có thể thấy rằng, đường chỉ làm cho chuột nghiện chứ không làm con người nghiện.
-
Máu khi bị khử oxy sẽ có màu xanh
Máu khi bị khử oxy được bơm qua các tĩnh mạch đến tim hoàn toàn không có màu xanh như mọi người vẫn nghĩ, nó có màu đỏ thẫm.
Trong sách, bạn thường thấy có những dòng máu màu xanh, sở dĩ như vậy là để phân biệt với máu được cung cấp oxy. Các mạch máu chúng ta thường thấy qua da có màu xanh là do ánh mặt trời khi chiếu vào chúng đã bị khúc xạ.
-
Cồn gây tổn hại đến tế bào não bộ
Nếu sử dụng quá nhiều cồn, quá trình trao đổi chất sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt Oxy. Tuy nhiên, chúng chỉ chèn ép và ảnh hưởng đến những liên kết thần kinh chứ không làm tổn hại đến bản thân các tế bào đó.
Dù sao đi nữa, việc sử dụng cồn là việc làm không nên vì chúng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Cồn tác động rất lớn đến bộ não, ngay cả khi chỉ cần uống một lượng với nồng độ khoảng 0,25% trong máu, tương đương với 0,3 lít bia hoặc 100ml rượu vang. ... Nếu uống 50g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn, với khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia.
-
Đường làm trẻ con hoạt bát hơn
Nhiều người nghĩ rằng trẻ con ăn nhiều đường sẽ hoạt bát hơn vì đường chứa nhiều calories, tức là năng lượng. Đáng tiếc, đây lại là quan niệm sai lầm.
Ngược lại, khi trẻ con ăn quá nhiều đường, năng lượng trong cơ thể sẽ bị hút sạch và thải ra bên ngoài. Nghiêm trọng hơn, việc sử dụng nhiều thực phẩm chứa đường sẽ dẫn đến nhiều bệnh cho trẻ như: thừa cân, tim mạch, răng miệng,...
-
Trứng có hại cho tim của bạn
Trong những năm trước, chúng ta đã tin rằng cholesterol trong lòng đỏ trứng sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dẫn đến bệnh tim. Nhưng hơn 40 năm nghiên cứu đã chỉ ra rằng trứng có chứa các chất dinh dưỡng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Thực phẩm đậm đặc chất dinh dưỡng này chứa nhiều protein chất lượng cao và các axit amin thiết yếu, choline, selen, vitamin B12, vitamin D, phốt pho, riboflavin và folate.
-
Thực phẩm kiềm sẽ làm giảm lượng axit trong cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe cho bạn
Trong "Chế độ ăn giàu kiềm" nhìn chung rất tốt cho sức khỏe - trong đó khuyến khích ăn nhiều trái cây, rau củ và những thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đồng thời hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn - thì quan niệm chế độ ăn này sẽ giúp trung hòa lượng axit trong cơ thể là hoàn toàn sai lầm.
Sự thật là trong máu của bạn có chứa một lượng kiềm, còn dạ dày thì chứa axit để phân giải thức ăn. Những thứ bạn nạp vào cơ thể không ảnh hưởng tới cái cách mà cơ thể tự kiềm hóa hoặc cân bằng mức độ axit. Đây chính là nhiệm vụ của phổi và thận - hai cơ quan này kiểm soát sự cân bằng axit-kiềm trong cơ thể và giữ cho độ pH trong máu của bạn luôn ổn định. Nếu phổi và thận không thực hiện được chức năng này, hẳn bây giờ bạn đang mắc một căn bệnh nghiêm trọng nào đó rồi.
-
Bột ngọt (MSG) có thể gây ung thư
Chất điều vị nổi tiếng này phải mang tiếng xấu khi bị cho là có liên quan tới nhiều vấn đề về sức khỏe, từ bệnh đau nửa đầu cho tới ung thư. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về việc bột ngọt (mononatri glutamat - MSG) có ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng xếp bột ngọt vào loại nguyên liệu thực phẩm "nhìn chung là an toàn".
Mặc dù có một số ít người gặp phải phản ứng phụ như đau đầu hoặc buồn nôn khi sử dụng MSG, những triệu chứng này thường không nghiêm trọng và không cần phải điều trị. Thay vì cứ mải lo rằng liệu thứ này thứ kia có chứa MSG hay không thì tốt hơn hết, bạn hãy xem xét giá trị dinh dưỡng chung của những thực phẩm mà bạn đang ăn - ví dụ, những đồ ăn chế biến sẵn như mì ăn liền dù chứa hay không chứa MSG thì cũng cực kỳ không tốt cho sức khỏe.
-
Nên thực hiện detox để thải bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể
Chế độ ăn detox, thức uống detox và các phương pháp chữa bệnh bằng detox vô cùng phổ biến, nhưng ý tưởng detox được cả cơ thể của chúng ta thật sự là thừa thãi. Từ góc độ y học, việc detox các hệ trong cơ thể là không cần thiết vì cơ thể của chúng ta có khả năng tự thải bỏ các độc tố hiệu quả hơn mọi chế độ và phương pháp điều trị. (Nếu độc tố có thể tích tụ trong các hệ mà cơ thể không có khả năng bài tiết những độc tố ấy ra thì hiện giờ chúng ta khó có thể sống sót hoặc có thể đang rất cần được điều trị y tế.)
Vì vậy, không cần thiết phải thực hiện các chế độ ăn, uống hoặc điều trị để "thanh lọc" hoặc "detox" cho cơ thể. Có lẽ cách tốt nhất để bảo vệ khả năng thải độc của cơ thể đó là chăm sóc cẩn thận cho gan và thận, hai cơ quan chính đảm nhận chức năng thải độc. Nếu vậy, bạn cần tránh ăn đồ ăn đã chế biến sẵn và được đóng hộp như khoai tây chiên, hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, đồ ăn dầu mỡ và đồ uống có cồn (những thực phẩm gây ra bệnh gan nhiễm mỡ) và uống thật nhiều nước.
-
Giữ ấm cơ thể để không bị cảm cúm
Nếu không tránh mưa thì sẽ bị cảm cúm - đây là một trong những quan niệm phổ biến nhất trên thế giới mặc dù chưa hẳn đúng. Bị lạnh hay bị ướt cũng không khiến bạn bị cảm cúm đâu. Bạn cần phải nhiễm virus hoặc vi khuẩn thì mới bị ốm được.
Tuy nhiên, câu nói trên vẫn có ý đúng - phơi mình ngoài trời lạnh có thể gián tiếp gây ra cảm cúm bởi vì những lý do sau đây:
- Thời tiết lạnh cho phép virus tồn tại lâu hơn trong không khí. Ví dụ, ở nhiệt độ 4 độ C, virus sẽ tồn tại được 24 giờ trong không khí, còn vào những ngày bình thường ở quốc gia có khí hậu ám áp, virus chỉ sống được khoảng 30 - 60 phút. Hơn nữa, khi trời lạnh, người ta thường ở trong nhà và ngồi sát lại gần nhau, vì thế bệnh có thể lây lan dễ dàng.
- Vi khuẩn có thể lây lan và truyền nhiễm khi người ta hít phải những hạt nước có chứa vi khuẩn. Điều này có thể xảy ra khi người bệnh ngồi gần bạn bị ho hoặc hắt hơi. Khi thời tiết lạnh và khô, niêm mạc họng có thể bị kích ứng. Vi khuẩn khi đã xâm nhập vào sẽ gây bệnh cho cổ họng.
Mặc dù thời tiết lạnh không phải là nguyên nhân trực tiếp gây cảm cúm, đây vẫn là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn và mắc bệnh.
-
Không được tắm rửa hay gội đầu khi đang ở cữ
Những người mới làm mẹ thường được dặn là không gội đầu hoặc thậm chí là không tắm rửa trong thời gian ở cữ vì người ta quan niệm rằng làm vậy sẽ khiến "gió" lùa vào trong cơ thể và gây đau xương, đau khớp. Nếu bạn đang sắp sửa làm mẹ, có lẽ bạn sẽ thấy mừng khi biết rằng đây chỉ là một câu chuyện của các bà cụ ngày xưa không có căn cứ khoa học.
Tắm rửa giúp đảm bảo vệ sinh cho cơ thể, làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng vết thương và cũng không hề gây đau khớp. Nếu vẫn thấy lo ngại, thay vì nghỉ hẳn việc tắm gội, bạn chỉ cần không tắm với nước quá lạnh là được.
-
Ăn xì dầu sẽ khiến vết thương bị sạm màu
Nếu bạn đã từng bị thủy đậu hoặc có vết sẹo xấu do vết thương nghiêm trọng trước đây, bạn có thể đã từng được cảnh báo rằng không nên ăn xì dầu. Người ta quan niệm rằng màu sắc đen sậm của xì dầu sẽ khiến cho vảy vết thương bị sạm màu và để lại sẹo vĩnh viễn.
Tuy nhiên, sẹo chỉ xuất hiện nếu bạn gãi trong quá trình lành vết thương - chứ không phải do những thứ mà chúng ta ăn. Thậm chí các thầy thuốc đông y cũng xác nhận rằng đều này thật hoang đường. Nếu bạn muốn vết thương không để lại sẹo, chỉ cần giữ gìn vết thương thật sạch sẽ và tránh gãi nó là được.
-
Đừng cho trẻ con ăn quá nhiều đường, chúng có thể sẽ bị tăng động
Mặc dù việc điều chỉnh hợp lý lượng đường mà con trẻ ăn vào là đúng đắn, lý do mà cha mẹ làm vậy thì lại chưa hẳn là đúng. Nhiều người tin rằng việc ăn quá nhiều đường sẽ khiến đứa trẻ bị tăng động - tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy đường có thể gây ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc làm cho những triệu chứng ADHD trở nên trầm trọng hơn.
Tăng lượng đường nạp vào cơ thể có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu và khi đó xuất hiện phản ứng adrenaline chạy nhanh trong cơ thể giống như chứng tăng động, nhưng các nghiên cứu chưa tìm ra mối liên hệ nào giữa đường và hành vi hoặc nhận thức của trẻ. Tuy vậy, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn, uống những thực phẩm lành mạnh, ít đường, chẳng hạn như hãy chọn đồ uống hoa quả ngâm thay vì đồ uống đóng lon.
-
Ăn thức ăn cay có thể khiến bạn bị loét dạ dày
Rất nhiều người thích ăn đồ cay nóng, vì vậy đây hẳn là một tin vui đối với họ - trái với quan niệm phổ biến, đồ ăn cay nóng không phải là nguyên nhân gây loét dạ dày. Loét dạ dày thường là do bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) chứ không phải do đồ ăn cay.
Những yếu tố khác như tiền sử bệnh của gia đình, hút thuốc và uống nhiều rượu bia cũng ảnh hưởng tới nguy cơ bị loét dạ dày. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, nếu bạn đang bị loét dạ dày, tốt nhất là nên tránh ăn đồ cay nóng.
-
Uống 8 ly nước một ngày
Mặc dù đây là một quan niệm phổ biến vì được cho là đem lại nhiều lợi ích sức khỏe (bao gồm việc mang đến làn da đẹp và ngăn ngừa bệnh sỏi mật), câu thần chú uống 8 ly nước một ngày không hề có cơ sở về mặt y học. Nước vốn rất cần thiết cho cơ thể của bạn, thế nhưng không cần phải uống tới 8 ly nước một ngày.
Nguyên nhân là do việc uống nước không phải là cách cấp nước duy nhất cho cơ thể - cơ thể của chúng ta còn được cấp nước từ trái cây, rau củ, nước ép và cà phê.
Hơn nữa, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy rằng uống nhiều nước hơn sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho con người. Mặc dù vậy, nước vẫn là thức uống lành mạnh nhất mà bạn nên dùng - nhưng bạn không cần uống tới 8 ly một ngày. Cách tốt nhất để xác định lượng nước cần uống đó là bạn chỉ cần uống bất cứ khi nào thấy khát.