Top 10 Vị thần linh được thờ trong đạo Cao Đài
Ở Việt Nam có một tôn giáo rất đặc biệt, thờ chung Đức Phật Thích Ca và Đức Chúa Jésus cùng các vị thần linh của các tôn giáo khác, đó chính là đạo Cao Đài. ... xem thêm...Vậy các vị thần linh được thờ trong đạo Cao Đài bào gồm những vị nào? Hãy cùng Toplist khám phá các vị thần linh được thờ trong đạo Cao Đài nhé!
-
Thiên Nhãn
Trên cùng của hệ thống thần linh trong đạo Cao Đài có vẽ một con mắt, đây là biểu tượng tối thượng của đạo Cao Đài, được gọi là Thiên Nhãn - con mắt của trời. Con mắt này hiện ra trong mây là phát ra những tia hào quang. Sở dĩ chỉ vẽ một con mắt chứ không vẽ một cặp, bởi vì thượng đế chỉ có một, chỉ có một thái cực. Khí Hư Vô sinh ra một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực vẽ ra con mắt bên trái, vì bến trái thuộc hành Dương, Đức Chí Tôn là chủ Dương Quang nên mắt trái tượng trưng cho Đức Chí Tôn. Hình tượng con mắt luôn mở to với ý nghĩa rằng Đức Chí Tôn có thể thấy rõ được tất cả, biết rõ tất cả, không có gì giấu giếm được trời. Phía dưới Thiên Nhãn là một ngôi sao lớn, đó là sao Bắc Đẩu. Hai bên sao Bắc Đẩu là hình ảnh của mặt trăng và mặt trời.
Thờ Thiên Nhãn có ý nghĩa đại đồng. Bất cứ dân tộc nào cũng có thể vẽ mắt để thờ nên hình tượng con mắt không có sự phân biệt dân tộc, chủng tộc nên nó có nét chung, tính phổ quát, đại đồng. Hơn nữa, Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ của toàn cả chúng sanh, không riêng cho một sắc dân nào. Khi thờ con mắt là Đức Chí Tôn, Ngài mong nhân loại không còn phân biệt quốc gia chủng tộc, coi nhau như anh chị em, con cái của Đức Chí Tôn và Phật Mẫu.
-
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Tiếng Phạn là Shakyamuni nghĩa là Thích Ca Mâu Ni), còn gọi là Đức Phật (Buddha - nghĩa là người giác ngộ), ngồi chính giữa, đắp y vàng, ngồi kiết già trên tòa sen. Ngài là một đại triết gia, nhà đạo đức học, người giác ngộ, Giáo chủ của Phật giáo, cũng là biểu tượng của hòa bình trong một thế giới đầy rẫy những hỗn loạn do đấu tranh giữa mọi người. Trong hàng ngàn năm, những lời dạy của Ngài đã hướng dẫn hàng tỷ Phật tử trên khắp thế giới sống theo các nguyên tắc đạo đức Phật giáo. Hiện nay, không chỉ ở phương Đông mà cả ở phương Tây, ngày càng có nhiều người tìm sự giác ngộ, trực chỉ Niết Bàn trong kinh điển của Ngài.
Mặc dù xưa và nay vẫn có người cho rằng thế giới ngày càng văn minh, đến một lúc nào đó tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng sẽ không còn ảnh hưởng đến tinh thần thế giới. Các vị thần dần bị lãng quên. Nhưng hóa ra không phải vậy. Con người có thể có nhiều máy móc hơn, di chuyển nhanh hơn, làm việc hiệu quả hơn, hiểu rõ cơ thể mình hơn và giỏi chính trị hơn, nhưng tâm trí con người vẫn chưa được giải quyết. Người ta vẫn day dứt trước câu hỏi triết học: “Tôi từ đâu đến? Phải làm gì? Và tôi sẽ đi đâu khi tôi chết?"
Đại Hội Phật Giáo Thế Giới chọn ngày rằm tháng 4 hàng năm để kỷ niệm ngày sanh đức Phật cho dễ nhớ; nhưng trong đạo Cao Đài vẫn giữ ngày 8-4 theo truyền thống.
-
Đức Lão Tử
Đức Lão Tử hay còn gọi là Lão Giáo, Lão Đạo, Lão Tử, Đạo Gia xuất hiện ở Trung Hoa vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Chúa Giáng Sinh, nghĩa là được khoảng hơn 2500 năm rồi. Đạo có ảnh hưởng đến mọi mặt sinh hoạt của người Trung Hoa như y học, sinh học, chính trị, võ thuật, âm nhạc, triết học,... Ngài ngồi bên tay phải Đức Phật Thích Ca, mặc áo đạo màu xanh, tay cầm phất chủ, râu bạc trắng, đầu để trần. Ngài là Giáo chủ Tiên giáo.
Lão Tử là nhà triết học, nhà tư tưởng vĩ đại, có ảnh hưởng và tầm quan trọng to lớn đối với nền triết học phương Đông và sau này là nhân loại. Có thể nói, ông có thể được sánh ngang với một số nhà tư tưởng như Khổng Tử trong lịch sử triết học cổ đại Trung Quốc. Chính vì vậy, học thuyết cũng như tư tưởng của ông có địa vị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến đời sau.
-
Đức Khổng Tử
Đức Khổng Tử (28 tháng 9 năm 551 TCN – 11 tháng 4 năm 479 TCN) là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu. Ông là một nhà hiền triết mẫu mực nhất ở Trung Quốc. Những lời dạy và trết lý của ông đã hình thành nên một nền tảng văn hóa Á Đông. Đức Khổng Tử ngồi bên tay trái của Đức Thích Ca, mặc áo đạo màu hồng, râu bạc trắng, đầu đội mão. Ngài là Giáo chủ Nho giáo.
Nhờ có Khổng Tử, Nho giáo mới có thể phát triển mạnh mẽ và trở thành một triết lý sống có hệ thống chặt chẽ và hoàn hảo, tập trung vào chủ nghĩa nhân văn. Không một học thuyết nào có thể dạy nhân nghĩa một cách hoàn hảo như Nho giáo.
Do đó, sử dụng bản chất của học thuyết này, Chúa tể tối cao đã đưa loài người vào một trật tự xã hội mới và thiết lập thời đại thánh thiện. Đây là con đường Nho giáo mà phái Cao Đài lựa chọn, là phương hướng của thời đại mà nhân loại đang phải đối mặt với thời kỳ thảm họa: chiến tranh, thiên tai, xã hội và đạo đức suy đồi, đạo đức nghiêng ngả, thế giới đầy bất ổn.Trên cơ sở tu tập, Cao Đài tín đồ trước tiên phải hoàn thành chu toàn phần Nhơn Đạo sau đó mới bước lên Thánh Đạo, Tiên Đạo, rồi Phật Đạo… Điều nầy được Đức Chí Tôn khẳng định trong Thi Văn Dạy Đạo:
"Buông trôi ví chẳng tròn Nhơn đạo
Còn có mong chi đến đạo Trời"
Như vậy, ở hàng ngang nầy là hình của Ba Đấng Giáo chủ Tam giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ.
-
Đức Lý Thái Bạch
Đức Lý Thái Bạch, ngồi hàng giữa, ngay phía dưới Đức Phật Thích Ca, có râu dài và đen, đầu đội mão cánh chuồng. Ngài là là một vị Đại Tiên Trưởng (Phật vị), thọ lịnh Đức Chí Tôn làm Đệ Nhứt Trấn Oai Nghiêm cầm quyền Tiên giáo thời Tam Kỳ Phổ Độ, kiêm nhiệm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tức là Giáo Tông của Đạo Cao Đài.
Đức Lý Thái Bạch sinh năm 701 đời vua Võ Tắc Thiên (Võ Hoàng Hậu của vua Đường Cao Tông), tại huyện Xương Minh đất Tây Thục. Mẹ của Ngài đang ngủ thì nằm mơ thấy sao Thái Bạch (tức sao Trường Canh hay Kim Tinh) rơi vào bụng của bà rồi sinh ra Lý, nên bà đặt tên Lý Thái Bạch, hay còn gọi là Lý Bạch.
Lý Bạch vừa mới sinh ra đã có dung nhan đẹp đẽ, lớn lên lại cốt cách thanh kỳ. Ngài có thể đọc sách Bách Gia Chú Tử khi mới 10 tuổi, nhiều người khen là kỳ tài. Lên 15 tuổi vừa học kiếm vừa luyện văn chương mở miệng thành thơ ai cũng cho là Tiên tại thế, gọi là Lý Trích Tiên.
-
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, cũng gọi là Quan Âm Như Lai là vị Nữ Phật, nhưng mang danh hiệu Bồ Tát, nghe biết được tiếng kêu cứu của nhơn sanh nơi cõi trần để hiện thân đến cứu giúp. Ngài ngồi phía tay phải của Đức Lý Thái Bạch, là vị Nữ Phật ngự trên tòa sen, đắp y màu vàng, đầu đội mũ ni, tay mặt cầm tịnh bình có nhành dương liễu, tay trái bắt ấn. Ngài đảm nhiệm chức vụ Nhị Trấn Oai Nghiêm, thay mặt Đức Phật Thích Ca cầm quyền Phật giáo trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Quán Thế Âm Bồ tát là vị Bồ tát nhận ra tiếng nói của tất cả chúng sinh trong thế gian, hiện ra ngay lập tức và cứu giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Bất kì hạng người nào trong chúng sinh khi gặp nguy hiểm đến tính mạng như hỏa hoạn, đắm tàu, trộm cướp, thương tích, tra tấn, tù oan v.v… nếu thành tâm, nếu thành tâm niệm danh hiệu của Ngài để cầu cứu, thì Ngài liền hiện ra để cửu khổ cứu nạn.
-
Đức Quan Thánh Đế Quân
Đức Quan Thánh Đề Quân nguyên linh là một Long Thần từ Thượng Cổ. Vì cứu khổ cứu nạn chúng sanh khỏi cảnh lầm than, chiến tranh liên miên nên Ngài chuyển sinh, nhập trần làm một vị võ tướng thời Tam Quốc Tranh Hùng ở Trung Hoa, khoảng 2200 năm trước. Ngài ngồi phía tay trái của Đức Lý Thái Bạch, ngài đội mão, mặc áo đạo màu xanh, râu dài và đen, tay trái đang lật xem quyển Kinh Xuân Thu. Ngài là Tam Trấn Oai Nghiêm, thay mặt Đức Khổng Tử, cầm quyền Nho giáo thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Nước da của Ngài ửng đỏ, mặc một bộ chiến bào màu xanh đậm cùng áo giáp vải mỏng, trên đầu không đội vương miện kim loại, mà là một chiếc khăn vải. Bởi vì nguyên thần của Ngài là long thần, cho nên khi Ngài tái sinh, trên trán có một khối lớn sụn, chính là long sừng dấu vết.
Thành Đức của Ngài là văn võ song toàn, trung thành và chính trực, và chuyên diệt trừ cái ác. Ông lấy Kinh Xuân Thu làm nền tảng cho triết lý sống của mình. Mọi người tin rằng miễn là họ tôn thờ hình ảnh của Ngài ấy, họ sẽ không phải lo lắng về việc bị quấy rối bởi những linh hồn xấu xa. Nhìn thấy hình ảnh của Ông, những người con trong gia đình sẽ nhớ đến đức tính của Ông, cuộc sống thanh liêm chính trực và có thành tựu với đời.
Ba Đấng : Lý Thái Bạch, Quan Âm Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân, là Tam Trấn Oai Nghiêm của Đạo Cao Đài, cầm quyền Tam giáo thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
-
Đức Chúa Jésus Christ
Đức Chúa Jésus Christ (Gia Tô Giáo chủ), ngồi hàng giữa, ngay phía dưới Đức Lý Thái Bạch, tóc đen, râu đen ngắn, tay phải chỉ trái tim bác ái tỏa hào quang. Ngài là Giáo chủ của Thiên Chúa giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ.
Sứ mệnh của Đức Chúa Jésus Christ trong Đạo Cao Đài là đại diện cho Thánh Đạo trong Ngũ Chi Đại Đạo, giáng sanh để mở đạo Thánh nơi nước Do Thái, cứu độ các sắc dân ở Âu Châu trong thời Nhị Kỳ Phổ Độ. Đức Hộ Pháp thường thuyết đạo vào các ngày vía Đức Chúa Jésus Christ tại Ðền Thánh vào các đêm Noel. Ngài cũng thường giáng cơ vào Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có khi bằng tiếng Pháp, có khi bằng tiếng Việt. Theo Kitô giáo, Ngài là con một của Đức Chúa Trời, nghĩa là Đức Thượng Đế. Theo phái Cao Đài là ngôi thứ hai Thượng Đế, cùng thời với Phật Thích Ca ở Ấn Độ, Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Hoa, phân táng xuống trần gian mở đường khai sáng cho loài người vào thời Nhị Kỳ Phổ Độ.
Người tín đồ Cao Đài rất tôn trọng Gia Tô giáo, không có kỳ thị chia cách, thường thân mật giao tiếp với nhau rất cởi mở ở Việt Nam.
-
Đức Khương Thượng Tử Nha
Đức Khương Thượng Tử Nha ngồi hàng giữa, ngay phía dưới Đức Chúa Jésus, không đội mão, râu bạc trắng, mặc áo bát quái màu vàng, tay mặt cầm cây roi Đả Thần (Đả Thần tiên), tay trái cầm cây Hạnh Huỳnh kỳ. Ngài cầm Bảng Phong Thần, đứng đầu Thần vị.
Ông là vị thần sáng lập của triều đại Tây Chu, người sáng lập văn hóa Tề, đồng thời là nhà chiến lược quân sự, nhà chiến lược và chính khách. Người Nho gia, Đạo gia, Pháp gia, Binh gia đều coi ông là người có cùng tư tưởng, người xưa tôn ông là "Bách Gia Tông Sư".
Theo ghi chép lịch sử, Khương Tử Nha sống đến 139 tuổi. Theo nhiều cách lý giải, sau khi người tu luyện đạt đến một cảnh giới nhất định, người đó có thể mở mang trí tuệ và kéo dài tuổi thọ. Ngài đã khổ luyện trong 40 năm, không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn ngộ ra nhiều chân lý mà người thường không hiểu được. Sau đó còn trải qua 10 năm khổ luyện đến cuối cùng đạt được thành tựu uyên bác, sự nghiệp to lớn lâu dài.
Vì Đức Khuông Thượng Tử Nha đã mang sứ mạng uy tín và công lý từ thời Phong Thần, nên ngày nay tại Tam Kỳ Phổ Độ, Ngài được Đức Chí Tôn giao trọng trách, sau khi xét duyệt minh bạch, nên Đạo Cao Đài tôn thờ bậc Thần đạo Đức Khương Thượng Tử Nha.
-
Bảy cái Ngai
Bảy cái Ngai tượng trưng cho bảy chức sắc cao nhất của Cửu Trùng Đài cầm quyền Đạo Cao Đài trong cơ phổ độ nhơn sanh của Đức Chí Tôn. Bảy cái Ngai được đặt ở phía dưới các Đấng, sơn son thếp vàng: Ngai giữa lớn nhất là ngôi Giáo Tông, 3 ngai kế dưới dành cho 3 vị Chưởng Pháp ba phái Thái Thượng Ngọc, 3 ngai kế dưới nữa dành cho 3 vị Đầu Sư ba phái.
Các Đấng ngồi theo hàng ngang thì cầm quyền Tam giáo, thời Nhị Kỳ Phổ Độ và thời Tam Kỳ Phổ Độ, còn các Đấng ngồi ở giữa, theo hàng dọc từ trên xuống dưới là:
- Đức Khương Tử Nha tượng trưng cho bậc Thần Đạo
- Chúa Jésus tượng trưng cho bậc Thánh Đạo
- Đức Lý Thái Bạch tượng trưng cho bậc Tiên Đạo
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tượng trưng cho bậc Phật Đạo
- Ở dưới chót hết là có Bảy cái Ngai tượng trưng cho Nhân Đạo
Tất cả hiệp lại là Ngũ Chi Đại Đạo còn gọi là: Ngũ Chi Phục nhứt.