Top 12 Bài thuốc dân gian trị đau xương khớp

Mai Tuyet Nguyen 1973 0 Báo lỗi

Đau xương khớp là căn bệnh thường gặp và phổ biến ở Việt Nam. Và có nhiều bài thuốc chủ yếu từ cây lá vườn nhà hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Cùng Toplist tìm ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chữa đau xương khớp bằng Cây lá lốt

    Lá lốt là loài cây quen thuộc trong vườn nhà, nhân dân ta thường dùng lá lốt chế biến thành các món ăn nhưng ít ai biết rằng lá lốt còn là một vị thuốc quý trong điều trị nhiều loại bệnh mà đặc biệt nhất là trị đau xương khớp.


    Có 2 cách sử dụng lá lốt làm bài thuốc uống:

    Cách 1: Uống nước lá lốt

    Nguyên liệu: Lá lốt khô hoặc lá lốt tươi

    Cách thực hiện:

    • Dùng 5 - 10 gam lá lốt phơi khô hoặc 15 - 30 gam lá tươi sắc lấy nước uống.
    • Sắc 2 bát nước lấy 1/2 bát nước uống trong ngày.
    • Uống khi còn uống sau bữa tối trong vòng 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

    Cách 2: Nước lá lốt kết hợp với rễ cây cỏ xước, bưởi bung, vòi voi

    Nguyên liệu: Lá lốt, rễ cây cỏ xước, bưởi bung, vòi voi

    Cách thực hiện:

    • kết hợp 30g lá lốt với rễ bưởi bung, vòi voi, cỏ xước đem đi thái mỏng sao cho vàng
    • Đem hỗn hợp sắc với nước uống.
    • Cứ 600 ml lấy 200 ml chia 3 lần uống trong ngày và chỉ sau 1 tuần sẽ thấy sự chuyển biến rõ rệt.
    Lá lốt chữa đau xương khớp
    Lá lốt chữa đau xương khớp
    Nấu nước lá lốt uống trị bệnh xương khớp
    Nấu nước lá lốt uống trị bệnh xương khớp

  2. Top 2

    Bài thuốc chữa xương khớp từ Cây trinh nữ

    Cây xấu hổ – cây trinh nữ được biết đến như một loài cây dại mọc thành bụi lớn gồm nhiều cành mọc lòa xòa, có lông và gai nhỏ. Tuy là một loại cây dại nhưng tác dụng chữa bệnh xương khớp tuyệt vời của cây xấu hổ thì không phải ai cũng biết. Các bạn tham khảo bài viết sau để rõ hơn các bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cỏ trinh nữ hiệu quả như thế nào nhé!


    Nguyên liệu: Rễ cây trinh nữ

    Cách thực hiện:

    • Rễ cây trinh nữ thái thành miếng mỏng phơi khô rồi đem sao vàng.
    • Sau đó tẩm rễ này với rượu 40 độ rồi tiếp tục sao khô.
    • Lấy rễ này sắc nước uống, sắc 600 ml lấy 200 ml chia 2 - 3 lần uống trong ngày sau khoảng 4 ngày sẽ có hiệu quả.

    Lưu ý:

    • Không nên lạm dụng các bài thuốc và sử dụng quá liều lượng.
    • Không được dùng song song với thấy Tây Y vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
    • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng.
    • Trẻ sơ sinh không nên dùng cây thuốc này,
    • Người bị suy nhược cơ thể và thiên hàn không nên sử dụng.
    Cây trinh nữ chữa đau xương khớp
    Cây trinh nữ chữa đau xương khớp
    Rễ cây trinh nữ chữa đau nhức xương khớp hiệu quả
    Rễ cây trinh nữ chữa đau nhức xương khớp hiệu quả
  3. Top 3

    Bài thuốc từ Cây lá dứa

    Lá dứa còn có tên khác là cây cơm nếp, là loại cây có mùi thơm được nhân dân sử dụng để bỏ vào món ăn để tạo mùi thơm như trong cơm nếp, trong khoai và làm bánh. Trong lá dứa có nhiều tinh dầu nên có nhiều công dụng trong y học và dùng để trị đau khớp rất hiệu quả và đơn giản.


    Nguyên liệu: Dầu dừa và 3 lá dứa


    Cách thực hiện:

    • Dùng nửa chén dầu dừa cho lên bếp đun với lửa nhỏ,
    • khi dầu dừa nóng nhắc xuống và cắt khoảng 3 lá dứa đã rửa sạch vào.
    • Để hỗn hợp này nguội và sử dụng như một loại dầu xoa bóp rất hiệu quả.

    Ngoài ra, lá dứa còn có nhiều công dụng khác:

    • Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết: Người dùng rửa sạch lá dứa, phơi nắng cho khô. Sau đó thái nhuyễn, nấu với nước để uống. Uống nước lá dứa như dùng trà, dùng để phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
      Bài thuốc giải cảm: Rửa sạch lá dứa, cho vào nồi nước sôi, dùng để xông hơi cho người bệnh cảm.
    • Bài thuốc giải nhiệt, lợi tiểu: Rửa sạch và cắt nhỏ lá nếp thơm. Chia ra làm hai phần. Một phần cho vào máy xay sinh tố, xay lá nếp thơm với ít nước lọc, sau đó lọc qua rây lấy nước cốt. Phần còn lại cho vào nồi, đun nhỏ lửa. Khi đã sôi, cho thêm đường phèn vào, khuấy tan. Tắt lửa, chờ cho nước nguội bớt, cho phần nước cốt lá nếp thơm vào nồi. Tiếp tục đun lửa nhỏ vừa cho sôi hẳn. Lúc này, chờ nước nguội, có thể rót ra ly và thưởng thức.
    • Bài thuốc trị yếu dây thần kinh: Chuẩn bị 3 chiếc lá dứa. Rửa sạch, cắt nhỏ. Sắc lá dứa với 3 bát nước, nấu chỉ còn 2 bát. Uống nước lá dứa khi còn ấm nóng vào buổi trưa mỗi ngày.
    Lá dứa chữa đau xương khớp
    Lá dứa chữa đau xương khớp
    Dầu dừa và lá dứa tạo thành hỗn hợp dầu xoa bóp khớp đau
    Dầu dừa và lá dứa tạo thành hỗn hợp dầu xoa bóp khớp đau
  4. Top 4

    Bài thuốc từ Cây ngải cứu

    Ngải cứu trong dân gian còn được gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp. Đây là loài cây thuốc Nam có rất nhiều công dụng tốt trong chữa bệnh như an thai, làm đẹp, điều hòa kinh nguyệt và cũng được ông cha ta sử dụng trị đau nhức xương khớp rất hiệu quả.


    Cách 1: Sắc thuốc ngải cứu chữa bệnh viêm khớp

    Đây là phương pháp đơn giản nhất sử dụng trực tiếp ngải cứu để điều trị viêm khớp.
    Nguyên liệu: Lá ngải cứu tươi hoặc ngải cứu đã phơi, sấy khô đều được.

    Cách thực hiện:

    • Lấy nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch và để ráo nước.
    • Cho vào ấm sắc thuốc, sắc đến khi còn 1/3 lượng nước so với ban đầu.
    • Sử dụng nước thuốc uống 3 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, tối liên tục 14 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.

    Cách 2: Chữa đau xương khớp bằng ngải cứu mật ong

    Nguyên liệu: Ngải cứu tươi và mật ong nguyên chất.

    Cách thực hiện:

    • Ngải cứu rửa sạch, đem ngâm nước muối khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước.
    • Giã nát lá ngải cứu tươi, cho vào bát trộn với 2 thìa mật ong.
    • Dùng khăn mỏng chắt lấy phần nước cốt uống trong ngày.
    • Sử dụng liên tục mỗi ngày trong vòng 1 – 2 tuần.

    Cách 3: Kết hợp ngải cứu và muối để chữa bệnh viêm khớp

    Muối có tính sát trùng cao nên giúp giảm viêm vô cùng hiệu quả kết hợp với ngải cứu có thể giúp người bệnh giảm nhanh các biểu hiện viêm đau khớp.
    Nguyên liệu: Lá ngải cứu tươi, không quá già, muối biển, 1 miếng vải sạch.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch lá ngải cứu và để cho ráo nước.
    • Cho ngải cứu lên chảo rang với muối ở lửa nhỏ đến khi lá ngải và muối chuyển màu.
    • Dùng hỗn hợp này bọc trong tấm vải mỏng rồi chườm nóng vùng khớp bị viêm đau.
    • Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần kiên trì 2 – 3 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
    Ngải cứu chữa đau xương khớp
    Ngải cứu chữa đau xương khớp
    Ngải cứu và mật ong trị đau xương khớp hiệu quả
    Ngải cứu và mật ong trị đau xương khớp hiệu quả
  5. Top 5

    Bài thuốc từ Rau cần nước

    Rau cần nước còn có tên gọi khác là cần cơm, cần ống, hương cần... là một loại rau phổ biến ở nước ta và được nhiều người yêu thích. Theo nghiên cứu của dược học thì trong loại rau này có nhiều tác dụng chữa bệnh như hạ huyết áp, giải độc cơ thể, chống viêm...và khi bị sưng viêm khớp thì người ta cũng dùng loại rau này.


    Tất cả các bộ phận của cây rau cần đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, có thể dùng ở dạng tươi hoặc sấy khô. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, rau cần ta chứa các thành phần hóa học sau đây:

    • Các hoạt chất trong rau cần ta bao gồm isorhamnetin, glucosid, quercitrin, α – tocopherol, axit chlorogenic, axit gallic, hyperin...;
    • Các chất dinh dưỡng và chất khoáng trong loại cây này bao gồm protein, carbohydrat, chất khoáng vi lượng, magie, canxi, kali, natri;
    • Rễ và thân cây cần ta chứa hoạt chất falcarinol;
    • Quả cây chứa khoảng 1.5% tinh dầu, chủ yếu là myristicin và phenlandren.


    Nguyên liệu: 300g cần tươi, đường trắng vừa đủ

    Cách thực hiện:

    • Giã cần ta, lấy nước rồi đem nấu sôi
    • Thêm một ít đường trắng vào, quậy tan uống làm 2 lần vào buổi sáng và tối

    Bài thuốc này trị viêm khớp rất hiệu quả, giảm đau nhanh chóng.

    Cần nước chữa đau xương khớp
    Cần nước chữa đau xương khớp
    Giã cần ta, lấy nước đem nấu sôi
    Giã cần ta, lấy nước đem nấu sôi
  6. Top 6

    Bài thuốc từ Cám, giấm và muối

    Theo dân gian, cám gạo có tác dụng chống phù thũng, giảm tình trạng viêm nhiễm đồng thời ngăn ngừa các cơn đau do bệnh viêm khớp gây ra. Trong khi đó, muối có tách dụng làm tan lượng máu bầm tích tụ, còn giấm giúp làm mềm cũng như làm sạch vùng bị viêm nhiễm. Vì thế việc sử dụng đồng thời muối, giấm và cám gạo có thể điều trị những cơn đau do viêm khớp.


    Nguyên liệu:

    • Muối bọt: 1 muỗng canh.
    • Giấm (giấm nuôi hoặc giấm hoá học): 1 chén.
    • Cám gạo (Vitamin B1): 1 chén nhỏ.

    Cách thực hiện:

    • Giấm và cám gạo, bạn trộn đều rồi cho hỗn hợp đó vào một cái nồi nhỏ, đặt nồi đó lên bếp và đun lửa nhỏ liu riu. Bạn cứ đun trên bếp cho đến khi thấy hỗn hợp bắt đầu chuyển sang dạng đặc.
    • Khi hỗn hợp chuyển sang dạng đặc và sền sệt thì bạn hãy cho muối bột vào. Bạn không nên cho muối vào quá sớm vì như vậy muối có thể bị bay hơi.
    • Tắt bếp và đợi cho hỗn hợp nguội bớt
    • Nặn hỗn hợp thành hình bánh tròn tùy theo kích thước chỗ cần đắp
    • Dùng từng bánh tròn đắp lên phần bị sưng viêm, sau đó dùng vải mỏng băng lại và để qua đêm.

    Hỗn hợp cám nguyên chất, giấm và muối này vừa giúp tan vết bầm, vừa giảm sưng do viêm khớp và còn sát trùng vết thương giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn. Bạn kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

    Cám, giấm và muối chữa đau xương khớp
    Cám, giấm và muối chữa đau xương khớp
    Cám, giấm và muối chữa đau xương khớp
    Cám, giấm và muối chữa đau xương khớp
  7. Top 7

    Bài thuốc từ Cây cà gai leo

    Cà gai leo là loài cây cỏ dân gian được người ta sử dụng rất nhiều mà phổ biến nhất là dùng cà gai leo để làm thuốc chữa viêm gan. Nhưng loài cây này còn tác dụng chữa bệnh xương khớp hiệu quả.


    Nguyên liệu:

    • 450g cà gai leo khô.
    • 1 chiếc ấm sắc thuốc nhỏ
    • 2 lít nước lọc
    • 1 ít muối

    Cách thực hiện:

    • Cho các nguyên liệu đem rửa lại cho thật sạch rồi để cho ráo nước
    • Tiếp theo cho các nguyên liệu vào chiếc chảo nóng trên bếp và đảo đều tay cho chúng săn và khô lại (bước này còn gọi là sao vàng nguyên liệu)
    • Cho vào chiếc ấm rồi cho phần nước lọc đã chuẩn bị vào, đun sôi trên lửa nhỏ cho cà gai leo tiết ra những chất dinh dưỡng.
    • Căn đến khi còn khoảng 1 lít nước thì nhắc xuống để nguội, sau đó cho nước thuốc vào ấm nước mới rồi cất uống dần hết trong ngày thay cho nước lọc
    • Áp dụng bài thuốc này lâu dài trong vòng khoảng 1 – 2 tháng sẽ cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp rõ rệt lại vừa giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa cơ thể được khỏi nhiều loại bệnh lý khác.
    Cà gai leo chữa đau xương khớp
    Cà gai leo chữa đau xương khớp
    Cà gai leo khô chữa đau xương khớp
    Cà gai leo khô chữa đau xương khớp
  8. Top 8

    Bài thuốc trị đau xương từ Tỏi

    Tỏi là gia vị rất hữu ích trong đời sống và có nhiều tác dụng, vừa làm gia vị trong món ăn vừa có thể làm vị thuốc. Dược tính trong tỏi rất cao có thể dùng như một loại kháng sinh để trị bệnh cảm cúm, giải độc cơ thể, làm lành vết thương mau hơn và cũng là bài thuốc trị viêm khớp hiệu quả.


    Nguyên liệu: 40g tỏi bóc vỏ sạch

    Cách thực hiện:

    • Dùng 40g tỏi bóc vỏ sạch rồi thái nhỏ cho vào lọ thủy tinh ngâm cùng rượu trắng trong vòng 10 ngày
    • Sau khi hỗn hợp này chuyển thành màu nghệ thì có thể dùng.

    Cách sử dụng:

    Rượu tỏi xoa bóp:

    • Chắt một ít rượu tỏi ra chén nhỏ.
    • Sau đó dùng tay thấm rượu tỏi, xoa đều lên vùng xương khớp bị đau nhức.
    • Massage nhẹ nhàng trong vòng 5 phút để rượu thẩm thấu vào vùng xương khớp bị đau.

    Công dụng của phương pháp này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời cải thiện tình trạng sưng đau xương khớp. Mỗi tuần bạn thực hiện cách này 3 lần để thấy triệu chứng đau nhức thuyên giảm.

    Uống rượu tỏi:

    • Một cách sử dụng rượu tỏi đơn giản khác đó là uống trực tiếp.
    • Nếu bạn dùng tỏi trắng ngâm rượu, mỗi lần uống 1 thìa cà phê nhỏ rượu tỏi. Kiên trì mỗi ngày uống 2 lần sáng - tối để thấy hiệu quả.
    • Nếu bạn dùng tỏi đen ngâm rượu, mỗi lần uống 1 chén nhỏ rượu tỏi. Ngày uống 2 lần sáng - tối để cải thiện đau nhức xương khớp.
    Tỏi chữa đau xương khớp
    Tỏi chữa đau xương khớp
    Rượu tỏi chữa đau xương khớp hiệu quả
    Rượu tỏi chữa đau xương khớp hiệu quả
  9. Top 9

    Cây huyết đằng

    Cây huyết đằng là loại thảo dược khá đặc biệt. Thân cây khi cắt ra có nhựa màu đỏ nhìn giống máu người. Trong dân gian, Huyết Đằng là vị thuốc thường được dùng để trị đau lưng, đau dây thần kinh; mỏi gối, gân xương tê dại, viêm khớp tứ chi, đau khớp dạng thấp, phong hàn thấp tý.


    Một số bài thuốc sử dụng nguyên liệu kê huyết đằng:

    • Bài thuốc trị thiếu máu: Tán bột khoảng 250gr kê huyết đằng phơi khô, ngâm cùng khoảng 1 lít rượu nếp. Sau 7 đến 10 ngày là loại rượu ngâm này sẽ sẵn sàng được sử dụng.
    • Bài thuốc trị nhức mỏi cơ thể: Chuẩn bị sẵn kê huyết đằng và tục đoan, mỗi loại khoảng 16gr. Cùng với đó là những nguyên liệu khác như hương thảo, khoang cân đằng và cẩu tích, mỗi loại 12rg. Tiếp đó, đem sắc tất cả nguyên liệu trên cùng 700ml nước, chờ đến khi nước còn 300ml thì tắt bếp. Mỗi ngày, người bị nhức mỏi cơ thể uống 2 đến 3 lần, duy trì trong 6 ngày liên tục.
    • Bài thuốc trị chứng ra mồ hôi trộm: Người bệnh chắc khoảng 100gr huyết đằng tươi và dùng hàng ngày. Liều dùng mỗi ngày tương đương 200 ml.
    • Bài thuốc trị đau dạ dày: Hàng ngày, người bệnh chỉ cần sắc 20gr huyết đằng sắc cùng nước và dùng thay trà.


    Tác dụng thư cân hoạt lạc của huyết đằng tương đối mạnh nên thường được dùng để chữa phong thấp khớp xương đau nhức, đầu gối đau mỏi, gân cốt tê dại. Với những người huyết vốn hư lại mắc các chứng đau nhức trên lại càng thích hợp.


    Nguyên liệu: Huyết Đằng, Hy Thiêm, Thổ Phục Linh, Rễ Vòi mỗi vị 16g; Ngưu Tất, Sinh Địa, am Độc Lực, rễ Cà Gai Leo, rễ cây cúc Ảo, Huyết Dụ

    Cách thực hiện:

    • Lấy 16g mỗi loại Huyết Đằng, Hy Thiêm, Thổ Phục Linh, Rễ Vòi; Ngưu Tất, Sinh Địa mỗi vị 12g; Nam Độc Lực, rễ Cà Gai Leo, rễ cây cúc Ảo, Huyết Dụ mỗi vị 10g.
    • Sắc uống 1 thang/ngày.

    Kiên trì uống sẽ có hiệu quả rất tốt.

    Cây huyết đằng chữa đau xương khớp
    Cây huyết đằng chữa đau xương khớp
    Sắc thuốc từ cây huyết đắng uống trị đau xương khớp
    Sắc thuốc từ cây huyết đắng uống trị đau xương khớp
  10. Top 10

    Dây đau xương

    Theo y học cổ truyển, cây đau xương có tác dụng trừ thấp, khu phong, mạnh gân hoạt cốt dùng để trị triệu chứng bệnh phong tê thấp, đau nhức xương khớp, đau người, bệnh đau dạ dày. Theo Y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra cây đau xương có các tác dụng:

    • Chữa đau nhức xương khớp
    • Giảm đau mỏi cơ gân
    • Trị thoái hóa xương khớp, đau mỏi vai gáy
    • Điều trị tê bì chân tay, tràn dịch khớp gối
    • Chấn thương tụ máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút
    • Trị sốt rét kinh niên.

    Cây đau xương hay còn gọi là dây đau xương là cây thuốc có tác dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh về xương khớp rất hiệu quả. Dây đau xương có chứa nhiều hoạt chất alkaloid có tác dụng chống viêm, giảm đau và tê nhức rất tốt.


    Nguyên liệu: 15-30g dây đau xương

    Cách thực hiện:

    Cách 1: Lấy dây đau xương giã nhỏ, trộn với ít nước đắp lên những chỗ đau nhức.

    Cách 2:

    • Thái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5.
    • Ngày uống 3 lần, mỗi lần một cốc nhỏ.
    • Phụ nữ hoặc những người không uống được rượu, có thể sắc với nước uống.
    • Thời gian 15-20 ngày. Kiên trì uống sẽ nhanh khỏi bệnh.
    Dây đau xương chữa đau xương khớp
    Dây đau xương chữa đau xương khớp
    Cây dây đau xương trị đau xương khớp
    Cây dây đau xương trị đau xương khớp
  11. Top 11

    Ngâm chân Nước muối ấm pha gừng

    Gừng không chỉ là một loại gia vị trong bữa ăn hàng ngày mà còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa bệnh. Ngâm tay hoặc ngâm chân nước muối gừng đối với nhiều người là một biện pháp giúp thư giãn, hồi phục sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh về xương khớp. Đối với bệnh xương khớp mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút.


    Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Mỗi tối nên ngâm chân bằng nước ấm vì không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.


    Nguyên liệu: Gừng, muối hạt và nước ấm.

    Cách thực hiện:

    • Gừng đem đập dập, bỏ vào nước đun cùng muối hạt.
    • Đun nước đến nhiệt độ khoảng 50-60oC (có thể điều chỉnh tùy theo khả năng của người dùng). Nước ngâm chân ở nhiệt độ khoảng 45oC.
    • Sau khi ngâm khoảng 10 phút, có thể thêm nước ấm để giữ được nhiệt độ của nước.
    • Khi ngâm chân cần ngồi thẳng lưng và ngâm trong khoảng 20-25 phút.
    • Khi ngâm nên kết hợp việc xoa bóp nhẹ nhàng ở chân và lòng bàn chân để mang lại hiệu quả hữu hiệu.
    Ngâm chân nước muối pha gừng chữa đau xương khớp
    Ngâm chân nước muối pha gừng chữa đau xương khớp
    Ngâm chân nước muối pha gừng chữa đau xương khớp
    Ngâm chân nước muối pha gừng chữa đau xương khớp
  12. Top 12

    Cây cúc tần

    Cây cúc tần là loại cây thuốc quý có nguồn gốc từ Malayxia. Chủ yếu được trồng bằng làm hàng rào che chắn. Ở nước ta cây cúc tần mọc hoang dại rất nhiều. Cây thường được trồng vào mùa thu và mùa xuân để dùng làm thuốc.

    Công dụng của cây cúc tần là lợi tiểu, tiêu ứ, sát trùng, hỗ trợ tiêu hóa, tán phòng hàn, tiêu độc, tiêu độc và giúp ăn ngon miệng. Người ta thường dùng cúc tần chữa đau lưng, thấp khớp, chấn thường, nhức xương, nhức đầu, sốt không ra mồ hôi.


    Có hai bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp bằng cây cúc tần. Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn áp dụng bài thuốc phù hợp.


    Đối với trường hợp đau nhẹ: Nếu các triệu chứng đau nhức xương khớp không quá nặng, bạn có thể sử dụng và thuốc 100% từ cây cúc tần.


    Nguyên liệu: Rễ cúc tần (15 – 20 gram).

    Cách thực hiện:

    • Đem rễ cúc tần rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước và sắc theo tỷ lệ: Đổ 3 còn 1.
    • Sau khi sắc xong, đổ nước thuốc ra chén và cho người bệnh uống khi còn nóng.
    • Sử dụng bài thuốc này liên tục trong khoảng từ 5 đến 7 ngày.


    Đối với các trường hợp nặng hơn: Đối với các trường hợp đau nhức khớp thường xuyên, triệu chứng đau nhức kéo dài… bạn nên kết hợp nhiều vị thuốc có cùng công hiệu để giúp đẩy lùi bệnh nhanh hơn.


    Nguyên liệu: Rễ cúc tần (20 gram); rễ cây bưởi bung (20 gram); rễ trinh nữ (20 gram); cam thảo dây (10 gram); đinh lăng (10 gram).

    Các thực hiện:

    • Sau khi rửa sạch, tất cả nguyên liệu được cho vào nồi và sắc lấy nước thuốc cho người bệnh uống.
    • Tỷ lệ sắc và thời gian uống thuốc thực hiện như trường hợp đau xương khớp nhẹ.
    Cây cúc tần chữa đau xương khớp
    Cây cúc tần chữa đau xương khớp
    Sắc lấy nước từ rễ cây cúc tần chữa bệnh đau xương
    Sắc lấy nước từ rễ cây cúc tần chữa bệnh đau xương




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy