Top 15 Vấn đề phụ nữ mang thai thường gặp nhất
Thiên chức làm mẹ là vô cùng cao cả. Tuy nhiên, thời kì phụ nữ mang thai, họ thường gặp phải các vấn đề gây nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cùng Toplist tìm ... xem thêm...hiểu một người phụ nữ mang thai thường gặp phải những vấn đề gì nhé!
-
Rạn da
Rạn da luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của hầu hết các mẹ bầu, rạn da không như mụn, khi da bị rạn sẽ trở nên nhăm nheo và kém sắc hơn, tình trạng rạn da sau sinh cũng rất khó điều trị và khắc phục. Tuy nhiên, hầu hết ai mang thai cũng bị rạn da. Khi em bé trong bụng phát triển, da càng phải căng lên để nâng đỡ bé. Sự căng giãn quá mức sẽ khiến da bị tổn thương gây nên rạn. Thông thường bụng chắc chắn là nơi rạn da nhiều nhất, ngoài ra một số khu vực khác như ngực, cánh tay, hông, chân...cũng là những nơi da dễ bị rạn.
Để cải thiện vấn đề này, bà bầu có thể dùng kem bôi da giúp giảm ngứa cũng như tăng sự đàn hồi cho làn da hoặc có thể lên các blog, đề học hỏi kinh nghiệm từ chị em...Dạn da chỉ làm mất thẩm mĩ, nhưng thời gian trôi đi, những vết rạn cũng sẽ trắng, mờ đi, nó không để lại quá nhiều vấn đề về sức khỏe nên mẹ bầu đừng quá lo.
-
Ốm nghén
Đây là vấn đề mà 50 - 80% phụ nữ mang thai từng trải qua. Có những người may mắn trải qua giai đoạn ốm nghén nhanh chóng và nhẹ nhàng, tuy nhiên với một số người đây là một giai đoạn khó khăn của thời kì mang thai. Dấu hiệu của ốm nghén thường là buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, chán ăn... Ốm nghén thường bắt đầu từ khoảng tuần thứ 4 tới tuần thứ 8 và kết thúc giữa tuần thứ 12 đến 16 của thai kì, chỉ khoảng 10% phụ nữ bị ốm nghén sau tuần thứ 22.
Nguyên nhân gây ra ốm nghén là do khi mang thai lượng hormone tăng cao cùng những thay đổi về thể chất dẫn tới sự nhạy cảm đặc biệt của phụ nữ mang thai đối với môi trường xung quanh. Ốm nghén là một triệu chứng bình thường khi mang thai, tuy nhiên do tình trạng chán ăn nên trong giai đoạn này đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi là vô cùng quan trọng. Để giảm thiểu tình trạng này, các bà bầu có thể bổ sung vitamin, hoặc nếu triệu chứng nặng thì có thể nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ.
-
Mụn
Bạn vẫn có nguy cơ bị mụn dù sở hữu một làn da trắng mịn. Nguyên nhân có thể là do lượng hormone thay đổi trong quá trình thai kỳ làm mụn bắt đầu xuất hiện.Đây là tình trạng liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Đường dẫn chất nhờn nối từ lỗ chân lông đến tuyến bã nhờn được gọi là nang lông. Những nốt mụn đỏ hình thành khi nang lông của bạn bị lượng lớn chất nhờn và tế bào chết làm tắc nghẽn, dẫn đến viêm.
Nếu lỗ chân lông chỉ bị tắc nghẽn một phần, sau đó sẽ chuyển sang màu đen do tiếp xúc với oxy sẽ hình thành mụn đầu đen. Còn mụn đầu trắng hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoàn toàn với bề mặt bị che phủ. Do đó, mụn thường có màu trắng hoặc màu gần với da. Nếu để lâu, cả hai loại mụn này có thể bị sưng hoặc biến thành mụn trứng cá. Không phải thai phụ nào cũng bị mụn trứng cá nhưng thông thường, mụn sẽ bùng phát vào đầu thai kỳ. Sau đó, tình hình sẽ dần được cải thiện và đến những tháng cuối thì tình trạng mụn trầm trọng trở lại do các hormone lại biến động mạnh.Sự gia tăng của hormone androgen chỉ là một trong nhiều lý do gây ra mụn trứng cá trong thời gian mang thai.Để hạn chế tình trạng này, bạn hãy rửa mặt mỗi ngày và tránh dùng tay nặn mụn để hạn chế để lại sẹo trên da. Hiện này, bạn thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm điều trị mụn trứng ở bất cứ nhà thuốc nào. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi chọn lựa, tốt nhất là phải trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng sản phẩm trị mụn khi đang mang bầu.
-
Suy tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện
Khá nhiều chị em than vãn trên về tình trạng da xuất hiện suy tĩnh mạch hay tĩnh mạch mạng nhện trên da. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé trong thời gian này. Nguyên nhân hình thành những tĩnh mạch trên là do phụ nữ mang thai có nhiều tiết tố nữ estrogen và máu hơn bình thường khiến cho tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Các mảng tĩnh mạch nhỏ, được gọi là tĩnh mạch mạng nhện, có thể nổi lên trên da mặt, cổ và cánh tay của các mẹ bầu.
Một phần là do áp lực từ tử cung có thể làm cho các mạch máu phình lên và có thể gây ra cảm giác đau, được gọi là giãn tĩnh mạch. Lúc này các mẹ nên đi dạo, giơ chân lên cao và sử dụng vớ y khoa để giúp giảm thiểu tình trạng trên.
Có rất nhiều chị em sau khi trải qua quá trình sinh nở làn da trở nên kém sắc khiến chị em trở nên mất tự tin và ảnh hưởng tới . Hơn hết, để giảm thiếu những tình trạng này chị em cần có kế hoạch chăm sóc da cụ thể trước lúc mang bầu để làn da khỏe hơn và có sự đàn hồi tốt trong suốt quá trình mang thai.
-
Đau khớp háng, xương mu cuối thai kì
Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng phổ biến xảy ở bà bầu khi mang thai tháng cuối, tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng vì nó không quá nguy hiểm.
Thời gian cuối thai kỳ, cụ thể là vào tháng cuối khi mang thai là khoảng thời gian bà bầu dễ bị đau khớp háng nhất. Tháng cuối cùng là lúc bé sắp chào đời, lúc này trọng lượng và kích cỡ của cơ thể bé gần như đã đạt mức tối đa. Đồng nghĩa với việc cơ thể người mẹ cũng phình to ra, cân nặng tăng nhanh hơn và gần như rất ít vận động.
Đối với những ai đã từng sinh con mới có thể thấu hiểu hết được những nỗi khổ mà người mẹ phải gánh chịu. Trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày thì khoảng thời gian từ tháng 8 của thai kỳ trở đi người mẹ phải chịu vô số những bực dọc, khó chịu vì đặc điểm sinh học của cơ thể. Điển hình nhất có lẽ là tình trạng đau khớp háng, đau xương mu, rạn da, nhức nhối toàn thân…Để khắc phục tình trạng này. bạn nên sử dụng chế độ dinh dưỡng, bổ dung Ca và Fe, vận động hợp lí. Bạn có thể nhờ công cụ hỗ trợ và nếu có điều kiện thì nên tìm đến các chuyên gia y tế. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích.
-
Bệnh trĩ
Chẳng mấy mẹ bầu muốn chia sẻ về chứng bệnh “khó nói” này. Nó thật sự là nỗi ám ảnh âm thầm nhưng dai dẳng của không ít mẹ bầu. Có đến gần 50% phụ nữ trải nghiệm bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nặng hay nhẹ. Bệnh trĩ đặc biệt phổ biến trong tuần 28 tuổi thai trở đi. Khi bạn đã trở nên nặng nề bởi sự phát triển của bé yêu ngày càng lớn trong bụng.
Khi mang thai, thai nhi phát triển khiến trọng lượng túi nước ối tăng gây áp lực chèn lên các tĩnh mạch vùng xương chậu cũng như các vùng liên quan. Điều này khiến các đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng. Điều đó khiến các đám rối này bị giãn dần dần đến khi giãn quá mức sẽ hình thành nên bệnh trĩ. Hoặc nguyên nhân có thể do thay đổi nội tiết tố lúc mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Có nghĩa là chúng không còn vững chắc như bình thường, các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng, do đó búi trĩ dễ hình thành. Nồng độ nội tiết tố progesterone gia tăng trong thai kỳ làm các cơ giãn ra, khiến các thành tĩnh mạch dễ bị phình lên. Đây cũng là nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng táo bón, bởi progesterone làm chậm nhu động ruột. Khi bị táo bón, bà bầu thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ.
Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy cố gắng uống thật nhiều nước, ăn nhiều rau, và liệt kê cho mình những chế độ dinh dưỡng khoa học, bên cạnh đó là luyện tập thể dục nhẹ nhàng để rèn luyện sức khỏe nhé.
-
Chuột rút
Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động. Chuột rút có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.
Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị chuột rút trong quá trình mang thai. Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai được các bác sĩ đã chỉ ra như:- Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lục nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân.
- Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu.
- Mất nước khiến cơ thể bị rối loại điện giải gây ra tình trạng chuột rút.
- Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Khi lượng canxi không được cung ứng đầy đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ tự “rút” canxi để truyền cho bé.
Tuy nhiên nếu thai phụ bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
-
Khó thở
Khi bắt đầu mang thai, cơ hoành - dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng tăng lên làm thay đổi quá trình hít thở của bà bầu. Bên cạnh đó, sự gia tăng nồng độ hormone progesterone cũng khiến bà bầu phải thở nhanh hơn và nhiều hơn để lấy dưỡng khí cho thai nhi, do đó, khiến bà bầu khó thở. Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, tử cung ngày càng phát triển sẽ gây áp lực lên cơ hoành, khiến bà bầu cảm thấy khó thở, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một nguyên nhân khác khiến bà bầu khó thở là do lượng máu trong cơ thể tăng lên, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển máu trong cơ thể đến nhau thai, điều này làm các bà bầu thấy mệt khi hít thở, thở khó. Ngoài ra vị trí của của em bé trong bụng cũng khiến các bà bầu bị khó thở.
Vào những tháng cuối của thai kì, khi em bé phát triển lớn sẽ gây sức ép lên cơ hoành làm bạn khó thở, đặc biệt khi nói chuyện. Thiếu máu trong thời kì này cũng có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị khó thở. Nhưng đến những ngày cuối thai kì thì bạn có thể yên tâm bởi tình trạng khó thở sẽ không còn nữa. Để giảm khó thở bà bầu nên nghỉ ngơi nhiều, kê thêm gối khi ngủ, nếu tình trạng nặng nên tới gặp bác sĩ để khám.
-
Nám da
Nám da khi mang thai là hiện tượng bình thường và phổ biến, với đặc điểm là làm da tối kèm theo các đốm mờ. Nám da đôi khi còn được gọi là mặt nạ thai kỳ bởi các đốm mờ thường xuất hiện xung quanh môi, mũi, gò má, trán của thai phụ. Nó giống với hình dạng của một chiếc mặt nạ. Tình trạng sạm da có thể xuất hiện dọc theo xương hàm hoặc cẳng tay và một số bộ phận khác trên cơ thể bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, một số bộ phận khác như núm vú, bộ phận sinh dục có thể trở nên tối màu hơn khi mang thai. Các bộ phận thường xảy ra ma sát như nách, đùi cũng sẽ trở nên tối màu hơn khi bạn mang thai.
Sự thay đổi nội tiết tố của phụ nữ trong thời kỳ mang thai kích thích quá trình sản sinh melanin gây nên tình trạng nám da. Melanin là sắc tố quyết định màu da, tóc và mắt của con người. Phụ nữ có làn da sẫm màu thường dễ bị nám hơn phụ nữ có làn da sáng màu. Bạn cũng có khả năng bị nám da nếu trong gia đình bạn có người thân cũng gặp phải tình trạng này. Tất cả các sự thay đổi về da do nám, sạm da thường tự biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, để giảm tình trạng sạm da khi mang thai, bạn có thể áp dụng một số cách mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi như sử dụng kem chống nắng, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây kích ứng.
-
Ợ chua
Nguyên nhân ợ chua là do van nằm ở ngõ dẫn vào bao tử bị giãn ra khi mang thai nên dễ dẫn tới tình trạng ợ hơi, kèm theo việc thay đổi ở dạ dày nên chất chua bị trào ngược lại, dẫn tới tình trạng ợ chua. Ợ chua thường gây khó chịu và gây đau rát ở giữa lồng ngực.
Để tránh bị ợ chua thì phụ nữ mang thai nên: Tránh các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, kê cao đầu khi ngủ và có thể uống thêm một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ. Nếu tình trạng này diễn ra nặng thì bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc.
-
Phù ở chân
Đây là triệu chứng xuất hiện ở khoảng tháng thứ 5 của thai kì, phù có thể xảy ra ở mặt, tay, chân, nhưng phổ biến nhất khi mang thai vẫn là phù ở chân. Triệu chứng phù ở chân là chân nặng nề, phù lên như úng nước trong da. Nguyên nhân là do khi mang thai thì nội tiết tố thay đổi nên lượng máu được sản sinh nhiều hơn bình thường, do sức nặng cơ thể gia tăng gây áo lực lên chân, do sự gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hoặc do các yếu tố bên ngoài như trang phục hay vận động cũng có thể làm nặng thêm tình trạng phù ở phụ nữ mang thai.
Mặc dù phù không gây nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ mang thai nhưng gây ảnh hưởng tới ngoại hình cũng như khó khăn trong sinh hoạt. Để khắc phục tình trạng này thì bà bầu nên lưu ý: Hạn chế ăn đồ mặn, kê cao chân khi nằm hoặc ngồi, uống đủ nước, đừng để cơ thể bị nóng, vận động nhẹ nhàng, chọn giày phù hợp...
-
Són tiểu, thường xuyên muốn đi tiểu
Són tiểu hay thường xuyên buồn tiểu là thời điểm khi mang thai 3 tháng đầu. Đây là dấu hiệu phổ biến ở hầu hết các thai phụ. Sự thay đổi hormone của cơ thể bà bầu khiến cơ thể tăng sản xuất nước tiểu, tử cung mở rộng và tạo áp lực lên bàng quang. Bị són tiểu khi mang thai ba tháng đầu là triệu chứng hoàn toàn bình thường, ngay cả khi thai nhi còn rất nhỏ.
Ở giai đoạn giữa của thai kỳ, các triệu chứng đi tiểu nhiều, són tiểu sẽ giảm nhẹ hơn so với thời kỳ đầu vì lúc này tử cung ở vị trí cao hơn, lớn hơn, cách xa bàng quang, ít gây sức ép lên bàng quang. Tuy nhiên, khi mang thai những tháng cuối, em bé sẽ được đẩy xuống thấp hơn trong khung chậu, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Giai đoạn này bàng quang phải chịu áp lực rất lớn, các bà bầu sẽ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, đi tiểu nhiều lần trong một giờ, gây nên hiện tượng són tiểu khi mang thai tháng cuối.Ngoài vấn đề thay đổi hormone bên trong cơ thể khi mang bầu thì bà bầu bị són tiểu còn có thể do tăng áp lực trong bụng. Bàng quang bị tăng áp lực, cơ vòng bàng quang không thực hiện tốt chức năng gây nên tình trạng són tiểu khi mang thai. Bàng quang phải hoạt động liên tục dẫn đến co thắt không kiểm soát.
-
Choáng váng, mệt mỏi
Do trong thời kì mang thai thì huyết áp của các bà bầu thường thấp cho nên cảm giác choáng váng mệt mỏi và còn đau đầu. Đôi khi bà bầu cảm giác như muốn ngất. Tình trạng này có thể dẫn tới những trường hợp gây nguy hiểm như ngã, trượt chân... nên các bà bầu cũng như người thân phải hết sức để ý và cẩn thận.
Để giảm triệu chứng này thì phụ nữ mang thai nên lưu ý một số điều như không nên đứng yên một chỗ quá lâu. Nếu cảm thấy choáng váng hãy từ từ ngồi xuống và gối đầu lên hai đầu gối cho tới khi cảm thấy bình thường trở lại, lúc thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng thì nên từ từ, chậm rãi.
-
Đau lưng
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, xảy ra ở khoảng 50 - 80% bà bầu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Với một số mẹ bầu, biểu hiện đau lưng chỉ thoáng qua, không đáng kể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phụ nữ mang thai bị đau lưng dai dẳng và khó chịu.
Đây là một triệu chứng phổ biến khi mang thai, thường gặp vào khoảng những tháng cuối của thai kì. Nguyên nhân do khi thai nhi phát triển lớn, gây một sức nặng khiến lưng có xu hướng ngả về sau, gây sức ép lên cột sống và xương chậu. Nên phụ nữ mang thai thường rất dễ bị đau lưng. Để giảm triệu chứng này thì bà bầu không nên mang vác nặng. Nên đi giày đế thấp, không nên đứng lên, ngồi xuống quá nhanh, tránh tư thế ngồi xổm.
-
Khó ngủ
Khó ngủ cũng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của các bà bầu. Trong giai đoạn mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều bị rối loạn về giấc ngủ, trong đó hiện tượng mất ngủ chiếm 90%. Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thông thường các mẹ bầu sẽ ngủ nhiều hơn do sự thay đổi của cơ thể khi phải tăng cường độ huy động máu và oxy để tạo nhau thai nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, trong những tháng cuối thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải chứng mất ngủ.
Nguyên nhân thường do em bé quấy đạp, hay việc bụng bầu lớn ảnh hưởng tới việc thoải mái khi ngủ, do buồn tiểu nhiều ban đêm... Một số bà bầu nhất là những người mang thai lần đầu thường hay lo lắng, suy nghĩ lung tung dẫn tới khó ngủ, hay mơ lung tung, sau khi thức giấc thì khó ngủ lại. Việc giấc ngủ không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Để cải thiện tình trạng này thì bà bầu nên đọc sách và tập thể dục nhẹ trước khi đi ngủ, thêm gối cũng như sử dụng đệm mềm để ngủ thoải mái hơn.