Khu di tích Đền Hùng
Khu di tích Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt quan trọng này được xây dựng vào thế kỷ XV, Toàn bộ Khu di tích có 4 đền: Đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng, hài hóa với cảnh sắc thiên nhiên, có địa thế cao ngoạn mục, hùng vĩ. Tương truyền nơi đây người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Quần thể di tích bao gồm:
- Đền Hạ được xây dựng vào thời Hậu Lê (XVII - XVIII). Kiến trúc kiểu chữ "nhị" gồm hai tòa Tiền bái và Hậu cung, mỗi tòa ba gian, cách nhau 1,5m
- Đền Trung (Hùng Vương Tổ Miếu) được xây dựng vào thời Trần (XII). Kiến trúc kiểu hình chữ "nhất", có ba gian quay về hướng Nam, dài 7.2m, rộng 3.7m.
- Đền Thượng (Cửu Trùng Tiên Điện) kiến trúc kiểu chữ Vương, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: Nhà chuông trống (cấp I), đại bái (cấp II), tiền tế (cấp III) và hậu cung (cấp IV)
- Lăng Hùng Vương: Tương truyền là mộ của cùa Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía Đông của đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam; có vị thế đầu đội sơn, chân đạp thuỷ.
- Đền Giếng (Ngọc Tỉnh): Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo lối kiến trúc kiểu chữ Công. Trong đền có giếng Ngọc, bốn mùa đầy nước, trong vắt gương soi. Đền là nơi thờ hai công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung - con gái của vua Hùng thứ 18 thường hay chải tóc và soi gương ở giếng này.
Ngày 22/10/2020, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành Quyết định số 3040/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Vị trí: Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Lễ hội: 10/3 Âm lịch hàng năm