Lăng Nghiêm Kinh
Thủ Lăng nghiêm tam muội Kinh là một bộ kinh Đại thừa. Tên đầy đủ của kinh này là Phật nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh. Bộ kinh này thuộc Phật giáo Đại thừa thời kì đầu, nội dung rất tương quan với kinh Duy-ma-cật sở thuyết. Tam-muội có nghĩa là thiền định, là trạng thái của tâm tập trung chuyên nhất vào một điểm. Trạng thái định được đề cập trong kinh này là Thủ lăng nghiêm.
Gọi là Kiện hành vì bất kì ai đã có được đại định này thì dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào cũng có phong cách của vị kiện tướng, sẽ không gặp bất kì trở lực nào. Kinh này chắc thật có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng nay chúng ta chỉ còn có vài bản tiếng Phạn không hoàn chỉnh: hai phần trích dẫn trong Tập Bồ Tát học luận của Tịch Thiên và một số trang bản thảo được khám phá ở miền Tây xứ Turkestan. Bản kinh hoàn chỉnh được lưu hành hiện nay nhờ hai bản dịch: một do Cưu-ma-la-thập dịch sang tiếng Hán có lẽ vào khoảng từ năm 402–409, và một bản dịch tiếng Tây Tạng vào khoảng đầu thế kỉ thứ 9 được xem là do sự hợp tác của học giả Ấn Độ Thích-ca Quang và các nhà chú giải Trung Hoa khác. Những bản dịch này nay đã thất lạc, chúng ta chỉ còn được biết đến tên kinh.
Kinh cũng khai triển sự phân biệt giữa ý thức phân biệt và chân tâm phổ cập (chứng ngộ trọn vẹn như trong tựa) hiện diện không phân biệt trong tất cả các pháp. Kinh có những chỉ dẫn cụ thể liên quan đến thiền định, miêu tả 57 giai đoạn đến cảnh giới Bồ Tát, giải thích rõ ràng về nghiệp và tái sinh, cũng như sự trình bày 50 "tâm giới" ma quỷ mà người tu tập có thể gặp phải trên con đường tâm linh. Theo Thiền sư Hám Sơn Đức Thanh (triều đại nhà Minh), Kinh Lăng Nghiêm chỉ có thể được thông hiểu gián tiếp qua tri giác trung thực nhờ tu tập "Du già hiện sự", bằng cách loại trừ mọi dấu vết của sự phân biệt có ý thức.