Top 10 Thực phẩm ăn càng nhiều càng tốt cho sức khỏe
Có một sức khỏe tốt luôn là ước muốn của tất cả mọi người. Cuộc sống hiện đại luôn đi kèm nhu cầu ngày càng cao, nhất là trong khâu ăn uống. Thế nhưng, với sự ... xem thêm...đa dạng thực phẩm như hiện nay, thực phẩm nào mới "càng ăn càng tốt" cho sức khỏe, bạn đã biết chưa? Nếu chưa, chúng ta cùng nhau chia sẻ, giao lưu kinh nghiệm trong toplist này nhé!
-
Bí đỏ
Bí đỏ là loại thực phẩm quen thuộc, ưa thích trong bữa cơm hàng ngày, được chế biến thành nhiều món đa dạng, bắt mắt. Thế nhưng, có rất ít người biết về lợi ích phòng ngừa một số bệnh của bí đỏ như cao huyết áp, sỏi mật, tiểu đường và một số bệnh biến về gan, thận. Không những vậy, loại thực phẩm này còn giúp những bệnh nhân có chức năng gan, thận kém tăng khả năng tái sinh tế bào.
Bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Bí có hàm lượng beta-carotene cao, chất mà cơ thể chuyển hoá thành vitamin A. Các nghiên cứu cho thấy vitamin A có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng. Ngược lại, những người bị thiếu vitamin A có thể có hệ thống miễn dịch yếu hơn. Bí ngô cũng chứa nhiều vitamin C, được chứng minh là có khả năng làm tăng sản xuất tế bào bạch cầu, giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và làm vết thương nhanh lành hơn. Ngoài hai loại vitamin được đề cập ở trên, bí cũng là một nguồn vitamin E, sắt và folate dồi dào - tất cả các chất này đều được chứng minh là có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, bí đỏ còn chứa một số nguyên tố vi lượng giúp cho quá trình tổng hợp insulin nên có tác dụng bài trừ một số chất gây ung thư, oxi hóa có trong thuốc trừ sâu, kim loại nặng trong cơ thể người.
-
Cà rốt
Cà rốt là loại củ không thể thiếu trong chén canh của người Việt. Vị ngọt, thanh, dễ ăn lại giàu chất dinh dưỡng nên đây là loại thực phẩm không kén người dùng. Đặc biệt, cà rốt có tính giải độc cao, sau khi kết hợp với các ion thủy ngân trong cơ thể người nên có tác dụng làm giảm nồng độ thủy ngân trong máu, tăng tốc độ bài tiết thủy ngân trong cơ thể.
Cà rốt là một loại rau củ tốt cho sức khỏe, với độ giòn, vị ngon và chứa rất nhiều beta carotene, chất xơ, vitamin K1, kali cũng như chất chống oxy hóa. Ăn cà rốt rất thích hợp cho việc giảm cân, giúp giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe mắt, thậm chí là giảm nguy cơ ung thư.
Trong cà rốt rất giàu beta-carotene - một hợp chất mà cơ thể chuyển thành vitamin A, hay còn gọi là tiền vitamin A, giúp mắt khỏe mạnh. Hơn nữa, beta-carotene còn giúp bảo vệ đôi mắt khỏi ánh nắng mặt trời và làm giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể ,cũng như các vấn đề thị lực khác.
Cà rốt màu vàng có chứa lutein, cũng rất tốt cho đôi mắt của bạn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dưỡng chất này có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác - nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở Hoa Kỳ. -
Cải bó xôi
Cải bó xôi còn có tên là rau bina, rau chân vịt, là loại rau được trồng phổ biến ở nước ta. Đây là loại rau thường được sử dụng trong chế biến món ăn hoặc ép nước để uống và có giá trị dinh dưỡng cao. Rau bina được xem như là một "siêu thực phẩm" nhờ có nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời đối với sức khỏe.
Cải bó xôi có canxi, mangan và vitamin K, rất quan trọng cho sự phát triển và giúp cho xương khỏe mạnh. Cơ thể luôn đào thải và xây dựng lại mô xương. Loãng xương là một tình trạng khiến xương yếu và dễ gãy, xảy ra khi lượng xương mới không thay thế đủ cho xương đã bị phá vỡ. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ canxi, khả năng bị loãng xương sẽ cao hơn. Cải bó xôi có màu xanh, nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, trị táo bón. Bên cạnh đó, đây còn là thực phẩm giúp cơ thể giải độc, giải nhiệt cho đường ruột nên làm cho da láng mịn, sáng và tinh thần được thoải mái.
Trong cải bó xôi còn chứa chất giống như insulin nên có tác dụng làm ổn định và cân bằng lượng đường trong máu. Nhờ hàm lượng vitamin cao nên loại thực phẩm "xanh" này còn phòng chống được tình trạng thiếu vitamin, tránh nhiệt miệng, bệnh quáng gà.
-
Rong biển
Rong biển là loại thực vật sống ở biển, thuộc nhóm tảo đa bào nhưng không có cùng tổ tiên với tảo nâu, tảo đỏ và tảo lục. Rong biển xuất hiện từ rất lâu và được con người sử dụng từ 10 nghìn năm trước. Chẳng hạn, với nền văn hóa Trung Quốc cổ đại, rong biển là một trong những đặc sản được phục vụ cho các bữa ăn của vua chúa và hoàng tộc.
Rong biển không chỉ trở thành là món ăn đặc trưng của các khu vực nước châu Á mà còn phổ biến ở các khu vực khác như quần đảo Thái Bình Dương, các nước Nam Mỹ ven biển,….Ngày nay, rong biển được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như thức ăn, phòng và trị bệnh, làm đẹp được nhiều người ưa chuộng.Rong biển có chứa fertile clement, một chất các tác dụng điều tiết lưu thông máu, giải độc, thải các chất cặn bã nên không chỉ giúp cơ thể diệt khuẩn, làm sạch máu. Là một loại thực phẩm chứa ít calo, lại ngon miệng nên rất thích hợp cho những ai đang muốn giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, rong biển còn chống viêm, giảm căng thẳng trong thời kì mãn kinh ở phụ nữ. Thành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển làm sạch ruột, chống táo bón. Các axit folic giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.
-
Súp lơ
Là một trong những thực phẩm chứa nhiều đồng, súp lơ giúp phòng chống truyền nhiễm, làm sạch máu, ngăn quá trình oxy hóa cholesterol. Súp lơ chứa sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C và những hợp chất giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Súp lơ không chỉ làm giảm cholesterol mà còn giúp tăng cường sức khỏe trái tim do có thể làm các mạch máu vững chắc.
Súp lơ có vị ngọt thanh hấp dẫn, dễ dàng chế biến, là món ngon lý tưởng cho mùa lạnh. Bạn có thể nấu canh, xào hay thêm vào súp không những ngon miệng lại tốt cho sức khỏe, phù hợp mọi lứa tuổi. Ăn nhiều rau thuộc họ rau cải như súp lơ được minh chứng là sẽ làm giảm nguy cơ ung thư phổi và ung thư đại trực tràng. Sulforaphane, chất làm cho súp lơ có vị hơi đắng là chất làm cho súp lơ có khả năng chống lại rất nhiều bệnh tật.
Các nghiên cứu chứng minh rằng, phụ nữ ăn nhiều hơn 5 khẩu phần rau thuộc họ rau cải một tuần có nguy cơ bị ung thư phổi thấp hơn. Nghiên cứu cũng chứng minh được rằng phụ nữ ăn nhiều rau thuộc họ rau cải cũng ít gặp phải nguy cơ được chẩn đoán ung thư đại trực tràng hơn. -
Nấm đông cô
Nấm đông cô là thực phẩm chủ yếu trong nhiều hộ gia đình châu Á trong nhiều thế kỷ. Loại nấm này giữ kỷ lục là loại nấm phổ biến thứ hai và thứ ba được trồng nhiều nhất hiện nay. Nấm đông cô có nguồn gốc từ Đông Á. Nó được sử dụng rộng rãi như một cây thuốc trong y học cổ truyền do nhiều lợi ích sức khỏe được ghi lại trong các sách y học cổ.
Nấm đông cô có giá trị dinh dưỡng rất cao nên được sử dụng rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Hàm lượng chất đạm có trong nấm đông cô rất nhiều nên thường được dùng thay cho thịt. Hợp chất D- Eritadenine là hợp chất có khả năng giảm lượng Cholesterol trong máu, bên cạnh đó hợp chất này còn tạo năng lượng cho các tế bào tim, giúp kiểm soát nồng độ Cholesterol và hệ tim mạch được khoẻ hơn. Vitamin A, Vitamin C, L-ergothioneine là những vi chất dinh dưỡng chống oxy hoá một cách hiệu quả cho cơ thể.
Theo nghiên cứu cho thấy nấm đông cô là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chứa chất lentinan và Lentinula Edodes mycelium. Hai chất này có thể làm tăng khả năng miễn dịch và giải độc của cơ thể và chống ung thư. Ngoài ra, chất Eritadenin trong nấm có tác dụng làm hạ cholesterol và đặc biệt tốt cho người bị huyết áp cao.
Từ xưa, người ta đã sử dụng nấm đông cô như một dược liệu trị bí tiểu, phù thũng, giảm sự mệt mỏi do làm việc căng thẳng, bồi dưỡng cơ thể rất tốt.
-
Mộc nhĩ
Đã từ lâu, mộc nhĩ trở thành nguyên liệu tạo nên nhiều món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Trong đông y, mộc nhĩ còn là một vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh, giúp tăng đề kháng, hệ miễn dịch, giúp giải độc, và làm chậm quá trình lão hóa.
Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình có tác dụng giải nhiệt, làm mát gan, giải độc máu, bổ khí. Ăn mộc nhĩ sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim; giúp máu lưu thông, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt.
Ngoài ra, mộc nhĩ còn có tác dụng giúp hòa tan được nhiều chất khó tiêu vỏ ngũ cốc, mảnh kim loại,... khá hữu hiệu trong việc làm tan sỏi mật, sỏi thận. Mộc nhĩ có tác dụng giảm cholesterone trong máu, kiểm soát cân nặng nên được ưu tiên sử dụng cho người thừa cân, béo phì.
-
Củ cải trắng
Củ cải trắng được ví như 'nhân sâm mùa đông', do có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh của con người.
Theo Y học hiện đại cứ mỗi 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C… Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày… Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được. Ở Pháp, đã có nhiều thí nghiệm về việc sử dụng số lượng lớn nước củ cải trắng nhằm hỗ trợ phục hồi cho những bệnh nhân có các bệnh ác tính.Ngoài ra, chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là ở lá. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc.
-
Cà chua
Cà chua là một trong những loại thực phẩm lành mạnh và thu được hiệu quả cao hơn khi nấu chúng. Cà chua là một nguồn dồi dào của các hợp chất chống oxy hoá và vitamin C. Những hợp chất này rất hiệu quả trong việc giúp cơ thể chống chọi lại các gốc tự do gây ung thư. Cà chua chứa choline, kali, chất xơ và vitamin C giúp cải thiện chức năng của tim. Cà chua cũng có chứa beta carotene và vitamin A rất quan trọng để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe mắt. Ngoài ra, ăn cà chua thường xuyên cũng giúp hỗ trợ cải thiện chức năng của võng mạc.
Cà chua đóng hộp, cà chua xay, thậm chí cả nước sốt cà chua là những nguồn tuyệt vời cung cấp lycopene - một chất chống oxy hoá đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và bệnh tim mạch. Các sản phẩm cà chua cũng cung cấp kali, sắt, vitamin A, C và E. Cà chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy. Ngoài ra, ăn cà chua cũng giúp cơ thể loại bỏ độc tố nên chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa cũng được tăng cường hơn. Cà chua có hàm lượng nước rất cao nên có tác dụng bổ sung nước đầy đủ hơn, hạn chế tình trạng cơ thể mất nước.
-
Chuối
Chuối là một trong những loại cây lương thực quan trọng nhất trên hành tinh. Nó là loại thực vật thuộc họ Musa có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng nhiều ở các khu vực ấm áp. Chuối là một nguồn chất xơ lành mạnh, giàu kali, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa và các phytonutrients. Chuối có nhiều loại và kích cỡ khác nhau. Màu sắc thường dao động từ màu xanh đến màu vàng. Tuy nhiên, hiện nay có thêm một số giống chuối màu đỏ.
Chuối là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, bởi nó có chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu và cung cấp lợi ích cho tiêu hoá, sức khoẻ tim và giảm cân. Bên cạnh đó, chuối cũng là một món ăn vặt rất tiện lợi.
Nghiên cứu phân tích tổng hợp năm 2017 được công bố bởi Bộ phận khoa học Y khoa Prilozi cho rằng, chuối xanh chưa chín mang lại một số lợi ích sức khỏe. Chúng có thể giúp kiểm soát các vấn đề về đường tiêu hoá như tiêu chảy và loét, giảm cholesterol và huyết áp. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã gợi ý rằng các chất thảo dược trong chuối xanh có thể cung cấp điều trị có bệnh nhân HIV.