Top 13 Bí quyết học thuộc bài hiệu quả nhất

Mong Đừng Lớn 4924 0 Báo lỗi

Mỗi lần kỳ thi đến gần thì các bạn học sinh, sinh viên lại vô cùng lo lắng về khối lượng kiến thức khổng lồ cần học thuộc. Bài vở lu bù mà ngày thi gần tới, ... xem thêm...

  1. Top 1

    Không gian học hợp lý

    Không gian học có vai trò khá quan trọng trong tiến độ học thuộc của bạn. Một không gian rộng rãi, thoáng mát, trong lành, không ồn ào sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể đứng, ngồi, vung tay... để học thuộc, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, theo mình, bạn không nên nằm, bởi vốn dĩ trong không gian lý tưởng như vậy kết hợp với tư thế nằm, cùng với việc học thuộc nhàm chán sẽ dễ gây buồn ngủ.


    Nếu bạn đau lưng, đau đầu, cần thư giãn thì có thể nghe chút nhạc, hít thở sâu, rời khỏi bàn học ... tầm 5 phút, sau đó quay lại tiếp tục học thuộc. Nên nhớ, 5 phút thư giãn là lý tưởng nhất, nếu lâu hơn thì bạn sẽ mất đi tinh thần học tập và dễ sa vào cấc hoạt động khác.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet

  2. Top 2

    Thời gian học lý tưởng

    Bên cạnh không gian học thì thời gian để học thuộc bài cũng là yếu tố quyết định đến việc học nhanh hay chậm. Theo kinh nghiệm của mình thì mỗi người có một khung thời gian học dễ vào khác nhau. Có người khi học bài tối rất nhanh vào, có người thì thích hợp học đêm, bạn thì chỉ có thể học thuộc được bài nhanh nhất vào sáng sớm hoặc buổi chiều...


    Chính vì vậy, bạn không thể áp thời gian học của mình với người khác giống nhau. Hãy thử nghiệm. Bằng cách nào? Thật dễ dàng, bạn học tất cả các thời gian trong ngày, sau đó tổng kết xem mình phù hợp với thời điểm nào trong ngày nhất. Đó chính là thời gian của bạn, thời gian mà bạn cần áp dụng để có thể học nhanh nhất mà không gây nhàm chán.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  3. Top 3

    Tinh thần thoải mái

    Để học thuộc bài hiệu quả, bạn cần có sự thoải mái về tâm lý. Mặc dù điều này không phải là đơn giản vì hầu hết học sinh đều ít nhiều cảm thấy căng thẳng, lo âu trước mùa thi cử. Do đó, bạn cần tham khảo những cách giúp giải tỏa căng thẳng, cách tạo hứng thú trong học tập để hạn chế suy nghĩ giúp cơ thể và tâm trí thoải mái mới trở lại việc học.

    Để học bài hiệu quả, bạn cần một tinh thần minh mẫn, không buồn phiền, lo âu về bất cứ vấn đề gì. Bởi khi còn để tâm vào vấn đề khác thì bạn sẽ không thể nào học nổi một chữ nào đâu. Vậy trước khi ngồi bàn học thì bạn nên giải quyết tất cả các vấn đề khác, đồng thời uống một cốc nước lạnh hoặc một cốc sữa để cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như cung cấp oxi cho não làm việc hiệu quả.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  4. Top 4

    Tập trung cao độ

    Khi bắt tay vào học bài thì bạn cần tập trung cao độ vào bài học, tránh tình trạng "đầu óc treo ngược cành cây". Nếu để đầu óc bạn bị chi phối bởi các hoạt động khác thì việc học thuộc sẽ vô cùng chậm và khó vào. Nguyên tắc tập trung giúp bạn tập trung được toàn bộ năng lượng vào bài học, làm cho việc học bài nhanh hơn, dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian hơn.


    Để thực hiện được điều này, bạn cần gạt bỏ tất cả những tác nhân có thể làm bạn mất tập trung như: thông báo facebook, zalo, tiếng điện thoại, tiếng tin nhắn, tiếng TV... Hãy để điện thoại ở chế độ im lặng, tắt TV và để cách xa người, tốt nhất là ngoài tầm nhìn.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  5. Top 5

    Lọc các ý chính

    Nguyên tắc của bí quyết này là: nhớ trước xem sau. Khi học, yêu cầu các bạn xem bài qua một vài lần, rồi sau đó khép tập lại, cố nhớ những nội dung vừa xem. Phương pháp này chúng ta có thể áp dụng đơn giản như thế này, ví dụ: Sau khi mở ra một nội dung kiến thức nào đó các bạn đọc khoảng 2 lần, lần thứ 3 đọc lại cốt lõi và cuối cùng khép lại và cố gắng lôi ra trong đầu các bạn những gì vừa đọc xong.


    Có thể nói, lọc ý để học, đó là ý tưởng tuyệt vời trước khi muốn học thuộc bài. Đứng trước một bài dài hay ngồi đếm số trang cần học thuộc sẽ dễ khiến cho ta nhanh chóng nhụt chí và chán nản, mất tinh thần để học. Thay vào đó, không học từ đầu tới cuối bài, không đọc theo từng từ, từng chữ, hãy đọc qua, lọc ý mà bạn cho là chính nhất của từng bài, từng trang, lược bỏ những đoạn, những ý không cần thiết. Sau đó, bạn hãy sử dụng bút màu để tô đậm những ý đó, nhằm gây hiệu ứng đến mắt qua màu sắc bắt mắt, tạo cảm giác hứng khởi cho việc học.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  6. Top 6

    Tóm tắt các ý cần học theo hệ thống

    Một trong những bí quyết học bài dễ thuộc chính là hãy tóm tắt các ý cần học theo hệ thống. Bí quyết này chính là hình thành một dàn ý lớn trong đầu, chia bài học thành những phần lớn khác nhau. Trong mỗi phần này, chúng ta cần tìm ra những ý chính đã được lọc từ trước, sau đó học theo hệ thống như kiểu sơ đồ phân quyền hoặc sơ đồ hình cây.


    Tức ta chia dàn ý, trong một bài, một chủ đề thì có bao nhiêu phần, tiêu đề mỗi phần là gì, nội dung chính, từ khoá của từng phần đó là gì. Bằng cách này bạn sẽ dễ dàng học thuộc và hệ thống bài học, nắm bắt bài nhanh nhất mà không phải mông lung trong mớ hỗn độn kiến thức. Bên cạnh giúp bạn dễ dàng ghi nhớ kiến thức, cách học này còn rèn luyện tư duy tổng hợp vấn đề cho các bạn đấy.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  7. Top 7

    Hiểu, liên tưởng và hình dung về bài học

    Cách làm này vô cùng tuyệt vời, khi học thuộc bài mình thường học theo cách này và nhận thấy rất hiệu quả với bất kể môn học gì. Với cách tóm tắt các ý cần học theo hệ thống sẽ giúp bạn hiểu, nắm được sơ qua về bài học. Nếu những phần nào, ý nào chưa hiểu thì bạn cần tìm hiểu kỹ để thực sự hiểu vấn đề, điều này giúp ích rất nhiều trong quá trình bắt đầu học thuộc, giúp dễ học, dễ liên tưởng và nhớ lâu hơn.


    Tại sao cần liên tưởng? Bởi bộ não của chúng ta cấu tạo dễ tiếp xúc, dễ ghi nhớ các hình ảnh nhiều hơn là từ ngữ. Việc liên tưởng không chỉ giúp hình ảnh hoá các từ ngữ khô khan, khó nhớ mà còn cho thấy mình hiểu các vấn đề trong bài học. Hãy liên tưởng, hình dung về vấn đề đang nói tới và bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả nó mang lại cho bạn. Cách học khoa học này giúp bạn học thuộc tự nhiên, hiểu sâu, nhớ lâu hơn.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  8. Top 8

    Nhẩm bài

    Nhẩm bài là cách học bài dễ thuộc vô cùng đơn giản và phổ biến thì bạn cũng đừng bỏ qua nhé bởi phương pháp này được đánh giá là khá hiệu quả mà lại còn giúp tiết kiệm thời gian đấy. Điều cần lưu ý khi áp dụng cách học thuộc bài nhanh nhất này là bạn phải thật sự tập trung vào việc học, tuyệt đối không nghĩ ngợi mông lung hay mơ mộng vẩn vơ nhé.

    Khi nhẩm bài cần tập trung cao độ nhẩm lại những gì đã học, chỗ nào quên thì bạn nên cố nhớ lại, khi nào không thể nhớ ra thì có thể mở lại để đọc và nhẩm theo. Thậm chí bạn cũng có thể đọc to lên những ý đã học, đó cũng là cách học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên, không nên học theo kiểu học vẹt mà cần học sâu, suy ngẫm kỹ. Lần lượt nhẩm từng đoạn một cho đến khi hết bài rồi ghép các đoạn lại với nhau.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  9. Top 9

    Học kỹ từng phần

    Khi học thuộc, nhiều bạn có thói quen học qua một phần đã tham học luôn phần sau, trong khi phần trước chưa nắm chắc ý. Cứ như vậy, đến cuối bài, bạn nghĩ đã học hết các phần nhưng thực tế, khi bạn đọc lại, nhẩm lại thì không hề nhớ phần nào hoặc các ý của các phần nhớ lung tung, không theo trật tự, hệ thống nào, dễ rơi vào hiện tượng "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Bởi vậy, khi học phần nào ta nên học thật kỹ, chắc chắn kiến thức phần đó, rồi học phần tiếp theo thì bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học đi học lại, gây nhàm chán.


    Để có thể học kỹ nội dung từng phần, bạn có thể tách nhỏ chúng ra, đồng thời sắp xếp một cách có khoa học để tiếp thu bài vở nhanh hơn. Khi bạn nắm kỹ nội dung từng phần, bạn sẽ dễ dàng có được điểm cao hơn là mỗi phần biết một ít. Bên cạnh đó, trong trường hợp chẳng may vì quá run mà quên mất một vài nội dung, bạn cũng sẽ có được phần điểm trọn vẹn theo từng phần.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  10. Top 10

    Viết lại những gì đã học

    Cùng với những bí quyết thú vị trên, bí quyết học thuộc bài tiếp theo mà Toplist muốn gợi ý đến bạn chính là hãy viết lại những gì đã học. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị một vài tờ A4, cùng một chiếc bút tốt. Sau khi đã học được phần nào bạn nên tự kiểm tra lại bằng cách viết lại những gì đã học qua, đó là cách tốt nhất để tự ôn luyện, kiểm tra và ghi nhớ bài học.


    Mỗi lần viết là một lần học lại, mặt khác khi bạn viết ra thì ngôn ngữ đó được chuyển thành dạng hình ảnh, giúp bạn nhớ nhanh hơn. Mặt khác, khi viết bạn có thể viết theo hệ thống kiến thức, vẽ sơ đồ... điều này góp phần củng cố kiến thức tốt hơn. Ngoài ra, khi viết lại những gì đã học chính là cách bạn làm bài kiểm tra, do đó khi bạn vào kiểm tra sẽ không quá khó khăn, mất thời gian ngồi nhớ từng từ đã học.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  11. Top 11

    Tìm người cùng học

    Bạn có thể hợp tác cùng một người bạn hay nhờ sự giúp đỡ của người thân để nhờ mọi người soát bài bạn học thuộc. Cách làm này cũng giống như khi bạn lên bảng kiểm tra bài cũ vậy. Hãy nhờ mọi người chỉ định một phần bất kỳ, một câu hỏi bất kỳ liên quan tới phần học để bạn trả lời. Làm như vậy giúp bạn vừa luyện được sự nhuần nhuyễn, cũng như sự phản xạ, tránh tình trạng học vẹt, tránh tình trạng nhắc từ đầu tiên của đoạn mới nhớ đến toàn bộ nội dung của đoạn đó.


    Thêm vào đó, việc học nhóm cũng giúp bạn có cơ hội chia sẻ kiến thức với người khác. Đồng thời nhận lại được rất nhiều điều mới, các thành viên có cơ hội được bổ sung kiến thức cho bạn. Qua đó, bạn sẽ nắm vững những điều đã học ở lớp học hơn. Bên cạnh đó, học nhóm giúp bạn giải quyết những thắc mắc của môn học mà bạn chưa tìm được đáp án hợp lý nhất.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  12. Top 12

    Tận dụng thời gian

    Ngay cả khi bạn đang đi làm, đi học, đi chơi... bạn cũng có thể tranh thủ dò lại bài và ghi nhớ chúng. Việc nhìn ngắm một con đường đẹp, một cái cây, một ngôi nhà hay bất cứ ai mà bạn cảm thấy thích thú sẽ kích thích não bộ bạn sản sinh ra những năng lượng tích cực, từ đó giúp kiến thức dễ dàng "thẩm thấu" hơn. Vậy nên, bạn hãy tận dụng thời gian di chuyển trong ngày để học thuộc những kiến thức khó nhằn nhé.


    Cách học này tức là tận dụng mọi lúc, mọi nơi có thể để học. Không cần thiết phải ngồi vào bàn học, cầm giấy bút, tài liệu để đọc và học, sẽ mất nhiều thời gian và lâu dần gây nhàm chán. Cách tiết kiệm thời gian nhất mà mình từng áp dụng chính là tận dụng những thời gian "chết" để học, nhẩm lại, cố nhớ những thứ đã đọc hoặc học qua. Khi bạn nhặt rau, khi nấu cơm, lúc tắm gội, thời điểm đợi xe bus, trên xe bus... có rất nhiều thời gian rảnh mà mình có thể tận dụng triệt để để đẩy nhanh quá trình học bài, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.

    Ảnh  minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  13. Top 13

    Tách nhỏ nội dung thành những phần nhỏ trước khi học

    trước mỗi kỳ thi, lượng thời gian ôn luyện hoàn toàn có thể tăng hơn nữa. Thế nhưng, ép não bộ làm việc liên tục có thể khiến bạn trở nên căng thẳng, mệt mỏi và gây ảnh hưởng tới kết quả học tập. Để có thể học thuộc bài hiệu quả, bạn có thể áp dụng bí quyết tách nhỏ nội dung thành những phần nhỏ trước khi học. Việc chia nội dung cần học thành nhiều phần nhỏ không chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát mà còn giúp bạn xác định rõ những điều quan trọng nhất cần ghi nhớ.


    Để tránh tâm lý “choáng ngợp” với lượng kiến thức lớn, thì trước khi học bạn nên dành chút thời gian để tách nhỏ nội dung thành những phần nhỏ, đồng thời sắp xếp một cách có khoa học để tiếp thu bài vở nhanh hơn. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng, đừng bao giờ học quá nhiều môn khác nhau trong một buổi học bài tại nhà. Nếu bạn cố gắng học thật nhiều môn một cách nhanh nhất trong khoảng thời gian ngắn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lơ mơ và không thực sự nhớ hoặc hiểu về bài học vào ngày hôm sau.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy