Top 8 Quy trình đo loãng xương
Loãng xương hiện nay là một vấn đề y tế và xã hội của mọi quốc gia do tần suất loãng xương trong cộng đồng tương đương với tần suất mắc bệnh tim mạch và ung ... xem thêm...thư . Loãng xương diễn biến thầm lặng, nhưng có thể gây nên hậu quả nặng nề như gãy xương, từ đó người bệnh sẽ bị tàn phế, mất khả năng lao động, giảm tuổi thọ….Làm cách nào để biết được tình trạng xương đang khỏe hay yếu? Thực hiện đo lường mật độ xương (đo loãng xương) sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Đây là kỹ thuật thường được áp dụng trong những chẩn đoán thiếu xương và loãng xương, thậm chí xác định được nguy cơ gãy xương trong tương lai của bạn. Dưới đây là bài viết về những lưu ý quan trọng nhất khi đo loãng xương.
-
Khái niệm về loãng xương
Loãng xương được biết đến từ thời Ai Cập cổ đại năm 990 - TCN. Tuy nhiên, định nghĩa về loãng xương được Tổ chức Y tế Thế giới chính thức đưa ra vào năm 1991, tại Thụy Sĩ, và tiếp tục hoàn thiện cập nhật vào năm 2001.
Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Đo mật độ xương sẽ cho ta biết lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích của xương. Còn chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, tốc độ chuyển hóa của xương, độ khoáng hóa, mức độ tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương.
-
Phân loại loãng xương
Theo nguyên nhân, loãng xương được chia làm hai loại: Loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát:
Loãng xương nguyên phát: Là loại loãng xương không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi tác và hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Cơ chế là do quá trình lão hóa của tạo cốt bào gây nên tình trạng mất cân bằng giữa huỷ xương và tạo xương, kết quả là thiểu sản xương.
Loãng xương nguyên phát gồm 2 týp:- Loãng xương týp 1 (hay loãng xương sau mãn kinh): nguyên nhân là do giảm nội tiết tố oestrogen, ngoài ra còn có sự giảm tiết hormon tuyến cận giáp trạng, tăng thải calci niệu, suy giảm hoạt động của enzym 25-OH-vitamin D1-hydroxylase. Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 50 – 55, đã mãn kinh. Tổn thương chủ yếu là mất chất khoáng ở xương xốp, biểu hiện là sự lún của các đốt sống hoặc gãy xương Pouteau-Colles.
- Loãng xương týp 2 (hay loãng xương tuổi già): Là loãng xương liên quan tới tuổi và tình trạng mất cân bằng tạo xương. Loại loãng xương này xuất hiện ở cả 2 giới nam và nữ, độ tuổi khoảng trên 70. Đặc điểm của loại loãng xương này là mất chất khoáng toàn thể cả ở xương xốp (xương bó) và xương đặc (xương vỏ). Thường là bệnh nhân hay bị gãy cổ xương đùi. Cơ chế gây loãng xương là do tình trạng giảm hấp thu calci, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cường cận giáp thứ phát.
- Bệnh nội tiết: Cường giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi...
- Bệnh tiêu hóa: Cắt dạ dày, thiếu dinh dưỡng, bệnh gan mạn tính.
- Bệnh khớp: Viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống...
- Bệnh ung thư: Kahler...
- Bệnh di truyền: bệnh nhiễm sắc tố sắt...
- Những trường hợp sử dụng corticoid, heparin, dùng lợi tiểu kéo dài…
-
Yếu tố nguy cơ loãng xương
Các yếu tố nguy cơ loãng xương:
- Uống quá nhiều rượu (> 4 ly mỗi ngày đối với nam;> 2 ly mỗi ngày đối với nữ), sử dụng caffeine (> 2,5 tách cà phê mỗi ngày) và sử dụng thuốc lá (bất kỳ hút thuốc nào).
- Tiền sử cá nhân bị gãy xương, tiền sử gia đình bị gãy xương do loãng xương
- Sử dụng các thuốc có corticosteroid kéo dài (> 3 tháng).
- Chế độ ăn uống thiếu canxi hoặc vitamin D.
- Thiếu hụt hormone tuyến sinh dục
- Tuổi già
- Gầy, trọng lượng cơ thể thấp (chỉ số khối cơ thể BMI < 20 kg/ m2).
- Mức độ hoạt động thể chất thấp
- Chủng tộc da trắng hoặc châu Á
-
Đo loãng xương (đo mật độ xương) là gì?
Đo loãng xương hay đo mật độ xương (tên tiếng Anh Bone Mineral Density – BMD) là kỹ thuật sử dụng tia X hoặc hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA hay DXA), hay chụp CT để xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất có trong xương. Những khu vực thường được thực hiện đo mật độ xương là cột sống, hông hoặc xương cẳng tay.
Cũng thông qua kỹ thuật này, bạn có thể biết được bản thân có đang rơi vào tình trạng giảm khối lượng xương hay không. Nếu không may mắc phải, xương sẽ trở nên giòn và dễ gãy hơn.
-
Những trường hợp nào cần đo mật độ xương?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây loãng xương, trong đó nhóm đối tượng cần được tiến hành đo mật độ xương bao gồm:- Phụ nữ sau mãn kinh không dùng estrogen
- Nhóm tuổi cao, phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi
- Hút thuốc
- Tiền sử gia đình bị gãy xương hông
- Sử dụng thuốc thuộc nhóm steroid (như prednisone)lâu dài hoặc một số loại thuốc khác cũng gây cản trở quá trình tái tạo xương và gây loãng xương
- Người mắc một số bệnh, bao gồm viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường loại 1, bệnh gan, bệnh thận, cường giáp hoặc cường cận giáp
- Tiêu thụ rượu quá mứcBMI thấp (chỉ số khối cơ thể)Phụ nữ đã từng được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone trong một thời gian dài (trên 10 năm).
- Đàn ông trong độ tuổi từ 50 đến 69 tuổi bị tăng glucocorticoid, lạm dụng thuốc lá và rượu, giảm năng tuyến sinh dục nam (Hypogonadism), suy thận.Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện kiểm tra mật độ xương khi bạn rơi vào những trường hợp sau:
- Suy giảm chiều cao: Bất cứ ai bỗng nhiên thấy mình dường như thấp đi có thể nghĩ đến vấn đề gãy xương sống và nguyên nhân sâu xa là do bị loãng xương.
- Gãy xương: Điều này không chỉ xảy ra khi gặp phải những chấn thương mạnh (té ngã, tai nạn…) mà có thể đến từ những lý do khó ngờ như ho hay hắt hơi quá mạnh.
- Việc sử dụng thuốc chống thải ghép ở những ca bệnh cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương cũng là nguyên nhân gây loãng xương (do thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương).
- Sự suy giảm hormone estrogen ở phụ nữ do những nguyên nhân như điều trị ung thư, suy giảm tự nhiên sau tuổi mãn kinh…
- Đối tượng nam giới đã trải qua điều trị ung thư tuyến tiền liệt (do giảm nồng độ testosterone) cũng cần được xem xét thực hiện kỹ thuật này.
-
Quy trình đo độ loãng xương
Chuẩn bị trước khi đo độ loãng xương:
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng việc bổ sung canxi trong khoảng 24 đến 48 giờ trước khi thực hiện đo loãng xương. Ngoài ra, bác sĩ cũng đưa lời khuyên không nên đeo đồ trang sức kim loại hoặc mặc quần áo có các chi tiết kim loại như nút, khóa kéo… khi thực hiện kỹ thuật này.Quá trình đo mật độ xương BMD
Khi bước vào thực hiện việc đo mật xương, ngoài những lưu ý trên, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể trình tự các bước như sau:- Bác sĩ sẽ chỉ định bạn nằm trên giường đệm của máy đo
- Máy đo sẽ di chuyển tới, lui để thực hiện việc đo lường
- Thời gian đo diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút
- Bạn chờ nhận thông báo kết quả
- Sau khi đo mật độ xương
- Hoàn tất quá trình đo, bác sĩ sẽ hẹn bạn thời gian nhận kết quả. Tùy thuộc vào thế hệ máy, kinh nghiệm của bác sĩ đọc kết quả mà thời gian trả kết quả sẽ diễn ra nhanh hay lâu. Hiện nay, với những thế hệ máy móc hiện đại thì thời gian trả kết quả đã được rút ngắn rất nhiều.
-
Kết quả đo mật độ xương
Thông qua kỹ thuật đo mật độ xương sẽ xác định mật độ khoáng xương của cơ thể có đang trong tình trạng suy yếu. Kết quả đo mật độ xương được so sánh với 2 chỉ số: điểm T và điểm Z.
Đầu tiên, kết quả BMD của bạn được so sánh với kết quả BMD của Người 25 – 35 tuổi khỏe mạnh cùng giới tính và dân tộc với bạn. Độ lệch chuẩn (SD) chính là sự khác biệt giữa BMD của bạn với Người 25-35 tuổi khỏe mạnh. Đây gọi là điểm T.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), loãng xương được xác định dựa trên các mức mật độ xương sau:
- Điểm T trong khoảng 1 SD (+1 hoặc -1): mật độ xương ở mức bình thườngĐiểm T từ 1 đến 2,5 SD dưới trung bình (-1 đến -2,5 SD): mật độ xương thấp
- Điểm T từ 2,5 SD trở lên dưới mức trung bình (nhiều hơn -2,5 SD): loãng xương
- Điểm Z trên -2.0: bình thườngĐiểm Z = +0.5, -0.5 hay -1.5: phổ biến đối với phụ nữ tiền mãn kinh
- Điểm Z ≤ -2,0: mật độ xương thấp hơn tiêu chuẩn của nhóm tuổi
-
Lưu ý khi đo loãng xương
Một số lưu ý khi đo loãng xương:
- Không sử dụng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA) để tầm soát loãng xương ở phụ nữ dưới 65 tuổi hoặc ở nam giới dưới 70 tuổi không có yếu tố nguy cơ.
- Không lặp lại việc đo loãng xương bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA) thường xuyên hơn hai năm một lần.
- Đo mật độ xương là một trong những cách đơn giản để theo dõi tình hình sức khỏe xương khớp của bạn và ngăn chặn loãng xương. Thông qua việc đo loãng xương người bệnh có thể phát hiện được những nguy cơ về xương khớp và tiến hành ngăn chặn những nguy cơ đó xảy ra.
- Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần. Đặc biệt ở độ tuổi từ 40 - 45 đối với nữ giới và 50 - 60 đối với nam giới cần quan tâm hơn đến vấn đề xương khớp. Không được coi nhẹ những triệu chứng đau nhức xương khớp hay dễ gãy do các chấn thương, va chạm nhẹ. Đo mật độ xương có vai trò rất lớn trong việc phát hiện và chữa trị loãng xương, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở uy tín để thực hiện kỹ thuật này.