Top 11 phương pháp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể bạn nên biết
Môi trường sống của con người trong xã hội hiện đại ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm. Thực phẩm , đồ ăn của con người cũng không còn sạch sẽ như trước. Thời ... xem thêm...tiết bất ổn khiến cho các loại virut mới sinh sôi. Vấn đề sức khỏe con người đang là trọng yếu, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số phương pháp làm tăng sức đề kháng của cơ thể để có thể chống chọi với mọi loại bệnh tật.
-
Chọn lựa kĩ thực phẩm, dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày
Thực phẩm là nguồn cung cấp chính cho cơ thể của bạn. Thực phẩm giàu hay nghèo chất dinh dưỡng, sạch hay bẩn đều ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể bạn. Vì vậy việc lựa chọn kĩ càng các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.
Chúng ta nên lựa chọn Thịt, cá, tôm sạch rất giàu chất đạm. Chất đạm sẽ tạo ra các kháng thể cần thiết từ các axitamin có trong món ăn sẽ giúp cơ thể chống lại mối đe dọa về sức khỏe. Các vitamin và vi khoáng tốt cho cơ thể lại có nhiều trong rau củ quả. Chúng ta nên tránh đưa vào thực đơn hàng ngày chất mỡ béo, mỡ động vật hay đồ ăn nhanh. Đây là những thực phẩm có hại cho sức khỏe.
-
Vận động, thể dục thể thao
Để có một hệ miễn dịch tốt việc vận động cơ thể có vai trò quan trọng trong việc tăng cao sức đề kháng. Khi vận động cơ thể con người nâng cao khả năng chịu đựng và có cơ thể dẻo dai hơn. Chỉ cần vận động đơn giản nhẹ nhàng phù hợp với sức của cơ thể như đi bộ, chạy bộ, đạp xe... 30 phút đều đặn mỗi ngày là bạn đã nâng cao sức đề kháng của bản thân rồi.
Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định việc tập luyện thể dục thể thao mang lại lợi ích cho cả cơ thể và bộ não, gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 60 - 90% người thường xuyên tham gia hoạt động thể chất ít bị cảm lạnh hơn so với những người không rèn luyện thể thao - theo kết quả khảo sát của Hội đồng quản lý Sức khoẻ, Thể dục, Thể thao và dinh dưỡng Hoa Kỳ (PCFSN) công bố vào tháng 6/2001.
Để lí giải điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc tập thể dục giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cường oxy, máu đến các bộ phận khác của cơ thể khiến tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Chính vì vậy mẹ đừng quên khuyến khích cả nhà tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường đề kháng, phòng tránh các bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh nha!. -
Ngủ đủ giấc, đúng giờ
Ngủ đủ giấc, đúng giờ khiến cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi kịp thời để có thể phát huy tối đa các chức năng trong cơ thể làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Sau mỗi giấc ngủ sảng khoái hệ đề kháng cũng sản sinh nhiều đề kháng hơn cho cơ thể. Vì vậy việc ngủ đủ giấc, đúng giờ là cách hiệu quả để nâng cao hệ miễn dịch.
Sau một ngày dài hoạt động, một giấc ngủ ngon giúp chúng ta tiêu hao mệt mỏi, giải toả căng thẳng, tái tạo sức lực hỗ trợ tăng sức đề kháng. Trong lúc này, cơ thể sẽ tiết ra những hormone cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Nhờ vậy mà giảm khả năng mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh.
Nếu ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và có nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch khiến bạn dễ dàng mắc bệnh hơn. Vậy nên dù bận rộn, mẹ cũng nên nhắc nhở mọi người trong gia đình ngủ từ 6 - 8 tiếng (đối với người lớn) hoặc 9-12 tiếng (đối với các bé) mỗi ngày nhé! -
Tránh xa, hạn chế rượu, bia, thuốc lá
Ngoài những tác hại dễ nhận thấy sau khi uống rượu, bia như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, chất cồn trong rượu bia còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể mà chúng ta không ngờ tới.
Đáng lưu ý nhất là rượu bia gây hại mạnh nhất lên gan, có thể dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng về gan, khiến gan không chuyển hóa được chất độc, làm các độc tố tồn ứ trong cơ thể, gây độc cho các cơ quan. Việc này tạo thành vòng lặp lại khiến cơ thể suy yếu nhanh chóng và rất dễ mắc các bệnh lý về gan sau như xơ gan do rượu hoặc ung thư gan.
Ngoài các bệnh lý về gan, những người uống nhiều rượu bia còn phải đối mặt với hàng hoạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh sảng run, tim mạch, gút, viêm loét dạ dày - tá tràng, tiểu đường, cao huyết áp...Rõ ràng những người sử dụng nhiều rượu, bia hay thuốc lá đều không có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và vì thế mà sức đề kháng cũng bị giảm theo. -
Làm việc một cách khoa học
Bạn không nên làm việc quá 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày, hoặc làm việc liên tục không nghỉ ngơi kể cả khi công việc của bạn vận động đầu óc nhiều hơn. Vì khi làm việc liên tục không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công việc mà còn dễ gây stress.
Không nên bỏ qua những biểu hiện nhỏ của cơ thể như uể oải, mỏi mệt là khi hệ miễn dịch của bạn đang suy giảm. Nên có một giấc ngủ nhẹ hoặc giải trí đầu óc bằng âm nhạc khi làm việc căng thẳng.
-
Sống lạc quan, vui vẻ, cười nhiều
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người sống vui vẻ, lạc quan, thoải mái, yêu đời luôn khỏe mạnh và sống lâu hơn người bình thường.
Việc cười nhiều hơn không chỉ tạo ra nhiều hơn sức đề kháng mà khi cười hấp thu oxy gấp 3 lần hít thở bình thường giúp đào thải chất độc trong các mô mà còn làm sản sinh ra endorfin - hợp chất chống viêm nhiễm tự nhiên chúng ta được bảo vệ gấp đôi chống nguy cơ nhiễm bệnh.
-
Không quên tiêm phòng, bổ sung vitamin đúng thời điểm
Sức đề kháng của chúng ta đơn thuần không thể chống chọi được tất cả các bệnh vì virut gây bệnh luôn luôn biến đổi, khiến hệ miễn dịch không thể tiêu diệt hết kịp thời các mầm mống gây bệnh. Chính vì lẽ đó ta cần tiêm phòng vaccine được sản xuất từ những virut hung dữ nhất bổ sung chiến binh cho cơ thể chống lại những virut gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
Bổ sung vitamin cũng quan trọng không kém không chỉ là vitamin đã qua điều chế tinh lọc dạng viên nén mà bổ sung vitamin qua thực phẩm cũng hết sức cần thiết.
-
Tự rèn luyện khả năng chịu đựng của cơ thể
Đây là một bài tập tuyệt vời cho hệ đề kháng thông qua việc tự rèn luyện khả năng chịu đựng của cơ thể ở môi trường bên ngoài. Ví dụ như việc chịu rét, chịu nóng tốt hay có thể dễ dàng thích ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời tiết. Nhờ đó các virut cúm rất khó xâm nhập vào cơ thể.
Bài tập này yêu cầu bạn thường xuyên cho cơ thể tiếp xúc với nước lạnh vào mùa đông trong khả năng chịu đựng cho phép hoặc chịu nóng vào mùa hè. Những việc làm nhằm tăng sức chịu đựng của cơ thể giúp bạn ngày càng khỏe mạnh hơn.
-
Bổ sung sữa hoặc thực phẩm chức năng chứa kháng thể
Chúng ta đã biết yếu tố kháng thể có vài trò quan trọng nhất trong việc tăng sức đề kháng cho còn người. Thành phần kháng thể có trong sữa non được các nhà khoa học khẳng định là thành phần quan trọng nhất giúp con người khỏe mạnh, tăng miễn dịch tốt nhất.
Sữa non hay sữa đầu (tên khoa học gọi là colostrum) là một loại sữa mẹ đặc biệt, có màu vàng, đặc dính, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con. Sữa non có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, các kháng thể diệt vi khuẩn, virus độc hại và các chất điều hòa miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật, phát triển và khỏe mạnh. Nó cũng được ví như thực phẩm vàng giúp tăng cường sức đề kháng.
Sữa non còn tập trung cao các tế bào miễn dịch, trong đó có nhiều thành phần như immunoglobulin (IgA-IgM-IgG), lysozyme, các enzym, lactoferin và các tế bào như lympho, bạch cầu, các tế bào biểu mô... Những tế bào này có thể thực bào và tiêu diệt vi khuẩn, giúp bảo vệ cơ thể tốt nhất.
Đặc biệt, kháng thể IgG từ sữa non có tác dụng kháng khuẩn trực tiếp, trung hòa nội độc tố vi khuẩn tại toàn bộ đường tiêu hóa, cũng như có các hoạt tính sinh học khác giúp ức chế tình trạng viêm tại ruột, thúc đẩy tái tạo lớp màng nhầy, phục hồi tổn thương mô, có vai trò đặc biệt trong việc phòng chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ em. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, kháng thể IgG từ sữa non có tác dụng dự phòng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp, giúp giảm số lần mắc bệnh.
-
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Giữ vệ sinh sạch sẽ không trực tiếp làm tăng khả năng miễn dịch nhưng hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động cách hiệu quả hơn. Bởi vì vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như: uốn ván, sốt thương hàn, tả, lao… mà nếu hệ thống miễn dịch không tốt thì có thể dễ dàng nhiễm bệnh. Đặc biệt con trẻ thường tò mò và hiếu động khi tiếp xúc với môi trường xung quanh nhưng không biết đó là môi trường bẩn chứa mầm bệnh.
Vì thế, cần có thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ như rửa tay trước khi ăn, giữ vệ sinh cá nhân khi ở trường, hạn chế ăn đồ ăn vặt ngoài vỉa hè… Ngoài ra, mẹ cũng chú ý vệ sinh sạch sẽ nơi ở của gia đình để hạn chế các mầm bệnh có cơ hội sinh trưởng và phát triển ngay trong nhà, để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cả nhà mình!
-
Giải toả stress
Stress nghĩa là tình trạng căng thẳng về tâm lý có tác động tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần và thể chất của con người. Tình trạng stress kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hoá liquid, làm tăng cholesterol trong máu. Căng thẳng làm tiết các chất như adrenalin, gây co mạch máu dẫn đến thiếu oxy ở tim mạch và gây tình trạng rối loạn hoormon làm mất cân bằng và giảm khả năng hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Vậy nên, việc có tinh thần “khoẻ mạnh” sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ít mắc các bệnh thường gặp như cảm cúm hay các căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiêu hoá, thần kinh…Đối với người lớn, có rất nhiều cách để giải toả stress như ngồi thiền, không sử dụng cách chất kích thích như rượu bia, tập suy nghĩ tích cực, giữ gìn tốt mối quan hệ với những người xung quanh…Còn đối với các bé, mẹ nhớ thường xuyên chơi và trò chuyện với con, ngày nghỉ cũng với cả gia đình, bạn bè và con, cùng con nuôi và chăm sóc thú cưng…Các cách đơn giản vậy thôi nhưng lại hiệu quả bất ngờ để cả nhà mình tăng sức đề kháng đấy!