Top 8 Chính trị gia quyền lực nhất thế giới xuất thân từ trường Luật

  1. Top 1 Hillary Clinton
  2. Top 2 Ruth Joan Bader Ginsburg
  3. Top 3 Tập Cận Bình
  4. Top 4 Marine Le Pen
  5. Top 5 Barack Obama
  6. Top 6 Mitch Mcconnell
  7. Top 7 Samantha Power
  8. Top 8 Vladimirovich Putin

Top 8 Chính trị gia quyền lực nhất thế giới xuất thân từ trường Luật

Dương Thị Khánh Ly 1996 0 Báo lỗi

Chính trị gia là người xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách tăng trưởng của cơ quan, tổ chức chính trị, lãnh đạo, quản lí, đơn vị thực hiện đường lối, ... xem thêm...

  1. Top 1

    Hillary Clinton

    Hillary Diane Rodham Clinton sinh ngày 26 tháng 10 năm 1947, là một chính trị gia, nhà ngoại giao, luật sư, nhà văn và diễn giả người Mỹ. Bà đã từng phục vụ trong nội các của Tổng thống Barack Obama với chức vụ Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 67 từ ngày 21 tháng 1 năm 2009 đến ngày 1 tháng 2 năm 2013. Bà từng là thượng nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang New York từ ngày 3 tháng 1 năm 2001 đến ngày 21 tháng 1 năm 2009. Bà cũng từng là Đệ nhất Phu nhân của Hoa Kỳ trong thời gian Bill Clinton làm Tổng thống từ năm 1993 đến năm 2001 và Đệ Nhất Phu nhân bang Arkansas trong thời gian Bill Clinton làm thống đốc bang từ năm 1979 đến năm 1981 và từ năm 1983 đến năm 1992. Năm 2016, bà là nữ ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đại diện cho một đảng lớn - Đảng Dân chủ, nhưng bà đã thất bại trước ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump.

    Sinh ra tại Chicago và lớn lên tại một thị trấn ngoại ô Park Ridge, Illinois, Clinton học tại trường Cao đẳng Wellesley, tốt nghiệp năm 1969 và giành được bằng Tiến sĩ Luật của trường đại học Yale năm 1973. Sau khi làm tư vấn pháp luật của Quốc hội, bà chuyển đến Arkansas, kết hôn với Bill Clinton năm 1975. Năm 1977, bà đồng sáng lập ra Tổ chức Những người ủng hộ Trẻ em và Gia đình bang Arkansas. Bà được bổ nhiệm là chủ tịch nữ giới đầu tiên của Công ty Dịch vụ Pháp lý năm 1978, và trong năm tiếp theo, bà trở thành đối tác với Công ty Luật Rose. Với tư cách là Đệ Nhất Phu nhân bang Arkansas, bà đã dẫn dắt một lực lượng đặc biệt có kiến nghị giúp đỡ cải cách các trường công của bang Arkansas, và đã phục vụ một vài ban lãnh đạo. Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton đã từng tốt nghiệp tại trường đại học Yale. Từ nhỏ, bà đã là một nữ sinh xuất sắc và thông minh, đạt được những thành tích ngoại hạng trong học tập. Bà từng là một đối thủ đáng gờm và là một trợ thủ đắc lực cho Tổng thống Obama, từng giữ vị trí quan trọng ở nước Mỹ như Bộ trưởng bộ ngoại giao, Thượng nghị sĩ quốc hội Hoa Kỳ... và là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trên vũ đài chính trị thế giới.

    Hillary Clinton
    Hillary Clinton
    Hillary Clinton
    Hillary Clinton

  2. Top 2

    Ruth Joan Bader Ginsburg

    Ruth Bader Ginsburg sinh 15 tháng 3 năm 1933 - 18 tháng 9 năm 2020 là thẩm phán của Tòa án tối cao nước Mỹ. Ginsburg được tổng thống Bill Clinton chỉ định và tuyên thệ nhậm chức vào ngày 10 tháng 8 năm 1993. Sau Sandra Day O'Connor, bà là nữ thẩm phán thứ 2 được xác nhận làm trong tòa án. Bà là một trong số bốn nữ thẩm phán, cùng với Sandra Day O'Connor, Sonia Sotomayor và Elena Kagan, đã và đang phục vụ cho Tòa án tối cao. Trước khi Sotomayor gia nhập tòa án và sau khi O'Connor's về hưu, Ginsburg là người phụ nữ duy nhất phục vụ cho Tòa án Tối cao. Trong khoảng thời gian trên, Ginsburg đã trở nên gay gắt hơn với định kiến về nữ quyền và bình đẳng giới của mình. Bà được xem là thuộc về phe chủ nghĩa tự do của tòa án. Ginsburg đã đề xuất nhiều ý kiến đáng chú ý, như trong các vụ kiện United States v. Virginia, Olmstead v. L.C và Friends of the Earth Inc. v. Laidlaw Environmental Services, Inc.

    Ginsburg
    sinh ra tại Brooklyn, New York, trong gia đình Nga Do Thái. Chị gái qua đời khi bà còn nhỏ, mẹ bà cũng mất không bao lâu sau khi bà tốt nghiệp phổ thông. Bà nhận bằng cử nhân ở trường Đại Học Cornell và làm mẹ trước khi bắt đầu khóa học luật tại trường Harvard. Bà là một trong số ít phụ nữ học chuyên ngành luật tại Harvard. Ginsburg đã học tại Trường Luật Columbia và tốt nghiệp đồng hạng nhất tại trường. Bà được Tổng thống Bill Clinton bổ nhiệm giữ chức Chánh án tòa án tối cao Mỹ vào năm 1993. Bà là người phụ nữ thứ 2 trong lịch sử của nước Mỹ được giữ vị trí này. Trước đây, bà đã tốt nghiệp Đại học luật Harvard và lọt top 9 nữ sinh xuất sắc nhất trường và bà đã có những đóng góp rất lớn trong phong trào nữ quyền.

    Ruth Joan Bader Ginsburg
    Ruth Joan Bader Ginsburg
    Ruth Joan Bader Ginsburg
    Ruth Joan Bader Ginsburg
  3. Top 3

    Tập Cận Bình

    Tập Cận Bình sinh ngày 15 tháng 6 năm 1953 là một chính trị gia người Trung Quốc. Ông hiện đang là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Tập là nhà lãnh đạo tối cao, quan chức cấp cao nhất ở Trung Quốc từ năm 2012 và ông chính thức nhận được danh hiệu "nhà lãnh đạo hạt nhân" từ Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2016. Tập cũng là một thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, 18, 19 từ năm 2007. Là con trai của Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc kỳ cựu Tập Trọng Huân, ông tới trại lao động vùng nông thôn huyện Diên Xuyên ở tuổi thiếu niên sau khi cha của ông bị thanh lọc trong thời kỳ Đại Cách mạng văn hóa vô sản và đã sống trong một hang động ở vùng nông thôn của làng Lương Gia Hà, nơi ông làm việc cho một bí thư đảng ủy. Sau khi học xong chương trình tại Đại học Thanh Hoa với tư cách là "Công nông binh học viên", Tập đã thăng tiến cấp bậc chính trị ở những tỉnh ven biển Trung Quốc. Ông là người đứng đầu tỉnh Phúc Kiến từ 1999 đến 2002. Ông cũng đứng đầu, sau là Bí thư đảng ủy của tỉnh Chiết Giang bên cạnh từ 2002 tới 2007. Sau vụ cách chức bí thư đảng ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ, Tập đã được chuyển tới để thay thế ông này trong một nhiệm kỳ ngắn năm 2007.


    Ông gia nhập Ban thường vụ Bộ chính trị và Bí thư trung ương trong tháng 10 năm 2007, dành 5 năm tiếp theo như là nhân vật kế tục chắc chắn của chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Tập Cận Bình là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ 2008 đến 2013 và Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương từ 2010 đến 2012. Tập Cận Bình là thế hệ tổng bí thư đầu tiên được sinh ra sau sự thành lập của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Kể từ khi lên nắm quyền lực, Tập đã đưa ra những biện pháp mạnh để buộc đảng kỉ luật và để bảo đảm thống nhất nội bộ. Những chiến dịch chống tham nhũng của ông đã dẫn tới sự suy sụp của những người đương chức và đã nghỉ hưu của Đảng cộng sản, bao gồm những thành viên của Ủy ban thường trực Bộ chính trị. Ông là Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản của Trung Quốc khóa, Chủ tịch quân ủy trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và là nhân vật số một trong Ban thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc - cơ quan quyền lực cao nhất của nước này. Ông chính là con trai của Cựu phó thủ tướng Trung Quốc là Tập Trọng Huân. Ông tốt nghiệp Đại học luật Thanh Hoa và lấy bằng tiến sĩ luật ở đây.

    Tập Cận Bình
    Tập Cận Bình
    Tập Cận Bình
    Tập Cận Bình
  4. Top 4

    Marine Le Pen

    Marine Le Pen sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968, là một chính trị gia Pháp. Bà là con gái út của Jean-Marie Le Pen. Bà là luật sư từ năm 1992 đến năm 1998, trở thành nghị sĩ Nghị viện châu Âu kể từ năm 2004, chủ tịch Mặt trận Quốc gia kể từ 16 tháng 1 năm 2011. Le Pen gia nhập Mặt trận Quốc gia năm 1986 và được bầu làm ủy viên hội đồng khu vực (1998 - nay), thành viên của Nghị viện Châu Âu và ủy viên hội đồng thành phố Hénin-Beaumont (2008 - 2011). Bà giành được vị trí lãnh đạo của Mặt trận Quốc gia năm 2011 với 67,65% (11,546 phiếu bầu) bỏ phiếu, đánh bại Bruno Gollnisch và kế nhiệm cha bà, người đã từng là chủ tịch đảng kể từ khi ông thành lập vào năm 1972. Năm 2012, bà về vị trí thứ ba trong cuộc bầu cử tổng thống với 17,90% phiếu bầu, sau François Hollande và Nicolas Sarkozy. Bà bắt đầu cuộc chạy đua lần thứ hai vào vị trí tổng thống diễn ra vào tháng 4 năm 2017. Đứng thứ hai trong vòng bầu cử đầu tiên, bà Le Pen sẽ phải đối mặt với ứng cử viên Emmanuel Macron của đảng En Marche ở vòng hai vào ngày 7 tháng 5 năm 2017.

    Được mô tả là có tính dân chủ và cộng hòa hơn cha mình, bà Le Pen đã dẫn dắt một phong trào nhằm "giải độc" và cải thiện hình ảnh của đảng Mặt trận Quốc gia, thông qua việc thay thế các vị trí và xây dựng lại đội ngũ, đồng thời trục xuất các thành viên gây tranh cãi do bị cáo buộc là phân biệt chủng tộc, bài Do Thái, hay ủng hộ phát xít. Bà đã trục xuất cha khỏi đảng vào ngày 20 tháng 8 năm 2015 sau khi ông đưa ra các tuyên bố gây tranh cãi mới. Bà cũng đã nới lỏng một số chức vụ chính trị của đảng, vận động thành lập các đoàn thể dân sự cho các cặp đồng tính, trái ngược với sự phản đối trước đó của đảng đối với việc thừa nhận hợp pháp quan hệ tình dục đồng giới, chấp nhận phá thai vô điều kiện và hủy bỏ án tử hình khỏi nền tảng pháp lý của bà Le Pen được xếp hạng trong số những người có ảnh hưởng nhất vào năm 2011 và 2015 vào trong danh sách 100 của tạp chí Time. Vào năm 2016, bà được tạp chí Politico đánh giá là nghị sĩ có ảnh hưởng thứ hai trong Nghị viện Châu Âu, ngay sau Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz. Marine Le Pen chính là một chính trị gia người Pháp. Bà đã từng là luật sư từ năm 1992 đến năm 1998 và trở thành Nghị sĩ Nghị Viện Châu Âu kể từ năm 2004, Chủ tịch Mặt trận quốc gia từ năm 2011. Bà đã tốt nghiệp thạc sĩ cao cấp Luật tại Đại học Panthéon - Assas của Pháp.

    Marine Le Pen
    Marine Le Pen
    Marine Le Pen
    Marine Le Pen
  5. Top 5

    Barack Obama

    Barack Hussein Obama sinh ngày 4 tháng 8 năm 1961, là một chính trị gia và luật sư người Mỹ, tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2017. Lớn lên ở Honolulu, Hawaii, cá nhân ông thừa hưởng những nền văn hoá Phi-Âu-Á-Mỹ của thế giới từ thuở thiếu thời, Obama tốt nghiệp Viện Đại học Columbia và Trường Luật Viện Đại học Harvard, nơi ông từng là chủ tịch Harvard Law Review. Obama có thiên hướng hoạt động vì cộng đồng từ thời thanh niên và hoạt động cộng đồng tại Chicago trước khi nhận văn bằng luật, rồi làm luật sư về dân quyền và dạy luật hiến pháp tại Trường Luật Viện Đại học Chicago từ năm 1992 đến 2004. Ông phục vụ ba nhiệm kỳ đại diện cho Hạt 13 tại Thượng viện Tiểu bang Illinois từ năm 1997 đến 2004. Năm 2000, ông ứng cử vào Viện Dân biểu Hoa Kỳ nhưng thất bại. Năm 2004, Obama gây tiếng vang toàn quốc khi đọc bài diễn văn then chốt tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ vào tháng 7, sau đó vào tháng 11, ông đắc cử vào Thượng viện Hoa Kỳ. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống khởi đầu từ năm 2007, đến năm 2008, Obama thắng sít sao Hillary Clinton để nhận sự đề cử của Đảng Dân chủ. Ông đánh bại ứng cử viên Cộng hòa John McCain trong cuộc tổng tuyển cử và tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ ngày 20 tháng 1 năm 2009. Chín tháng sau, Obama được trao giải Nobel Hòa bình.


    Hai năm sau khi tốt nghiệp, Obama trở thành giám đốc Đề án Phát triển Cộng đồng, một tổ chức liên kết với giáo hội bao gồm 8 giáo xứ Công giáo tại Roseland, West Pullman và Riverdale thuộc khu South Side, Chicago, và hoạt động trong khu vực này như là một nhà tổ chức cộng đồng từ tháng 6 năm 1985 đến tháng 5 năm 1988. Ông giúp thiết lập một chương trình huấn nghiệp, một chương trình dự bị đại học và một tổ chức bảo vệ quyền lợi người thuê nhà thuộc đề án Algeld Gardens. Obama cũng đảm nhận chức trách tư vấn viên và hướng dẫn viên cho Tổ chức Gamaliel, một học viện về tổ chức cộng đồng. Đến giữa năm 1988, lần đầu tiên ông đến châu Âu, lưu lại đây ba tuần, rồi đến ở Kenya trong năm tuần để gặp gỡ nhiều thân nhân bên họ nội, đây là lần đầu tiên họ gặp nhau. Năm 1992, Obama trở lại Kenya với hôn thê, Michelle và em gái Auma, rồi đến Kenya lần thứ ba vào tháng 8 năm 2006 để thăm nơi sinh trưởng của cha, một ngôi làng gần Kisumu, phía tây Kenya. Cuối năm 1988, Obama vào Trường Luật Harvard, rồi được chọn làm biên tập viên cho tờ Harvard Law Review vào cuối năm thứ nhất và chủ tịch của tờ tạp chí vào năm học thứ hai. Vào những dịp hè, ông trở về Chicago, làm việc tại công ty luật Sidley Austin năm 1989 và Hopkins & Sutter năm 1990.

    Barack Obama
    Barack Obama
    Barack Obama
    Barack Obama
  6. Top 6

    Mitch Mcconnell

    Mitch Mcconnell là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ của bang Kentucky. Ông tốt nghiệp trường luật của Đại học Kentucky và giữ vị trí Chủ tịch hiệp hội sinh viên luật của Luật sư đoàn bang này. Ông bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình từ việc thực tập và sau đó là vị trí trợ lý của những nghị sĩ Mỹ. Addison Mitchell McConnell III sinh ngày 20 tháng 2 năm 1942, là một chính trị gia người Mỹ. Là thành viên của Đảng Cộng hòa, ông từng là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cấp cao từ Kentucky từ năm 1985 và là Lãnh đạo thiểu số Thượng viện từ năm 2021. Trước đó, ông từng là Lãnh đạo Đa số Thượng viện từ năm 2015 đến năm 2021 và là Lãnh đạo phe thiểu số từ năm 2007 đến năm 2015. Anh ta đã kết hôn với cựu bộ trưởng giao thông vận tải và cựu bộ trưởng lao động Elaine Chao. McConnell lần đầu tiên được bầu vào Thượng viện Hoa Kỳ vào năm 1984 và là người Kentuckian thứ hai giữ chức vụ lãnh đạo đảng tại Thượng viện. Trong các chu kỳ bầu cử năm 1998 và 2000, ông là chủ tịch Ủy ban Thượng nghị viện Đảng Cộng hòa Quốc gia. Ông được bầu là Majority Whip tại Đại hội lần thứ 108 và tái đắc cử chức vụ này vào năm 2004. Tháng 11 năm 2006, ông được bầu làm Lãnh đạo thiểu số Thượng viện - chức vụ mà ông giữ cho đến khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Thượng viện vào năm 2015.

    McConnell
    giữ các quan điểm chính trị bảo thủ, mặc dù ông được biết đến như một người thực dụng và một đảng Cộng hòa ôn hòa trong sự nghiệp chính trị của mình. Ông đã dẫn đầu phản đối các luật tài chính chiến dịch chặt chẽ hơn, đỉnh điểm là phán quyết của Tòa án Tối cao Citizens United kiện FEC đã lật ngược một phần Đạo luật Cải cách Chiến dịch lưỡng đảng vào năm 2010. McConnell đã làm việc để ngăn chặn sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa đối với các sáng kiến lớn của tổng thống dưới thời chính quyền Obama, đã thường xuyên sử dụng lỗi này và chặn nhiều ứng cử viên tư pháp của Tổng thống Barack Obama, bao gồm Người được đề cử của Tòa án Tối cao Merrick Garland. Trong chính quyền Trump, phe Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện dưới sự lãnh đạo của ông đã xác nhận số lượng kỷ lục các thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang trong hai năm đầu của tổng thống và giành chiến thắng trong các cuộc đấu tranh xác nhận với Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh và Amy Coney Barrett cho Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Trong khi ủng hộ nhiều chính sách của Trump, McConnell đã chỉ trích những nỗ lực của Trump nhằm lật ngược cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 và mặc dù đã bỏ phiếu trắng án trong phiên tòa luận tội lần thứ hai của Trump về những lý do liên quan đến tính hợp hiến của việc luận tội một cựu tổng thống, được coi là ông ta "chịu trách nhiệm về mặt thực tế và đạo đức" đối với cuộc tấn công vào Điện Capitol năm 2021 của Hoa Kỳ.

    Mitch Mcconnell
    Mitch Mcconnell
    Mitch Mcconnell
    Mitch Mcconnell
  7. Top 7

    Samantha Power

    Samantha Power là một nhà ngoại giao Mỹ gốc Ailen và hiện đang là Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Bà từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như cố vấn cao cấp cho Thượng nghị sĩ Obama năm 2008, trợ lý đặc biệt của Tổng thống Obama. Bà từng tốt nghiệp Đại học luật Harvard. Samantha Jane điện sinh ngày 21 tháng 9 1970, là một người Mỹ học, nhà ngoại giao và chính phủ chính thức những người hiện đang phục vụ như quản trị của Cơ quan Hoa Kỳ cho phát triển quốc tế. Trước đây bà từng là Đại sứ Hoa Kỳ thứ 28 tại Liên Hợp Quốc từ năm 2013 đến năm 2017. Power là thành viên của Đảng Dân chủ. Power bắt đầu sự nghiệp của bà với tư cách là một phóng viên chiến trường đưa tin về các cuộc Chiến tranh Nam Tư trước khi dấn thân vào sự nghiệp học tập. Năm 1998, bà trở thành Giám đốc Điều hành Sáng lập của Trung tâm Carr về Chính sách Nhân quyền tại Trường Harvard Kennedy, nơi bà phục vụ Giáo sư Anna Lindh đầu tiên về Thực hành Lãnh đạo Toàn cầu và Chính sách Công cho đến năm 2009. Bà là cố vấn cấp cao của Thượng nghị sĩ Barack Obama cho đến tháng 3 năm 2008, khi bà từ chức chiến dịch tranh cử tổng thống của ông sau khi xin lỗi vì đã coi Thượng nghị sĩ Hillary Clinton khi đó là "một con quái vật" trong một cuộc phỏng vấn, vì nghĩ rằng bà đã không thành công.

    Samantha Power
    tham gia nhóm chuyển tiếp của Bộ Ngoại giao Obama vào cuối tháng 11 năm 2008. Bà từng là Trợ lý đặc biệt cho Tổng thống và Giám đốc Cấp cao về Các vấn đề Đa phương và Nhân quyền của Hội đồng An ninh Quốc gia từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 2 năm 2013. Vào tháng 4 năm 2012, Obama đã chọn cô làm chủ tịch một Ban Phòng chống Tội ác mới được thành lập. Với tư cách là đại sứ Liên hợp quốc, văn phòng của Power tập trung vào các vấn đề như cải cách Liên hợp quốc, quyền phụ nữ và quyền LGBT, tự do tôn giáo và tôn giáo thiểu số, người tị nạn, buôn người, nhân quyền và dân chủ, bao gồm ở Trung Đông và Bắc Phi, Sudan và Myanmar. Bà được coi là nhân vật chủ chốt trong chính quyền Obama trong việc thuyết phục tổng thống can thiệp quân sự vào Libya. Năm 2016, bà được Forbes xếp vào danh sách người phụ nữ quyền lực thứ 41 trên thế giới. Quyền lực là một chủ đề của bộ phim tài liệu Watchers of the Sky năm 2014, giải thích sự đóng góp của một số người đáng chú ý, bao gồm cả Quyền lực, cho sự nghiệp ngăn chặn nạn diệt chủng. Bà đã giành được giải thưởng Pulitzer vào năm 2003 cho cuốn sách A Problem from Hell: America and the Age of Genocide, một nghiên cứu về phản ứng của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nạn diệt chủng. Bà cũng đã được trao Huân chương Xuất sắc Barnard năm 2015 và Giải thưởng Henry A. Kissinger năm 2016.

    Samantha Power
    Samantha Power
    Samantha Power
    Samantha Power
  8. Top 8

    Vladimirovich Putin

    Vladimirovich Putin sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952, là một nhà chính trị gia người Nga và là cựu Thủ tướng của Liên bang Nga, là Tổng thống thứ hai của Nga từ 7 tháng 5 năm 2000 cho đến 7 tháng 5 năm 2008, là Tổng thống thứ tư của Nga từ 7 tháng 5 năm 2012. Ông đảm nhiệm chức vụ này thể theo hiến pháp từ ngày 31 tháng 12 năm 1999 sau khi nguyên tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin từ chức. Yeltsin đã chọn Putin làm thủ tướng thay thế cho Sergei Stepashin vào tháng 8 năm 1999. Putin nhanh chóng được biết đến ở Nga nhờ cuộc xung đột Nga - Chechnya tháng 9 năm 1999 để trả đũa lại Chiến tranh tại Dagestan và Vụ ném bom nhà ở của người Nga. Sau khi các đảng phái thân Putin giành được sự ủng hộ vững chắc trong bầu cử nghị viện 1999, Yeltsin từ chức, Putin trở thành tổng thống lâm thời. Trong cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2000, ông đứng đầu trong mười ứng cử viên và trở thành tổng thống thứ hai của Liên bang Nga thời kỳ hậu Xô viết. Do giới hạn hiến pháp, Putin không thể kéo dài thời gian lãnh đạo sang nhiệm kỳ thứ 3. Sau sự thành công của người kế nhiệm của ông, Dmitry Medvedev, trong cuộc Bầu cử tổng thống Nga, 2008, ông được Medvedev đề cử vào chiếc ghế Thủ tướng Nga và chính thức nhậm chức vào ngày 8 tháng 5 năm 2008. Năm 2012, ông tiếp tục tranh cử Tổng thống và đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 với 63% số phiếu cử tri. Năm 2018, Putin giành được 77% phiếu bầu tổng thống vào kỳ bầu cử tháng 3 năm 2018 và tiếp tục làm Tổng thống Nga trong nhiệm kỳ sáu năm sẽ kết thúc vào năm 2024.


    Putin là nhà lãnh đạo Nga giành được sự ủng hộ lớn nhất của người dân kể từ sau sự tan rã của Liên Xô. Putin được những người ủng hộ ông khen ngợi vì đã phục hồi sức mạnh của nước Nga sau những năm cầm quyền hỗn loạn của Boris Yeltsin. Trong tám năm cầm quyền, nền kinh tế đã ra khỏi cơn khủng hoảng với GDP tăng gấp sáu lần (72% PPP). Ông cũng phản bác nhiều vụ tuyên truyền chống nước Nga và loại bỏ những đầu sỏ tài phiệt từng lũng đoạn chính trường Nga trong thập niên 1990. Trong khi đó, những người phản đối Putin mô tả ông là một nhà độc tài, lạm dụng quyền lực. Một số nhà hoạt động, các tổ chức nhân quyền và một số nhà bình luận phương Tây đã "bày tỏ lo ngại" về tình trạng dân chủ, tự do báo chí và nhân quyền tại Nga, họ cáo buộc Putin đã "vi phạm nhân quyền", đàn áp các cuộc phản đối dân sự cũng như ra lệnh ám sát các đối thủ chính trị của ông. Putin đã bác bỏ các cáo buộc nói trên, ông cũng cho rằng nước phương Tây đang tỏ ra "đạo đức giả" khi họ luôn thuyết giảng nước Nga về dân chủ, nhân quyền nhưng lại liên tục "bất chấp luật pháp quốc tế" và "đem quân xâm lược các nước khác". Các quan chức của chính phủ Hoa Kỳ buộc tội ông đưa ra một chương trình can thiệp chống lại Hillary Clinton và ủng hộ Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, điều mà Putin đã thường xuyên phủ nhận. Năm 2007, ông Putin được tạp chí Time chọn làm Nhân vật của năm. Năm 2015, Putin đứng đầu trong danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới cũng của tạp chí này. Tạp chí Forbes đã bầu chọn Putin là người quyền lực nhất thế giới trong 4 năm liên tiếp kể từ năm 2013 đến năm 2016, với bình luận rằng “Putin vẫn tiếp tục chứng tỏ ông là một trong số rất ít những người đàn ông trên toàn cầu đủ quyền lực để làm những điều mà ông muốn mà không gặp trở ngại gì, không bị ràng buộc bởi dư luận thế giới trong việc theo đuổi những mục đích riêng".

    Vladimirovich Putin
    Vladimirovich Putin
    Vladimirovich Putin
    Vladimirovich Putin



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy