Top 10 Công dụng từ củ tỏi tươi bạn nên biết
Tỏi là một loại củ được biết đến từ lâu và được dùng làm gia vị cho bữa ăn hàng ngày, không những thế tỏi còn có thể tạo ra các bài thuốc chữa bệnh. Vì vậy, ... xem thêm...tỏi rất tốt cho sức khỏe con người. Các bác sĩ khuyên dùng mỗi ngày nên ăn hai tép tỏi để giữ cho mình sức khỏe tốt và có sức đề kháng tự nhiên. Sau đây, Toplist xin giới thiệu đến bạn đọc 10 công dụng từ củ tỏi tươi.
-
Trị cảm cúm
Bệnh cảm cúm là bệnh mùa đông, nếu không có cách điều trị và để phòng thì có những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng. Biểu hiện bệnh như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, sốt, rét lạnh, ho khan, đau họng, bệnh lan nhanh khắp cơ thể có thể gây đau nhức.
Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm: Thời tiết trong giai đoạn giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, mất đi khả năng chống lại virus cảm cúm dẫn đến dễ mắc bệnh.Vì vậy, luôn biết cách phòng bệnh để tránh bị mắc bệnh, tỏi chính là một trong những bài thuốc để phòng và điều trị cảm cúm. Tỏi là vị thuốc thần kỳ, tỏi có chứa thành phần allicin chống lại virus gây bệnh.
Cách dùng tỏi trị bệnh cảm cúm như sau:
- Lấy tỏi bóc vỏ, đem ngâm với giấm.
- Sau đó ép lấy nước pha với tỉ lệ 1 tỏi 10 nước cho thêm ít muối vào.
- Dùng hỗn hợp này nhỏ vào mũi 3 lần/ngày. Sau vài ngày bệnh cảm cúm sẽ khỏi.
-
Đầy hơi, khó tiêu
Chướng bụng, đầy hơi là những triệu chứng về đường tiêu hóa. Biểu hiện là cảm thấy khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi. Tuy nó không nguy hiểm, nhưng nó mang lại cho người bệnh cảm giác khó chịu.
Nguyên nhân bị đầy hơi, khó tiêu: Do ăn nhiều tinh bột, trong khi đó cơ thể không có đủ men để tiêu hóa hết lượng thức ăn đó hoặc do ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, ăn nhiều chất béo, gia vị, chất kích thích, do vận động của nhu động ruột hay do rối loạn vi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Để giảm chứng đầy hơi, khó tiêu nhanh tại nhà, chúng ta có thể dùng tỏi với cách dùng đơn giản.
Cách dùng tỏi trị đầy hơi, khó tiêu như sau:
Cách 1:
- Tỏi bóc vỏ đem xay mịn.
- Sau đó đem ngâm với rượu trong vòng 20 ngày.
- Uống hỗn hợp này 1 - 2 thìa/ngày.
Cách 2: Nếu bạn nào không uống được rượu thì có thể làm theo cách sau:
- Lấy khoảng 2 - 3 tép tỏi bóc vỏ, đem ép lấy nước.
- Sau đó đem pha loãng với nước ấm.
- Uống sau bữa ăn sẽ giúp giảm chứng đầy hơi, khó tiêu hiệu quả. Kiên trì thực hiện để có kết quả tốt nhất.
-
Trị viêm họng, ho
Viêm họng là tình trạng viêm cấp niêm mạc hầu. Có 3 loại viêm họng: viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét (rất hiếm gặp). Viêm họng thường đi với một trong các triệu chứng như cảm lạnh, đau rát họng, viêm amiđan, nổi hạch ở cổ, đau mình mẩy...
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng, ho, nhưng chủ yếu do virus (80%), một số vi khuẩn hay do thay đổi thời tiết, khói bụi...
Tỏi rất hiệu quả trong trị ho, viêm họng. Cũng giống như tỏi, giấm cũng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên có thể dùng để chữa đau họng. Khi ngâm giấm với tỏi sẽ tăng thêm hiệu quả điều trị.
Cách dùng tỏi trị viêm họng, ho như sau:
- Tỏi bóc vỏ rồi đem ngâm với giấm trong vòng 1 tháng.
- Sau đó, lấy một nhánh tỏi ra thái lát mỏng và đem ngậm trong miệng trong vòng 15 phút mỗi ngày.
Chú ý: không nên dùng tỏi tươi, vì có độ nồng mạnh có thể gây bỏng miệng và làm vết thương trong họng nặng thêm.
-
Trị thấp khớp, đau nhức xương
Bệnh đau khớp là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp làm cho các sụn khớp bị ăn mòn. Bệnh nhân bị đau khớp sẽ cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai… Đôi khi các khớp còn bị sưng, phát ra tiếng kêu, hạn chế khi vận động, nhất là vào buổi sáng.
Nguyên nhân: Bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Những người già, người cao tuổi thường hay mắc chứng bệnh thấp khớp và đau nhức xương do cơ thể yếu và khớp bị tổn thương khi còn trẻ.
Rượu tỏi từ lâu đã được xem là một loại thuốc chữa đau nhức do viêm khớp rất hiệu quả.
Cách dùng tỏi trị thấp khớp, đau nhức xương như sau:
- Tỏi để nguyên vỏ, bổ ra làm hai.
- Ngâm với rượu gạo theo tỉ lệ 100 gram tỏi với 200ml rượu ngâm trong vòng 2 tháng.
- Sau đó, chắt lấy nước đã ngâm đem thoa lên chỗ bị đau nhức, kết hợp với xoa bóp. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
-
Trị tiểu đường
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một trong những 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mỗi ngày ở các quốc gia. Bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa. Ở Việt Nam, số người mắc bệnh tiểu đường nằm trong độ tuổi 30 - 65, thậm chí có bệnh nhân mới 9 - 10 tuổi. Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng rất nghiêm trọng như: đột quỵ, suy thận, hoại tử chi, mù lòa, thần kinh ngoại vi. Bệnh có biểu hiện như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, nhưng sụt cân.
Nguyên nhân: Do ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất béo, cay nóng, ăn nhiều đồ ngọt, do căng thẳng, áp lực, do di truyền...
Đối với bệnh tiểu đường, tỏi có công dụng làm tăng sự phóng thích của insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan, giúp làm giảm lượng đường trong máu và nước tiểu. Công dụng này tương đương với Tolbutamid - một loại thuốc sunfamid dùng trong điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Theo các chuyên gia, nếu sử dụng tỏi thường xuyên, có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cho bệnh nhân mắc bệnh từ 3 – 10 năm rất tốt, cùng kết hợp với một lối sống khoa học.
Cách dùng tỏi trong điều trị tiểu đường như sau:
- Tỏi bóc vỏ, đem ngâm với giấm.
- Sau đó lấy tỏi này ăn khoảng 5 gram/ngày. Kiên trì ăn liên tục trong một tháng thì lượng đường huyết trong máu sẽ giảm đáng kể.
-
Trị cao huyết áp
Huyết áp là bệnh lý thường gặp và có xu hướng tăng theo độ tuổi. Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chuẩn đoán là cao huyết áp. Người bị cao huyết áp thường cảm thấy mệt mỏi, xuất hiện những cơn đau đầu, chảy máu mũi, vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc, tê hoặc ngứa ran ở các chi.
Nguyên nhân: Có 2 nguyên nhân gây tăng huyết áp đó là nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát và nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát.
Tỏi chứa allicin, diallyl disulphide, diallyl trisulphide... Nó cũng giàu chất chống oxy hóa như selen, gecmani, vitamin và khoáng chất. Allicin, thành phần hoạt động có trong tỏi, chủ yếu chịu trách nhiệm hạ huyết áp. Allinase là một loại enzyme được tiết ra khi tỏi được nghiền nát hoặc nhai tỏi sống. Sau đó allinase trải qua một loạt các phản ứng, dẫn đến sự hình thành allicin. Ngay cả tỏi khô cũng sẽ cung cấp cho bạn allicin. Ăn 1-2 tép tỏi hằng ngày là phương pháp đơn giản nhất để giảm huyết áp.
Cách dùng tỏi điều trị cao huyết áp như sau:
- Đem tỏi ngâm với giấm hàng ngày.
- Ăn khoảng 10 gram trong một ngày.
Chú ý: Không ăn tỏi với rượu trong trường hợp này, vì rượu sẽ làm tăng huyết áp.
-
Tỏi ngăn ngừa ung thư
Hiện nay, có gần 8 triệu người chết mỗi năm vì ung thư. Hiện khoa học đã phát hiện ra có 200 loại ung thư khác nhau. Bệnh ung thư bắt đầu phát tác khi trong cơ thể các tế bào liên tục được cơ thể sản sinh mà không thể kiểm soát được, dẫn đến việc hình thành các tế bào mới với nhiều biểu hiện bất thường. Những tế bào bất thường này tạo thành các mảng, các cục lớn và thường được gọi là khối u. Các tế bào này lây lan và xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh.
Nguyên nhân: Do DNA trong các tế bào bị hư hỏng, các chỉ dẫn hoạt động sẽ bị sai lệch. Không thể tự sửa chữa, hay khôi phục được.
Tỏi là một trong những gia vị ngăn ngừa ung thư. Trong tỏi có thành phần allium và chất chống oxi hóa, có tác dụng ngăn ngừa virus, vì vậy sử dụng tỏi thường xuyên giúp ngăn chặn sự hình thành tế bào ung thư, giảm sự hình thành ung thư, vì thế giảm nguy cơ ung thư rất tốt.
Cách dùng tỏi ngăn ngừa ung thư như sau:
- Có nhiều cách để kết hợp tỏi vào chế độ ăn uống, nhưng tốt nhất là ăn sống. Nguyên nhân bởi, allicin rất dễ bay hơi, nấu ăn hoặc nấu vi sóng có thể dẫn đến mất chất của nó, cùng với các chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe khác.
- Để tạo ra một hỗn hợp chống ung thư mạnh mẽ, trộn một ít bông cải xanh sống cùng nước ép tỏi, hành và gừng xay nhuyễn. Bạn cũng có thể tiêu thụ các sản phẩm làm từ tỏi khác như tinh dầu tỏi, bột tỏi, chiết xuất tỏi.
- Nếu không muốn có mùi tỏi ở miệng, bạn có thể uống chất bổ sung tỏi. Tuy nhiên, hàm lượng allicin của các chất bổ sung này có thể khác nhau rất nhiều. Để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời của tỏi, hãy ăn ít nhất một tép tỏi mỗi ngày.
-
Tỏi hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, trong tỏi có tác dụng điều trị ung thư rất hiệu quả, ăn tỏi sẽ giúp tiêu diệt các virus trong ổ bụng và ngăn chặn tình trạng ung thư dạ dày. Biểu hiện bệnh của người bị ung thư dạ dày thường có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, đau tức bụng vùng thượng vị (phía trên rốn), luôn bị ợ chua, tiêu hóa không tốt, xuất huyết đường tiêu hóa, sờ thấy u trước ngực, giảm cân nhanh, người bị mệt mỏi không rõ lý do.
Nguyên nhân: Do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Hp, do di truyền, do hóa chất, do ô nhiễm môi trường hoặc do chế độ ăn uống không hợp vệ sinh.Cách dùng tỏi hổ trợ điều trị ung thư dạ dày như sau:
- Tỏi ép lấy nước kết hợp với quất tươi.
- Uống hỗn hợp trước khi ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê.
-
Tỏi giúp giảm đau và sưng tấy do côn trùng đốt
Khi bị côn trùng cắn chúng ta thường bị cảm giác ngứa và bị đau nhức sưng tấy mẩn đỏ. Các triệu chứng thường sẽ cải thiện trong vòng một vài giờ hoặc vài ngày, mặc dù đôi khi chúng có thể kéo dài lâu hơn một chút.
Nguyên nhân: Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng vết đốt côn trùng, chẳng hạn như: Quần áo màu sẫm tối; Ăn uống bên ngoài; Tiếp xúc với ổ hoặc tổ côn trùng; Nước hoa; Quần áo rộng; Vui chơi giải trí ngoài trời; Làm việc bên ngoài trời.
Tỏi là thực phẩm giúp trị vết côn trùng cắn hiệu quả nhất. Bạn có thể dùng tỏi để làm dịu ngứa và giảm sưng ngay lập tức.
Cách dùng tỏi giúp giảm đau và sưng tấy do côn trùng đốt như sau:
- Thái lát nhỏ các tép tỏi.
- Đắp lên vùng da bị ảnh hưởng trong vài phút.
- Sau đó rửa sạch lại bằng nước.
-
Tỏi dùng làm chất kháng sinh tự nhiên
Tỏi không chỉ dùng làm gia vị cho bữa ăn hằng ngày mà tỏi còn là chất kháng sinh tự nhiên vừa tốt, vừa an toàn cho sức khỏe. Từ xa xưa, con người đã dùng tỏi làm nguyên liệu để tạo ra những bài thuốc chữa trị nhiều loại bệnh rất hiệu nghiệm. Trong tỏi có thành phần kháng sinh mạnh gấp 100 lần so với chất kháng sinh thông thường. Hơn nữa, gia vị này chứa hơn 20 hợp chất phenol, với hàm lượng cao hơn nhiều loại rau thông thường. Ngoài ra, polysacarit tỏi đã được báo cáo gồm 85% fructose, 14% glucose và 1% galactose. Dùng kháng sinh thông thường thì không an toàn bằng dùng tỏi.
Cách dùng:
- Chúng ta có thể dùng tỏi ở dạng tươi hoặc ở dạng ngâm rượu, ngâm giấm. Ở dạng tươi, bạn có thể ăn sống, dùng làm gia vị cho các món ăn, cho nước chấm.
- Liều dùng: 2 – 5g dạng tươi; 0,4 – 1,2g dạng bột khô. Dạng dầu 2 – 5mg; 2.400mg/ngày chiết xuất tỏi lâu năm (chất lỏng).
- Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh 180 mg allicin mỗi ngày giúp phòng ngừa cảm lạnh thông thường. Ít nhất 5,5g Tỏi sống để phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Liều bột Tỏi sử dụng trong các thử nghiệm hạ huyết áp dao động từ 300 – 2.400mg/ngày trong tối đa 24 tuần.
- Một ngày chúng ta nên ăn hai tép tỏi là tốt cho sức khỏe.