Nghịch lý ông nội
Vào năm 1943, nhà bác học René Barjavel đã lần đầu công bố nghịch lý nổi tiếng nhất về du hành thời gian trong cuốn sách Le Voyageur Imprudent (Nhà du hành khinh suất) của mình, đó chính là "Nghịch lý ông nội".
Nghịch lý ông nội được miêu tả như sau: Giả sử có một người ở tương lai, du hành thời gian trở lại quá khứ để giết ông nội trước khi ông nội cưới bà nội. Nếu như ông nội chết, người bố sẽ không được sinh ra, và vì người bố không được sinh ra, người cháu nội ở tương lai cũng không tồn tại. Khi này sẽ xảy ra nghịch lý: Nếu người cháu nội ở tương lai không tồn tại, thì không có ai quay về quá khứ giết ông nội cả. Và vì thế ông nội lại sống và cưới bà nội, người bố lại được sinh ra, và người cháu nội ở tương lai lại tồn tại. Người cháu lại quay trở về quá khứ...
Đây là nghịch lý nổi tiếng nhất về du hành thời gian, khiến cho các nhà khoa học phải điên đầu vì không biết thực sự tính đúng sai của nó ra sao bởi chưa có ai có thể quay trở về quá khứ để kiểm chứng cả.
Nghịch lý ông nội được miêu tả như sau: Giả sử có một người ở tương lai, du hành thời gian trở lại quá khứ để giết ông nội trước khi ông nội cưới bà nội. Nếu như ông nội chết, người bố sẽ không được sinh ra, và vì người bố không được sinh ra, người cháu nội ở tương lai cũng không tồn tại. Khi này sẽ xảy ra nghịch lý: Nếu người cháu nội ở tương lai không tồn tại, thì không có ai quay về quá khứ giết ông nội cả. Và vì thế ông nội lại sống và cưới bà nội, người bố lại được sinh ra, và người cháu nội ở tương lai lại tồn tại. Người cháu lại quay trở về quá khứ...
Đây là nghịch lý nổi tiếng nhất về du hành thời gian, khiến cho các nhà khoa học phải điên đầu vì không biết thực sự tính đúng sai của nó ra sao bởi chưa có ai có thể quay trở về quá khứ để kiểm chứng cả.