Top 10 Nhà thờ đẹp nhất ở miền Bắc

Vũ Việt 11687 0 Báo lỗi

Là một đất nước đa văn hóa, đa tôn giáo, ở Việt Nam không chỉ có những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng hàng trăm năm tuổi mà còn có cả rất nhiều nhà thờ cổ với ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nhà thờ Lớn - Hà Nội

    Đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Nhà thờ này được xây dựng từ năm 1884 - 1888, chủ yếu là bằng gạch đất nung, được khánh thành vào dịp lễ Giáng sinh năm 1887, với chiều dài khoảng 64.5m, rộng 20.5m cùng 2 tháp chuông cao 31.5m.


    Nhà thờ Lớn được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Pari với những vòm uốn cong rộng, hướng lên bầu trời. Khu cung thánh trang trí theo nghệ thuật dân gian, chạm trổ sơn son thiếp vàng rất độc đáo. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên trời.


    Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique, kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hòa tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo. Hiện nay Nhà thờ tọa lạc ở số 40, phố Nhà Chung, quận Hoàn kiếm, Hà Nội.

    Nhà thờ Lớn
    Nhà thờ Lớn
    Cung thánh Nhà thờ Lớn
    Cung thánh Nhà thờ Lớn

  2. Top 2

    Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình

    Nhà thờ nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, Ninh Bình, cách Hà nội khoảng 120km về hướng Nam. Đây được coi là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm.

    Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ, mô phỏng theo kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Nhà thờ đá Phát Diệm được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Việt Nam, được khởi công từ năm 1875 và đến năm 1898 thì hoàn thành. Giáng sinh được tổ chức rất long trọng tại nơi đây, đêm Giáng Sinh diễn ra dưới thời tiết lạnh giá, Tòa Giám mục Phát Diệm lung linh với ánh đèn màu rực rỡ. Hệ thống hang đá, và không gian trong nhà thờ được trang trí tráng lệ độc đáo đầy đủ mọi sắc màu.


    Nhà thờ Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), nhà thờ duy nhất cho tới nay là di tích quốc gia, một trong “tứ đại vương cung thánh đường” ở Việt Nam. Nhìn bề ngoài, các công trình này giống với nhiều nhà thờ từ thế kỷ XIX nằm ở các thị trấn nhỏ và khu vực nông thôn của Pháp. Nhưng ở Việt Nam, những nhà thờ này thường mềm mại, tươi vui hơn so với những “người anh em” bên Pháp. Những công trình này thường được kết hợp với các kỹ thuật và trang trí truyền thống Việt Nam, gợi những hình ảnh gần gũi với kiến trúc đền, chùa.

    Nhà thờ đá Phát Diệm
    Nhà thờ đá Phát Diệm
    Giáng Sinh tại nhà thờ Phát Diệm
    Giáng Sinh tại nhà thờ Phát Diệm
  3. Top 3

    Nhà thờ đá - Sa Pa (Lào Cai)

    Sapa địa điểm chứa bao nhiêu điều kì diệu của cảnh sắc thiên nhiên, con người và cũng là địa điểm có nhiều những danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều du khách. Trong số những danh lam đó, nhà thờ đá Sapa được coi là biểu tượng và là địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn ở nơi đây. Nhà thờ này cũng là nơi sinh hoạt tôn giáo chính của các giáo dân SaPa. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1895. Hình dạng và kiến trúc của nhà thờ được xây dựng theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã, mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn đều là hình chóp tạo nên sự lôi quấn và thanh thoát.


    Nhà Thờ Đá tọa lạc vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng trên một diện tích 6000m vuông. Trong đó có khu nhà thờ gồm 7 gian, mỗi gian rộng 500m vuông, tháp chuông cao 20m, bên trong là quả chuông cao 1,5m, nặng nửa tấn. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo, liên kết các khối đá là hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Điểm hấp dẫn nhất của nhà thờ này là lối kiến trúc nhà thờ được thiết kế theo kiểu Gotic La Mã cổ, thể hiện rõ nét nhất là ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn,…đều hình chóp tạo cho công trình sự bay bổng, thanh thoát. Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500 m2, phần tháp chuông cao hơn 20m, trong tháp có quả chuông cao 1.5m được đúc năm 1932 nặng hơn 500 kg, tiếng chuông vang trong bán kính gần một cây số.


    Nhà thờ nằm ở trung tâm thị trấn Sa Pa, đứng ở bốn phía đều có thể quan sát được. Đây là một trong những nơi thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Từ xưa đến nay nhà thờ đá Sapa là địa điểm hoạt động văn hóa truyền thống của bà con dân tộc nơi đây. Nếu đến đây vào thứ 7 hàng tuần bạn có thể được chứng kiến tận mắt nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số mà du khách quen gọi với cái tên “chợ tình”. Cùng với đó là hoạt động cầu nguyện diễn ra vào các ngày cuối tuần với những bài hát thánh ca bằng tiếng H’mông của các em thiếu nhi.

    Nhà thờ đá Sa pa
    Nhà thờ đá Sa pa
    Bên trong nhà thờ đá ở Sa Pa
    Bên trong nhà thờ đá ở Sa Pa
  4. Top 4

    Nhà thờ Phú Nhai - Nam Định

    Nhà thờ Phú Nhai là nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Giáo phận Bùi Chu, Việt Nam. Nhà thờ Phú Nhai nằm ở trung tâm của xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1 km. Đây là một trong những ngôi nhà thờ có diện tích rộng lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ gốc có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic kiểu Pháp.


    Nhà thờ có kích thước: Dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét. Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng là: 2.000 kg - 1.200 kg - 600 kg và 100 kg. Mặt tiền nhà thờ từ ngoài vào, bên phải có tượng đài Thánh Đaminh cao 17m, riêng phần tượng cao 2,3m. Bên trái có Lăng lưu trữ hài cốt của 83 người tử đạo thuộc họ đạo xứ Phú Nhai cao 15m. Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá. Khi khách tham quan đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai sẽ được chiêm ngưỡng được toàn cảnh của Huyện Xuân Trường. Năm 2008 Đền thánh Phú Nhai được nâng lên thành Tiểu Vương cung Thánh đường.

    Nhà thờ Phú Nhai
    Nhà thờ Phú Nhai
    Bên trong Nhà thờ Phú Nhai
    Bên trong Nhà thờ Phú Nhai
  5. Top 5

    Nhà thờ Sở Kiện - Hà Nam

    Nhà thờ thuộc tổng giáo phận Hà Nội. Là một trong những nhà thờ cổ kính tráng lệ nhất. Vương cung thánh đường Sở Kiện, còn được gọi là Nhà thờ Kẻ Sở (Dôme de Sở Kiện) là một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Việt Nam - cách Hà Nội khoảng 65 km về phía Nam theo hướng Quốc lộ 1. Nhà thờ Sở Kiện là một trong bốn vương cung thánh đường ở Việt Nam, là trung tâm hành hương của giáo phận Hà Nội, từng giữ vai trò là nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận từ năm 1882 đến 1936.

    Cái tên Sở Kiện có được là do ghép tên của 2 ngôi làng: Làng Sở (hay Ninh Phú) phía đông chuyên làm ruộng và làng Kiện (hay Kiện Khê) chuyên nghề buôn bán, nung vôi. Nhà thờ được xây dựng vào ngày 23 tháng 10 năm 1877 và hoàn tất năm 1882, mang kiến trúc Gothic với mái vòm cao và tháp chuông đồ sộ, dưới nền được lót toàn bộ bằng gỗ lim để chống sụt lún do toàn bộ nhà thờ là nằm trên một cái đầm lớn.


    Quần thể Sở Kiện gồm nhà thờ chính, tòa Giám mục và chủng viện. Trên nhà thờ cũng có các ô cửa kính để vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Khu vực cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ trạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách Việt. Tháng 6/2010, nhà thờ Sở Kiện được nâng thành tiểu vương cung thánh đường tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đã 7 năm kể từ ngày nhà thờ được sắc phong, nhưng nơi đây vẫn là điểm đến thú vị với kiến trúc đồ sộ và phong cách Đông - Tây hội tụ. Nhiều du khách tới thăm quan tỏ ra thích thú với tháp chuông Sở Kiện cao 27m có 4 quả chuông mang các sắc âm Đố - Mi - Son - Đồ, quả nặng nhất lên tới gần 2,5 tấn gọi là chuông Bồng (Bourdon). Trong cung thánh có mộ Đức cha và các di vật của nhiều vị thánh tử đạo khác.

    Nhà thờ Sở kiện
    Nhà thờ Sở kiện
    Bên trong Nhà thờ Sở Kiện
    Bên trong Nhà thờ Sở Kiện
  6. Top 6

    Nhà thờ Bùi Chu - Nam Định

    Đây là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Được xây dựng dưới thời Pháp thuộc năm 1884. Đây là nơi an nghỉ của 5 vị giám mục đã từng cai quản giáo phận. Với những đường nét hoa văn tinh xảo nhà thờ Bùi Chu còn là điểm tham quan hấp dẫn với du khách thập phương mỗi dịp đi qua vùng đất Nam Định.


    Nhà thờ Bùi Chu được hoàn thành vào năm 1885, trải qua 134 năm, vừa được tạm thời “giải cứu” khỏi sự phá hủy. Nhà thờ Bùi Chu nằm giữa khoảng sân thoáng rộng. Kiến trúc cổ kính, sơn màu thổ hoàng, lợp ngói tuyệt đẹp, dài 78 m, rộng 22 m và cao 15 m với đôi tháp chuông hai bên cao 35 m. Nhà thờ được xây cách đây 135 năm, thuộc hàng quy mô và sớm bậc nhất trong các nhà thờ ở Nam Định.


    Nhà thờ Bùi Chu là nhà thờ Công giáo Rôma, tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.

    Nhà thờ Bùi Chu
    Nhà thờ Bùi Chu
    Bên trong nhà thờ Bùi Chu
    Bên trong nhà thờ Bùi Chu
  7. Top 7

    Nhà thờ Hưng Nghĩa - Nam Định

    Bạn sẽ không khỏi trầm trồ khi nhìn thấy nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa, cảm giác như đang đứng trước một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ với những chi tiết tinh xảo. Giáo xứ Đền Thánh Hưng Nghĩa đã có mặt trên bản đồ của Giáo phận Bùi Chu từ đầu thế kỷ XVIII. Giáo họ thành lập năm 1780 và năm 1894 ngôi nhà thờ gỗ đã được xây dựng. Trải qua năm tháng, ngôi nhà thờ gỗ đã xuống cấp và có nguy cơ bị đổ.


    Phía trước của đền Thánh Hưng Nghĩa có đền tưởng niệm Đức Mẹ La Vang và Đức Thánh Tâm Chúa. Đức Mẹ La Vang là tên gọi mà giáo dân Công giáo Việt Nam đề cập đến sự kiện Đức Mẹ Maria hiện ra trong một thời kỳ mà đạo Công giáo bị bắt bớ tại Việt Nam. La Vang là một thánh địa và là nơi hành hương quan trọng của người Công giáo Việt Nam, tỉnh Quảng Trị. Các tín hữu tin rằng, Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798.


    Bước vào bên trong đền Thánh Hưng Nghĩa, là cảm giác bị thu hút vào mái vòm cao vút, như các nhà thờ truyền thống Công giáo. Gian điện trong cùng, nơi đặt bàn thờ Đức Chúa Jesu có mái vòm hình cầu, với những ô cửa kính phía trên, mang đến ánh sáng cho gian điện. Gian giáo dân có mái chéo xà gỗ, dọc theo bức tường sát mái là những bức hình của các vị Cha cố đã chăm sóc đoàn chiên Giáo xứ đền thánh. Những cửa sổ sát mái mang đến ánh sáng cho gian điện, nên mặc dù không thắp đèn, nhưng bên trong vẫn sáng. Có nhiều các bàn thờ ở gian hành lang hai bên. Và ở mỗi cây cột lại có một bàn thờ nhỏ thờ các vị Thánh.

    Nhà thờ Hưng Nghĩa- Nam Định
    Nhà thờ Hưng Nghĩa- Nam Định
    Nhà thờ Hưng Nghĩa- Nam Định
    Nhà thờ Hưng Nghĩa- Nam Định
  8. Top 8

    Nhà thờ Bác Trạch

    Nhà thờ Bác Trạch ở huyện Tiền Hải, Thái Bình. Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 2006, khánh thành năm 2013, chi phí xây dựng lên tới 60 tỷ VNĐ, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 25km. Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gothic với nhiều ô cửa, nhiều tháp nhọn, vòm cung nhọn. Đây được coi là nhà thờ vào loại đẹp nhất Việt Nam, là tuyệt tác kiến trúc của Thái Bình, một kỳ công về kiến trúc Gothic ở Việt Nam, vốn được thấy nhiều dấu ấn nhất trong các nhà thờ lớn, các vương cung thánh đường.


    Nhà thờ có chiều dài 92,5m, rộng 32m, tháp chuông cao 61m. Để xây dựng nên thánh đường nguy nga, tráng lệ này, các thợ xây đã phải sử dụng tới 46 vạn gạch, khoảng 350 tấn sắt, hơn 500 tấn vôi, gần 3000 tấn xi măng, 1000 m2 đá các loại, hơn 120 tấm kính tranh; gần 100 tượng tròn, phù điêu các loại cùng nhiều vật dụng, nguyên liệu khác. Ngoài sự đồ sộ, lộng lẫy, nguy nga, nhà thờ Bác Trạch được trang trí với những đường nét hoa văn rất tỉ mỉ và cầu kì từ cánh hoa hay đường chỉ nhỏ nhất mà khó có thể tìm kiếm ở nơi nào khác. Nơi đây được xây dựng khá công phu với hàng tấn vật liệu xây dựng kết hợp với kiến trúc tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ mang đến cho bạn không gian sống động. Hơn thế nữa, bạn sẽ bị ấn tượng bởi hơn 100 bộ cửa trong kính ngoài chớp. Mỗi cửa là một bức tranh nhiều màu sắc.

    Nhà thờ Bác Trạch
    Nhà thờ Bác Trạch
    Bên trong nhà thờ Bác Trạch
    Bên trong nhà thờ Bác Trạch
  9. Top 9

    Nhà thờ Chánh Toà Thái Bình (Thái Bình)

    Nhà thờ chánh tòa Thái Bình được khánh thành vào năm 2007 và được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Ngôi thánh đường được thiết kế hai tầng, có tổng chiều dài là 69 mét; rộng 18 mét lòng sử dụng và hai hành lang chạy dài với chiều rộng 3 mét. Tầng trên của nhà thờ được dùng để cử hành Thánh Lễ và các nghi thức phụng vụ. Ngôi thánh đường khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, thiên về màu phù sa, gợi nhắc một miền quê lúa đã một thời đi vào lịch sử.

    Nằm ở lưu vực của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, quê hương Thái Bình đã được bồi đắp và nuôi sống bởi lớp phù sa màu mỡ, giúp cho Thái Bình một thời là vựa lúa của cả miền Bắc Việt. Chính mảnh đất đầy tiềm năng ấy đã tạo ra những con người Thái Bình hiền lành, chất phác, chịu thương chịu khó trong đời thường nhưng can trường trong những thử thách đức tin.


    Hai ngọn tháp cao 46 m được thiết kế như hai ngọn nến cháy sáng, được nâng đỡ bởi hai bàn tay vững chãi đang hướng thẳng lên trời cao, luôn tỏa sáng lung linh nhiệm màu, cùng với tiếng ngân vang của 3 quả chuông, kêu gọi mọi người đến với Chúa. Gian cung thánh được thiết kế như một chiếc trống đồng, với những bức phù điêu họa tiết những hoa văn thể hiện những cảnh sinh hoạt thường ngày, như săn bắn, hái lượm hay những cánh chim Lạc Việt. Gian cung thánh tương đối rộng, có thể phục vụ hàng trăm linh mục đồng tế trong các dịp lễ trọng. Nền cung thánh được lát đá granite màu đỏ, nhìn xa, giống như một tấm thảm đỏ khổng lồ, thể hiện sự uy nghi tráng lệ, xứng đáng là nơi diễn ra Thánh Lễ.

    Nhà thờ chánh tòa Thái Bình
    Nhà thờ chánh tòa Thái Bình
    Nhà thờ chánh tòa Thái Bình
    Nhà thờ chánh tòa Thái Bình
  10. Top 10

    Nhà thờ Đá Tam Đảo

    Tam Đảo từ lâu đã được biết đến là thiên đường của những thắng cảnh đẹp, cổ kính, trong số đó thì không thể không kể đến nhà thờ Đá – một công trình kiến trúc cổ kính giữa núi rừng xanh ngắt. Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi nầy có một ngôi nhà thờ bằng đá cổ.


    Theo các tài liệu thì nhà thờ Tam Đảo được xây dựng từ năm 1906 đến năm 1912, tọa lạc tại trung tâm thị trấn Tam Đảo, bên con đường dẫn lên đỉnh núi Thiên Nhị. Ban đầu, người Pháp chỉ dựng mô hình nhà sàn lợp lá, đến năm 1937 nhà thờ chính thức được xây dựng lại kiên cố bằng đá và tồn tại cho tới ngày nay. Ngày nay, đứng ở thung lũng Tam Đảo, bất cứ nơi nào cũng nhìn thấy nhà thờ đá, nhất là cái tháp chuông, như một người trầm mặc in hình giữa rừng thông vi vút lá gió trên sườn núi.


    Nhà thờ có một khoảng sân khá rộng. Khoảng sân nầy một mặt dài theo hông nhà thờ, mặt kia nằm “chon von” phía đường lộ. Để đảm bảo an toàn cho tín hữu, phía đường lộ được xây dựng một vòm cửa bằng đá xanh. Vòm cửa nào cũng có hình bán nguyệt, có mặt bằng để khách ngồi nhìn ngắm thị trấn bên dưới. Thị trấn xinh đẹp mà vòm cửa cũng đẹp xinh - có thể xem là một tác phẩm mỹ thuật làm tôn vẻ đẹp vốn có của nhà thờ. Với những nét đặc trưng quý hiếm đó, nhà thờ đá cổ là một điểm tham quan lý thú, thu hút bất cứ vị khách nào khi đến nghỉ ngơi Tam Đảo. Đến viếng nhà thờ bất cứ thời điểm nào trong ngày, khách cũng đều thấy vẻ đẹp của nó, mỗi tiết trời một vẻ đẹp khác nhau. Buổi sáng se se lạnh với sương mù lãng đãng vây quanh. Buổi trưa trời hanh heo nhưng gió núi thổi lùa tạo cảm giác dễ chịu. Buổi chiều lâng lâng với mùa thu lãng mạn. Buổi tối sương giăng dầy đặc, lạnh run.

    Nhà thờ Đá Tam Đảo
    Nhà thờ Đá Tam Đảo
    Nhà thờ Đá Tam Đảo
    Nhà thờ Đá Tam Đảo



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy