Loét dạ dày
Giống với loét tá tràng thì loét dạ dày cũng gây nôn ra máu, chiếm tỉ lệ lên tới 20% các bệnh gây nôn ra máu. Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori, do căng thẳng, ăn uống không khoa học,... Loét dạ dày gây đau bụng thượng vị, cảm giác đau tăng dần nên khi bạn ăn quá no, giảm khi bạn uống thuốc trung hòa acid. Nếu loét tới các mạch máu sẽ gây nôn ra máu, phân đen.
Loét dạ dày tá tràng, hay còn gọi là viêm loét dạ dày, là tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày xảy ra nhiều gấp 4 lần ở tá tràng. Loét dạ dày tá tràng là bệnh rất phổ biến, được chẩn đoán ở mọi độ tuổi nhưng thường xảy ra ở người già hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu. Nếu bệnh nhân không được phát hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa để điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tử vong do mất máu.
Bệnh viêm loét dạ dày được phát hiện và điều trị sớm sẽ có tiến triển tốt. Nếu để bệnh nặng, tiến triển thành mạn tính sẽ làm việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài. Và điều trị triệt để bệnh viêm loét dạ dày cũng giúp cho tránh được biến chứng xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày, đều là những biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong. Khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên đi khám để có biện pháp điều trị đạt hiệu quả.