Gỉ sét
Theo thời gian, bề mặt phía ngoài các thanh sắt phát triển một lớp phủ màu đỏ, dễ bong gọi là gỉ sét. Đây là một ví dụ điển hình về phản ứng oxy hóa . Các ví dụ hàng ngày khác bao gồm sự hình thành của verdigris hay còn gọi là gỉ đồng (là chất xanh lục tạo thành trên các bề mặt của đồng cỏ, đồng thau và đồng thiếc (như) là những dạng gỉ trên bề mặt) trên bề mặt các thanh đồng và sự xỉn màu của bạc.
Rỉ sét (hay gỉ sét) là sắt bị oxy hóa. Rỉ sét được hình thành do sắt kết hợp với oxy khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Trên bề mặt sắt thép bị rỉ hình thành những lớp vảy rất dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp rỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong. Nếu có đủ thời gian, oxy và nước, bất kỳ khối sắt nào cũng sẽ bị rỉ hoàn toàn và phân hủy.
Nguyên nhân hiện tượng gỉ sát do sắt hay hợp kim của sắt (như thép…) tiếp xúc với oxy và độ ẩm trong một khoảng thời gian dài, tạo thành một hợp chất mới gọi là oxít sắt hay còn gọi là rỉ sắt. Chất xúc tác chính cho quá trình rỉ là nước. Cấu trúc sắt hoặc thép có vẻ chắc chắn, nhưng các phân tử nước có thể xâm nhập vào các lỗ nhỏ và vết nứt trong bất kỳ kim loại nào kể cả sắt, sự kết hợp của nguyên tử hidro có trong nước với các nguyên tố khác để hình thành axít, ăn mòn sắt, làm cho sắt bị phơi ra nhiều hơn. Nếu trong môi trường nước biển, sự ăn mòn có thể xảy ra nhanh hơn. Trong khi đó các nguyên tử oxy kết hợp với các nguyên tử sắt để hình thành oxít sắt hay rỉ sắt, chúng làm yếu sắt và làm cho cấu trúc của sắt trở nên giòn và xốp. Do đó hiện tượng gỉ sét sẽ làm gia tăng và đẩy nhanh quá trình ăn mòn, do đó việc bảo dưỡng là điều quan trọng.
Dưới đây là phương trình hóa học mô tả quá trình rỉ sét của sắt: Fe + O2 + H2O → Fe2O3 . XH2O