Top 10 Ca khúc hay nhất của ban nhạc huyền thoại The Beatles
Với The Beatles, họ như một ban nhạc huyền thoại, vĩ đại nhưng sâu sắc hơn, The Beatles còn là một thứ văn hóa, hiện thân của những ý tưởng thời kì giải phóng ... xem thêm...xã hội thập niên 60. The Beatles không chỉ mang đến thứ âm nhạc tuyệt hảo, bắt tai mà họ còn định hình nhân cách con người qua đó mang đến niềm tin vào cuộc sống, ý niệm về xã hội con người nói chung. Qua đây, hãy cùng Toplist điểm lại đâu là những ca khúc của "Tứ quái" được yêu thích nhất nhé!
-
Hey Jude
Hey Jude được phát hành năm 1968 và được viết bởi Paul McCartney. Ca khúc ban đầu có tựa đề là "Hey Jules" với mục đích nhằm an ủi cậu con trai của John Lennon là Julian khi cha mẹ cậu ly hôn.
Về sau này, Hey Jude được coi như một thánh ca về phong cách sống trong đó là sự yêu đời, cách đối diện với những khó khăn, vất vả trong cuộc sống. Ca khúc khuyên răn ta nên trân trọng từng khoảnh khắc đời mình, đừng chần chừ mà hãy hành động ngay khi cơ hội đến. Bên cạnh đó, hãy sống một cách chủ động, không nên chờ đợi một ai, bạn phải tự mình tiến lên và hành động trước nhất.
''So let it out and let it in, hey Jude, begin,
You're waiting for someone to perform with.
And don't you know that its just you, hey Jude, you'll do,
The movement you need is on your shoulder.''Lời lẽ giản dị như những lời tâm sự, Hey Jude khiến những người đang chán ghét cuộc sống, mệt mỏi với dòng đời trở nên vững tâm, vui vẻ và tự tin hơn. Ca khúc được trao tặng giải thưởng danh giá Giải Grammy Đại sảnh Danh vọng. Sau khi phát hành, đĩa đơn này bán được 8 triệu bản và được coi là một trong những ca khúc hay nhất mọi thời đại.
-
A Day In The Life
A Day In The Life được coi là tuyệt tác của sự kết hợp Paul-John. Đây là ca khúc cuối cùng trong album nổi tiếng Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band phát hành năm 1967 và được coi là siêu phẩm trong album này. Đó là thành tựu của một cấu trúc hòa thanh phức tạp, câu từ siêu thực và những cải tiến vượt bậc về kỹ thuật thu âm.
Trong nhiều bảng xếp hạng, ca khúc này thậm chí được xếp hạng 1 những ca khúc hay nhất mọi thời đại của The Beatles. Quá trình thu âm ca khúc diễn ra trong vòng 34 giờ đồng hồ với sự hợp tác của The Beatles và hơn 40 cộng tác viên là các thành viên của dàn nhạc Hoàng gia và dàn nhạc thành phố London.
Một cách tình cờ, John Lennon đã ngồi bên chiếc đàn Piano, vớ lấy một tờ báo và ngân nga một câu mào "I read the news today oh, boy" khơi cảm hứng cho người bạn Paul McCartney cùng sáng tạo nên tác phẩm này. Paul Grushkin, viết trong cuốn sách Rockin' Down the Highway: The Cars and People That Made Rock Roll, đã miêu tả ca khúc như "một tác phẩm giàu tham vọng nhất, ảnh hưởng nhất, cải tiến nhất của lịch sử âm nhạc đương đại".
Ngày 18 tháng 6 năm 2010, bản viết tay ca khúc này của John Lennon đã được bán đấu giá với giá 1,2 triệu đô-la. Nhận xét trên thetoptens.com cho rằng "đây là tuyệt tác sẽ không thể được tạo ra một lần nữa".
-
Strawberry Fields Forever
Strawberry Fields Forever được phát hành năm 1967, được viết bởi John Lennon nhưng vẫn được ghi là John Lennon-Paul McCartney. Ca khúc này sau đó không đứng đầu một bảng xếp hạng nào nhưng vẫn có được sự đánh giá rất cao từ giới chuyên môn, được tạp chí nổi tiếng Rolling Stone xếp hạng top 3 ca khúc nhạc rock hay nhất lịch sử.
Bài hát chứa đựng nhiều tâm sự, cảm xúc buồn vui lẫn lộn, là những hoài niệm của John Lennon về thời thơ ấu của anh ở Liverpool. Chính John đã miêu tả bài hát như một "bản phân tích tâm lý bằng âm nhạc".
Những người nghe ca khúc lần đầu tiên đều cho rằng nhạc phẩm này mang đến những cảm xúc mới lạ bởi nó không giống với bất cứ tác phẩm âm nhạc nào trước đây. Nó đưa người nghe đến một thế giới tưởng tượng đầy diệu kì, mang lại sự giải thoát đối với những người yêu nhạc nói chung. Ca khúc được đánh giá đẹp về cả mặt ca từ lẫn giai điệu, thu hút sự chú ý và như thôi miên người nghe.
-
I Want To Hold Your Hand
I Want To Hold Your Hand là ca khúc đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 đến từ một ban nhạc. Trong vòng 10 ngày, hơn một triệu bản ghi của ca khúc đã được phát hành, bài hát trở thành single đầu tiên bán chạy nhất trên toàn thế giới của The Beatles, mở đầu cho Beatlemania - hội chứng cuồng The Beatles.
Ca khúc được phát hành năm 1963 và là ca khúc đầu tiên thực hiện bằng kĩ thuật thu âm 4-băng. Chỉ mất 5 tuần kể từ khi phát hành, I Want To Hold Your Hand đã bán được hơn 1 triệu bản và leo lên đứng đầu UK Singles Chart. Trong đại sảnh danh vọng Rock and Roll, ca khúc nằm trong top 500 ca khúc làm thay đổi lịch sử nhạc rock. Tạp chí lừng danh TIME cũng đưa I Want To Hold Your Hand vào danh sách ALL-TIME 100 songs của họ.
Ca khúc này có lượng hâm mộ khổng lồ trên toàn thế giới, tạo nên hội chứng "Cuồng The Beatles". Cynthia Lowery của Associated Press bày tỏ sự quan ngại về hiện tượng này: "Tới thiên đường cũng đã nghe đủ về họ. Có lẽ là không thể chấp nhận nổi việc bản tin thời tiết hay cả bản tin báo giờ cũng phát "I Want to Hold Your Hand".
-
Let It Be
Là sáng tác bất hủ của McCartney, tuy nhiên vẫn được đề là tác phẩm của McCartney-Lennon. Trong một giấc mơ sau chuỗi ngày căng thẳng, Paul đã gặp người mẹ Mary quá cố của mình và nghe được lời khuyên của bà "It will be all right, just let it be". Đó chính là nguồn cảm hứng của Paul khi cho ra đời một bản nhạc được coi là thánh ca.
Đáng buồn là sau khi được phát hành dưới dạng Single một tháng, McCartney tuyên bố sự tan ra của ban nhạc. Let It Be giữ vị trí số 1 của The Fans' Top 10 trong cuốn sách tuyển tập The 100 Best Beatles Songs: An Informed Fan's Guide của Stephen J. Spignesi và Michael Lewis.
Nếu bạn có gục ngã trên đường đời, thất bại trước những thử thách, gian truân, Let It Be sẽ là liều thuốc tốt nhất. Ca khúc là lời khẳng định rằng "cuộc sống vẫn diễn ra như vậy", đôi khi những gì chờ đợi ta ở phía trước đã được định sẵn, ta thất bại, ngã gục đôi khi là điều phải diễn ra thôi. Nói vậy không phải là buông bỏ mọi thứ mà là hãy biết cách chấp nhận. Rồi thời kì đen tối sẽ đi qua, những điều tốt đẹp rồi sẽ đến.
"And when the night is cloudy,
There is still a light that shines on me,
Shine on until tomorrow, let it be." -
Yesterday
Yesterday là ca khúc được phối lại nhiều nhất với khoảng 2.200 bản phối từ các nghệ sĩ khác nhau. Tác phẩm này được đề dưới sự sáng tác của McCartney và Lennon, tuy nhiên bài hát hoàn toàn được viết bởi Paul McCartney. Sau một giấc mơ, giai điệu bài hát đã đến với Paul một cách tự nhiên và nguyên thủy nhất, anh lao tới cây đàn piano và ngân nga lại giai điệu ấy. Tháng 5 năm 1965, Paul đã chính thức hoàn thành việc sáng tác Yesterday tại Lisbon.
Yesterday được đánh giá là một ca khúc có giai điệu và ca từ rất đẹp, rất hay nhưng có vẻ như nó không mang lại một ý nghĩa cụ thể nào. Chính đội trưởng của The Beatles - John Lennon đã đánh giá như vậy về ca khúc này. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng Yesterday có ảnh hưởng vô cùng lớn trong lịch sử âm nhạc, đây là bài hát thành công nhất tính về mặt doanh thu tiền bản quyền lên đến hơn 19 triệu bảng Anh
Tuy nhiên, ta vẫn thấy được nhiều tâm sự trong lời bài hát, rằng ngày hôm qua thật nhẹ nhàng êm ả làm sao, ngày hôm qua tôi chẳng bận u sầu nhưng đến nay, khó khăn giăng kín đời tôi. Khi thời gian đã trôi qua ta chẳng thể quay lại được nữa.
-
In My Life
Phát hành năm 1965 trong album Rubber Soul, In My Life được cơ bản viết bởi John Lennon, Paul McCartney có đóng góp một chút ở đoạn cuối. Hai huyền thoại này đều cho rằng đây là một trong những ca khúc hay nhất của The Beatles. Ca khúc được tạp chí Rolling Stone xếp hạng 23 trong 500 bài hát vĩ đại nhất và đứng thứ 5 trong 100 bài hát hay nhất của The Beatles.
Ca khúc chứa đựng nhiều tình cảm của John Lennon, nó được diễn tả trong chiều sâu cảm xúc, chứa đựng những hình ảnh về tình yêu, nơi chốn, kỉ niệm mà tác giả đã trải qua. John đã tự gọi nhạc phẩm này là ''tác phẩm thực sự đầu tiên".
Đắm mình vào ca khúc và tưởng tượng mình là nhân vật chính, ta có cảm giác hoài niệm ngập tràn trong tình yêu thương, vương vấn chút nuối tiếc của ngày hôm qua. Soi lăng kính lại từng khoảnh khắc, kỉ niệm trong đời, ta mới thấy trân trọng từng phút giây ra sao.
-
Something
Something được viết nên bởi tay guitar của nhóm là George Harrison và nằm trong album Abbey Road phát hành năm 1969. Ca khúc trở thành tác phẩm được phối lại nhiều nhất sau Yesterday và thậm chí John Lennon cho rằng Something là ca khúc hay nhất trong album Abbey Road. Ta có thể dễ dàng tìm thấy những bản phối lại của các danh ca như Frank Sinatra, James Brown, Elvis Presley hay Eric Clapton...
Ban đầu, George đã không thật sự coi trọng ca khúc mà chính anh viết ra, tuy nhiên, bộ đôi sáng tác Paul-John của The Beatles lại đánh giá rất cao ca khúc này. Paul cho rằng đây là sáng tác hay nhất của Harrison từ trước đến nay. Đài BBC xếp Something ở vị trí 64 trong danh sách những ca khúc hay nhất mọi thời đại. Năm 2010, Rolling Stone đã xếp ca khúc ở vị trí thứ 6 những ca khúc hay nhất của The Beatles.
Đến nay, George Harrison đã khuất bóng nhưng Something đã và sẽ mãi mãi in dấu trong lòng những người yêu nhạc nói chung và yêu The Beatles nói riêng.
"Somewhere in her smile she knows "Đâu đó trong nụ cười ấy em biết
That I don't need no other lover Rằng anh sẽ chẳng cần thêm một ai nữa
Something in her style that shows me Một điều gì đó trong phong thái ấy
I don't want to leave her now" Khiến tôi chẳng muốn rời xa em" -
Come Together
Come Together là tác phẩm của John Lennon nhưng vẫn được đề dưới sự sáng tác của Lennon-McCartney. Đây là ca khúc mở đầu cho album Abbey Road phát hành năm 1969.
Ban đầu ca khúc được John viết ra nhằm ủng hộ Timothy Leary trong cuộc đua thị trưởng bang California với Ronald Reagan. Đĩa đơn của ca khúc phát hành tháng 10 năm 1969 tại Mỹ và đứng trong Billboard Hot 100 trong vòng 16 tuần rồi leo lên vị trí số một. Tại Anh, ca khúc ít thành công hơn và chỉ đứng ở vị trí thứ tư. Rolling Stone xếp ca khúc ở vị trí 202 trong những ca khúc vĩ đại nhất và đứng thứ 9 trong những ca khúc hay nhất của The Beatles.
Đến nay, ta vẫn thường được nghe Come Together qua những cuộc thi âm nhạc như The Voice, Got Talent toàn thế giới.
-
While My Guitar Gently Weeps
While My Guitar Gently Weeps được Rolling Stone xếp thứ 135 những ca khúc hay nhất mọi thời đại và đứng thứ 7 trong những ca khúc hay nhất của The Beatles. Đây là sáng tác của George Harrison, được lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng I Ching. Ca khúc đặc biệt gây chú ý bởi sự góp mặt ở đoạn lead guitar của Eric Clapton.
George chưa thực sự chia sẻ những ý nghĩa ẩn chứa trong While My Guitar Gently Weeps, ông muốn người nghe hiểu theo cách của mình, đặt mình vào trong tác phẩm của ông. Ca khúc này đã khẳng định rằng The Beatles không chỉ là sản phẩm của John Lennon và Paul McCartney mà còn đó những lời ca chất chứa hay tiếng guitar đầy dằn vặt và quấn quýt của George Harrison.