Top 10 Nhà khoa học nổi tiếng nhất Việt Nam từ trước đến nay
Bạn có biết Top 10 Nhà khoa học nổi tiếng nhất Việt Nam từ trước đến nay có đóng góp quan trọng như thế nào cho sự phát triển của Việt Nam không ? Toplist sẽ ... xem thêm...thống kê giúp bạn qua bài viết sau đây nhé !
-
Tạ Quang Bửu (1910 – 1986)
Tạ Quang Bửu là giáo sư, nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam, ông là người tiên phong trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Ông đã đề xuất cải tiến nội dung giảng dạy những điều cơ bản nhất, hiện đại nhất và sát hợp với điều kiện Việt Nam nhất ở tất cả bộ môn và ngành đào tạo. Các công trình tiêu biểu của ông là về phát triển khoa học cơ bản, kỹ thuật rà phá bom mìn trong chiến tranh. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như:
- Thống kê thường thức
- Sống
- Vật lý cương yếu
- Đại số các toán tử (1961)
- Nguyên tử – hạt nhân – vũ trụ tuyến
Những thành tựu do ông đóng góp như mang đến một làn gió mới cho đất nước Việt Nam. Vì thế, để thể hiện tấm lòng, Nhà nước trao tặng cho ông hàng loạt các huân chương:
- Huân chương độc lập hạng Nhất truy thăng Huân chương Hồ Chí Minh.
- Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
- Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất.
- Huân chương Chiến công hạng Nhất.
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba.
Ngoài ra, tên ông được đặt cho các đường phố ở quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đồng Hới (phường Nam Lý), thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hạ Long, thư viện lớn nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội, Hội trường Đại học Thăng Long, giải thưởng Tạ Quang Bửu cho các nhà khoa học ở Việt Nam.
-
Trần Đại Nghĩa (1913 – 1997)
Trần Đại Nghĩa là Giáo sư , Kỹ sư quân sự, Nhà bác học nổi tiếng của Việt Nam. Người đã xây dựng nền tảng vững chắc cho nền khoa học, kỹ thuật quân sự và quốc phòng của nước ta. Ông tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở Vĩnh Long. Đồng thời, ông còn là nhà quản lý khoa học kỹ thuật cấp cao. Các công trình nghiên cứu chế tạo vũ khí của ông được quốc tế đánh giá cao. Ông là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Kỹ sư Trần Đại Nghĩa cùng các cộng sự bắt tay nghiên cứu chế tạo súng và đạn chống tăng Bazooka để bộ đội Việt Nam có vũ khí chống xe tăng và lô cốt Pháp. Sau đó, ông tiếp tục nghiên cứu chế tạo súng không giật (SKZ) cỡ 60mm. Những phát minh sáng chế của ông được cho là vô cùng hữu dụng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam. Từ đó, đưa ngành công nghiệp chế tạo và quân sự quốc phòng lên một tầm cao mới. Do đó, để vinh danh công lao đóng góp to lớn này, tên của ông được đặt cho các con đường, trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội để con cháu đời đời ghi nhớ.
Ngoài ra, ngày 16 tháng 11 năm 2015, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ra quyết định về việc Ban hành Quy chế Giải thưởng Trần Đại Nghĩa nhằm tôn vinh tác giả của các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học xuất sắc và đã trực tiếp tổ chức triển khai ứng dụng để đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Giải thưởng được trao lần đầu tiên vào năm 2016
-
Lê Văn Thiêm (1918 – 1991)
Lê Văn Thiêm là giáo sư, tiến sĩ khoa học Toán học tài năng đầu tiên của Việt Nam. Ông có đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển chuyên ngành Toán học tại Việt Nam. Phạm trù nghiên cứu của ông chủ yếu về lý thuyết các hàm phân hình, diện Riemann và một số vấn đề về toán học ứng dụng.
Nếu nói về những thành tựu mà giáo sư Toán học Lê Văn Khiêm đạt được, chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ. Người có công đặt nền móng xây dựng và phát triển nền toán học Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông, Viện Toán học đã trở thành một trung tâm toán học được thế giới biết đến của Việt Nam. Ông là một trong những người đầu tiên giải được bài toán ngược của lý thuyết phân phối giá trị hàm phân hình, hiện nay trở thành kết quả kinh điển trong lý thuyết này.
Ông còn là tác giả của hơn 20 công trình toán học được đăng trên các tạp chí quốc tế. Ông chủ biên nhiều sách về toán học. Trong đó có 2 cuốn sách chuyên khảo: Một số vấn đề toán học trong lý thuyết đàn hồi (1970) và Một số vấn đề toán học chất lỏng nhớt (1970). Với những công trình toán học xuất sắc, ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.
-
Nguyễn Văn Hiệu (1938 – 2022)
Nguyễn Văn Hiệu là giáo sư, chính trị gia, nhà vật lý xuất sắc của Việt Nam. Ông sinh ra tại Cầu Đơ nay thuộc phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội trong một gia đình viên chức nhỏ. Ông đã phải trải qua nhiều vất vả để theo đuổi con đường học vấn của mình.
Ngành Vật lý ở Việt Nam chưa được gọi là phát triển. Tuy nhiên, nhờ những đóng góp của giáo sư Nguyễn Văn Thiệu, không quá khoa trương khi phải nói rằng lĩnh vực Vật lý Việt Nam đã bước sang một trang mới.Từ năm 1960 đến năm 1963, ông đã nghiên cứu và công bố 12 công trình nghiên cứu về vật lý neutrino. sau đó Viện nghiên cứu hạt nhân Dupna quyết định thành lập một nhóm nghiên cứu mới và giao cho ông phụ trách, nhóm gồm các nhà vật lý thuộc nhiều quốc tịch: Liên Xô, Hungary, Romania và Việt Nam. Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu là tác giả của 130 công trình nghiên cứu khoa học, trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ tương tác yếu và đối xứng của các hạt cơ bản, đến lý thuyết giải tích về tương tác mạnh và lý thuyết trường, rồi phương pháp lý thuyết trường lượng tử trong vật lý chất rắn, trong đó có nhiều công trình được công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín.
Ông là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu thuộc hai lĩnh vực: Lý thuyết chất rắn và Lý thuyết trường lượng tử. Ngoài ra, ông đã có đóng góp to lớn trong việc thành lập Viện Khoa học Việt Nam và Viện Vật lý. Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho những cống hiến của mình.
-
Hoàng Tụy (1927 – 2019 )
Giáo sư Hoàng Tụy là nhà toán học tiêu biểu Việt Nam. Cùng với giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người đưa Toán học Việt Nam vươn tầm quốc tế. Người phát minh ra phương pháp lát cắt Tụy, có thể giải được nhiều bài toán Tối ưu hóa toàn cục trong toán ứng dụng. Đây được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Lý thuyết tối ưu toàn cục. Nhờ những thành tích về Toán học mà ông xuất sắc đạt được, đã góp phần nâng cao tri thức cho nền giáo dục Việt Nam, không thua kém bất cứ đất nước phát triển nào.
Ông là tác giả của trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế. Có thể kể đến như: Quy hoạch Toán học, Tối ưu Toàn cụ, Quy hoạch lõm, Định lý minimax, Lý thuyết các bài toán cực trị, Quy hoạch lõm,... Những công trình toàn mỹ như thế đã mang lại cho ông những giải thưởng cả trong nước và ngoài nước.
- Tiến sĩ danh dự trường Đại học Linköping, Thụy Điển (1995).
- Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).
- Giải thưởng Phan Châu Trinh (2010)
- Giải thưởng Constantin Carathéodory[8] (2011)
- Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng (2015)
Ông là người có công lớn trong việc xây dựng ngành Toán học Việt Nam. Và hơn hết, chính ông đã đào tạo các thế hệ Toán học trẻ cho nước nhà.
- Tiến sĩ danh dự trường Đại học Linköping, Thụy Điển (1995).
-
Đặng Vũ Minh (1946 – Chưa xác định )
Giáo sư Đặng Vũ Minh là một Nhà Hóa học Việt Nam, TIến sĩ Khoa học, Viện sĩ nước ngoài. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu trên các lĩnh vực công nghệ nguyên tố hiếm và hóa học. Ông cũng là đồng tác giả cuốn Sản phẩm phân hạch của các nguyên tố siêu u – ran trong vũ trụ do Nhà xuất bản Nauka xuất bản bằng tiếng Nga tại Mat-xcơ-va năm 1984. Ông là Tổng biên tập tạp chí Phân tích Hóa – Lý – Sinh và Chủ tịch Hội Phân tích Hóa – Lý – Sinh Việt Nam. Năm 2005, ông được nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất, Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì; giải thưởng nhà nước về khoa học công nghệ.
Từ các công trình khoa học do ông chế tác đến những thành tích mà ông đạt được đã khiến giáo sư Đặng Vũ Minh có được sự tín nhiệm và ngưỡng mộ từ Nhà nước Việt Nam. Cho nên, năm 2007, ông được bầu là Đại biểu Quốc hội khóa XII và được Quốc hội bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Việt Nam.
-
Ngô Bảo Châu (1972 – Chưa xác định)
Giáo sư Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội là nhà khoa học Toán học trẻ nhất Việt Nam được phong hàm giáo sư ở tuổi 33. Ông nổi tiếng với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie, và phát minh này đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Năm 2010, ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được giải thưởng Fields. Ông có nhiều công trình khoa học quốc tế được đánh giá cao và có nhiều đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà.
Đạt được nhiều thành tựu nổi bật ở độ tuổi còn rất trẻ. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã dành sự nhiệt huyết này cho công cuộc giảng dạy. Đầu năm 2015, Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận xét: "trong năm qua, điều hơi tiếc là trọng tâm cải cách giáo dục đáng ra giáo dục đại học là khâu yếu nhất lại không ai đả động gì. Rõ ràng đây mấu chốt cần giải quyết vì giáo dục đại học quyết định sự phát triển đất nước trong đào tạo nhân lực cho xã hội".
Ngày 21/4/2020, trong buổi nói chuyện trực tuyến với sinh viên, về vai trò của người thầy, ông bày tỏ suy nghĩ: "Người thầy vĩ đại là người biết cách đặt ra những câu hỏi hay, thôi thúc chúng ta đi tìm chân lý". Trả lời câu hỏi, "làm thế nào để có phát kiến mới?", ông nói: "Tôi nghĩ không thể nào phát kiến tự nảy ra trong đầu chúng ta. Thực ra, tất cả phát kiến là do chúng ta có kinh nghiệm. Khi chưa đi làm thì kinh nghiệm này có thể đến từ việc giải quyết nhiều tình huống trong học tập"
-
Nguyễn Sơn Bình (1968 – Chưa xác định)
Nguyễn Sơn Bình là giáo sư có nhiều đóng góp cho khoa học nước nhà. Sau khi nhận bằng Tiến sĩ Hóa học tại Caltech vào năm 1995, nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Scripps.Hiện tại ông đang giảng dạy tại Khoa Hóa trường ĐH Northwestern. Nghiên cứu của ông tập trung vào thiết kế các vật liệu mềm dành cho các ứng dụng trong khoa học vật liệu, hóa học xúc tác và y học. Ông là thành viên chính trong phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Argonne.
Ông là một trong bốn nhà khoa học gốc Việt có tên trong danh sách những người ảnh hưởng nhất thế giới do Thomson Reuters công bố năm 2015. Nguyễn Sơn Bình tập trung nghiên cứu ở các mảng như: hóa học vô cơ/hóa học hữu cơ kim loại, tổng hợp hữu cơ và khoa học polymer, đồng thời cũng quan tâm đến các chất xúc tác thân thiện với môi trường và vật liệu sinh học.
Nhờ những nghiên cứu mang tính đột phá, số lượng giải thưởng mà Nguyễn Sơn Bình đạt được là không hề nhỏ:
- Giải thưởng cho nghiên cứu cấp đại học AURS Award for Outstanding Support of Undergraduate Research (2005)
- Danh sách danh dự nhân viên giảng dạy và hành chính ASG Faculty/Administrator Honor Roll (2005, 2004, and 2003)
- Giải thưởng giảng dạy xuất sắc Weinberg Award for Distnguished Teaching (2003 & 2002)
- Giải thưởng Quỹ Khoa học Quốc gia National Science Foundation CAREER Award (2000)
- Giải thưởng Tổng thống cho Khoa học gia và Kỹ sư trẻ Presidential Early Career Award for Scientists and Engineers (2000)
- Giải thưởng công nhận sáng kiến Union Carbide Innovation Recognition Award (1999)
- Giải nghiên cứu cho khoa học và kỹ thuật David and Lucille Packard Fellowship for Science and Engineering (1997)
- Giải thưởng cho nghiên cứu cấp đại học AURS Award for Outstanding Support of Undergraduate Research (2005)
-
Nguyễn Xuân Hùng (1976 – Chưa xác định)
Nguyễn Xuân Hùng là Giáo sư chuyên ngành cơ học, quê ông ở Tánh Linh, Bình Thuận, gốc là ở Quảng Trị. Ông tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Tự nhiên(trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM). Sau khi ra trường, Nguyễn Xuân Hùng tiếp tục theo học thạc sĩ chuyên ngành lĩnh vực Cơ học môi trường liên tục. Nhận bằng thạc sĩ, Giáo sư Hùng tiếp tục xuất sắc lấy được học bổng nghiên cứu tiến sĩ. Theo đó, ông tham gia khóa học về lĩnh vực Cơ học tính toán tại trường Đại học Liege (Bỉ).
Ông hiện đang công tác và giảng dạy tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM(Hutech). Ông cũng đồng thời được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Sejong(Hàn Quốc). Ông đã có trên 60 bài báo quốc tế và hơn 40 báo cáo khoa học được đăng tải tại các hội nghị uy tín. Nghiên cứu của ông tập trung vào phát triển các công cụ tính toán số và mô phỏng trên máy tính, ứng dụng vào các lĩnh vực như: Cơ kỹ thuật, Cơ sinh học, Vật liệu và R&D sản phẩm công nghệ tiên tiến. Nghiên cứu của giáo sư Nguyễn Xuân Hùng vẫn đang được ứng dụng vào các lĩnh vực thực tiễn của cuộc sống.
-
Nguyễn Thục Quyên (1970 – Chưa xác định)
Nguyễn Thục Quyên sinh 1970 tại Ban Mê Thuột là nhà khoa học nữ nổi tiếng duy nhất của Việt Nam. Bà là một nhà khoa học, nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Việt. Bà hiện đang là giảng viên khoa Hóa – Sinh của ĐH California Santa Barbara. Bà trở nên nổi tiếng trong các nhà khoa học khi xuất sắc giành được giải Alfred Sloan quý giá. Các nghiên cứu của bà nghiên về các dụng cụ điện tử hữu cơ như quang điện, led, về pin năng lượng mặt trời bằng chất liệu nhựa dẫn điện (plastic solar cells).
Với những thành tựu có ích cho xã hội mà bà đã tạo ra, số giải thưởng mà bà đạt được cũng tỉ lệ thuận với những thành tựu ấy:
- Năm 2005, đạt "Giải thưởng nghiên cứu trẻ Hoa Kỳ".
- Năm 2006, đạt "Giải sự nghiệp nghiên cứu khoa học quốc gia".
- Năm 2000, được trao hai giải thưởng quốc tế "Graduate Student Award" - giải thưởng quốc tế dành cho những nhà khoa học trẻ tuổi gồm: giải Graduate Student Award của Mỹ và giải Outstanding Innovative Research Award của Áo.
- Năm 2008, Nguyễn Thục Quyên đạt "Giải Harold Plous Award" của Đại học California tại Santa Barbara cho "công trình nghiên cứu vật liệu quang điện hữu cơ". Bà là giáo sư ngành Hóa - Sinh đầu tiên giành được giải thưởng sau 17 năm.
- Năm 2009, đạt Học bổng "Nghiên cứu viên của Quỹ Alfred Sloan" (Alfred P. Sloan Foundation Research Fellow), trường Đại học California.
- Năm 2015, Nguyễn Thục Quyên được Thomson Reuters xếp tên trong danh sách những nhà khoa học gây ảnh hưởng nhất trên thế giới.
- Năm 2005, đạt "Giải thưởng nghiên cứu trẻ Hoa Kỳ".