Top 13 Thông tin hữu ích cần biết về loài rùa biển

Hoàng Thu Thuỷ 1165 0 Báo lỗi

Bạn có biết, rùa biển là một trong những sinh vật cổ đại nhất hành tinh? Chúng xuất hiện ở khắp các đại dương trên thế giới từ hơn 220 triệu năm trước, thậm ... xem thêm...

  1. Top 1

    Thông tin mô tả

    Rùa biển có tên khoa học là Chelonioidea, nếu bạn chưa biết thì “Rùa biển” chỉ là một loài rất nhỏ trong bộ nhà Rùa và trên thế giới có tất cả 7 loài rùa biển. Chúng ta có thể thấy loài Rùa Biển sinh sống hầu như ở tất cả các đại đại dương trên hành tinh nhưng ngoại trừ khu vực Bắc Cực.


    Rùa biển là loài thuộc nhóm bò sát, có hình dáng gần giống với rùa trên cạn và các loài rùa nước ngọt hay ba ba.

    Khác với rùa sống trên mặt đất, rùa biển không thể thu đầu và chân vào trong mai được. Chúng có 4 chân hoạt động như mái chèo.


    Thức ăn chính của rùa biển bao gồm cỏ biển, sứa biển, cua, các loài thân mềm và hải miên (bọt biển). Hầu hết rùa biển đều sống ở khu vực nhiệt đới quanh đường xích đạo, trừ loài rùa da có thể sống ở khu vực ôn đới với nhiệt độ nước biển thấp hơn.


    Chúng sống ở các thảm có biển, các rạn san hô và khu vực bờ biển. Rùa biển có thể ngủ trên mặt nước, ở vùng nước sâu hoặc giấu mình trong những tảng đá ở dưới đáy những vùng nước gần bờ. Nhiều thợ lặn đã từng nhìn thấy rùa biển ngủ trên những rạn đá ngầm và rạn san hô.

    Thông tin mô tả
    Thông tin mô tả
    Thông tin mô tả
    Thông tin mô tả

  2. Top 2

    Vòng đời của rùa biển

    Trong môi trường tự nhiên ổn định, một chú rùa biển có thể có một vòng đời khá dài. Theo các tài liệu thực tế về tuổi thọ của các loài rùa biển chỉ ra rằng chúng có thể sống rất lâu. Một số con có thể sống 50 năm hoặc hơn, tuổi thọ tương tự như con người. Hầu hết các loài rùa biển mất nhiều thập kỷ để trưởng thành – từ 20 đến 30 năm – và vẫn sinh sản tích cực trong 10 năm tiếp theo. Hơn thế, tuổi thọ của rùa biển có thể lên tới 80 năm.


    Rùa biển đã lang thang trên các đại dương trong 110 triệu năm qua. Là một mắt xích quan trọng đối với các hệ sinh thái biển, chẳng hạn như rạn san hô và thảm cỏ biển, một số loài rùa biển cũng ăn một số lượng lớn sứa và mang lại nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương như một điểm thu hút cho du lịch sinh thái. Nhưng quần thể rùa biển đang có xu hướng suy giảm. Hàng ngàn con rùa biển vô tình bị đánh bắt bằng ngư cụ mỗi năm, và những bãi biển mà chúng làm tổ đang biến mất.


    Về số lượng thì hiện nay chúng đang bị đe dọa đến tới bờ vực của sự tuyệt chủng do sự ô nhiễm môi trường và đánh bắt bất hợp pháp, 7 loài rùa biển còn lại trên hành tinh đều được liệt vào sách đỏ IUCN cho dù chúng còn được mạnh danh là “những kẻ bất tử” về khả năng sống lâu.

    Vòng đời của rùa biển
    Vòng đời của rùa biển
    Vòng đời của rùa biển
    Vòng đời của rùa biển
  3. Top 3

    Tập tính sinh sản

    Rùa biển di cư hàng trăm đôi khi hàng nghìn km, từ nơi kiếm ăn sinh sống đến bãi đẻ và sau đó quay về. Rùa biển cái bơi qua những ngọn sóng để đẻ trứng trên bờ biển. Chúng chỉ rời khỏi mặt nước lên bờ trong thời kỳ đẻ trứng này. Rùa biển cái đào tổ bằng chi và đẻ khoảng 70-190 trứng. Trứng rùa cần 6-10 tuần để nở, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên.


    Giới tính của rùa con được quyết định bởi nhiệt độ của cát biển nơi chúng được sinh ra:

    • Dưới 30°C chủ yếu là rùa biển đực
    • Ngược lại trên 30°C là rùa cái

    Rùa con ngay khi sinh ra đã có thể định vị phương hướng và bơi về hướng biển, bắt đầu một chuyến hành trình dài!

    Chúng chuyển ra sinh sống tại vùng biển sâu cho đến khi nó được 5-10 tuổi. Khi kích thước được khoảng 20 cm – bằng một chiếc đĩa, rùa non mới rời khỏi vùng biển sâu, quay lại vùng biển gần bờ và sống ở các rạn san hô hoặc ở những thảm cỏ biển.


    Do có rất nhiều mối đe dọa đối với rùa con nên chỉ khoảng 1 trong số 1,000-10,000 con sống sót đến lúc trưởng thành.

    Khi rùa biển đến tuổi trưởng thành, chúng bắt đầu quá trình sinh sản. Cả rùa đực và cái di cư đến bãi biển gần với nơi chúng được sinh ra để sinh đẻ.


    Khả năng định hướng của rùa biển khi di cư, khả năng ghi nhớ vị trí nơi mình được sinh ra, lý do lựa chọn bãi đẻ của rùa mẹ,… vẫn còn tồn tại nhiều bí ẩn chưa được các nhà khoa học khám phá.

    Tập tính sinh sản
    Tập tính sinh sản
    Tập tính sinh sản
    Tập tính sinh sản
  4. Top 4

    Có Bao Nhiêu Loài Rùa Biển?

    Hiện nay, trên thế giới có tất cả 7 loài rùa biển. Tên gọi của 7 loài này đều có những câu chuyện rất thú vị:

    • Quản đồng hay còn gọi là Đú hoặc Đầu to (longgerhead) có tên gọi như vậy vì cái đầu đặc biệt to của nó.
    • Đồi mồi (hawksbill) có tên như vậy bởi chúng có đầu hẹp và mõm lớn giống như cái mỏ (hawk).
    • Rùa da (leatherback) là loài rùa biển duy nhất không có mai cứng. Nó được gọi là Rùa da vì mai của nó chỉ là lớp da mỏng, dai, có khả năng đàn hồi. Đây là loài rùa biển lớn nhất thế giới.
    • Đồi mồi dứa (olive ridley) có mai màu xanh ôliu (xanh vàng nhạt).
    • Vích hay còn gọi là Rùa xanh (green) thì lại khác, nó được gọi tên như vậy bởi lớp da mỡ dưới mai có màu xanh.
    • Rùa mai phẳng (flatback) được đặt tên như vậy vì chúng có cái mai phẳng.
    • Rùa Kemp’s ridley được đặt theo tên của Richard Kemp, người đã phát hiện và nghiên cứu loài rùa này.

    Cả 7 loài này đều nằm trong danh mục những loài được bảo vệ theo Sách đỏ quốc tế, cũng như cấm săn bắt và buôn bán ở hầu hết các quốc gia.


    Rùa biển được coi là “sứ giả của đại dương”, bởi mỗi loài rùa biển có một vai trò khác nhau trong hệ sinh thái mà nó sinh sống. Chẳng hạn như:

    • Rùa Xanh giúp duy trì sự ổn định của hệ sinh thái cỏ biển bằng cách tạo ra các luống khi ăn cỏ, làm tăng trao đổi chất dinh dưỡng trong thảm cỏ, giúp loại bỏ rong tảo, giảm mật độ các loài động vật không xương sống trong thảm cỏ.
    • Đồi mồi có bộ hàm khỏe mạnh giúp cắn xé bọt biển trong các rạn san hô, giúp tạo không gian cho ấu trùng san hô định cư, duy trì sự ổn định cấu trúc rạn san hô.
    • Rùa da giúp duy trì lưới thức ăn của biển. Chúng có khẩu phần ăn ưa thích là sứa, chúng có thể tiêu hóa được các chất độc từ sứa, với kích thước và khối lượng lớn giúp chúng tiêu thụ rất nhiều sứa trong một ngày. Do đó, rùa da giúp kiểm soát số lượng sứa trong tự nhiên, giúp cho trứng cá và cá con thức ăn chủ yếu của sứa có cơ hội để phát triển. Số lượng rùa da giảm đi sẽ dẫn đến sự tăng lên của sứa, giảm số lượng cá trong tự nhiên.

    Tại các vùng biển ở Việt Nam, có 5 (trong số 7 loài) rùa biển có thể được tìm thấy. Trong 5 loài này, có Vích, Đồi mồi, Rùa da và Đồi mồi dứa đã từng sinh sản tại vùng biển Việt Nam. Riêng Quản đồng chỉ kiếm ăn chứ không sinh sản tại vùng biển nước ta.

    Có Bao Nhiêu Loài Rùa Biển?
    Có Bao Nhiêu Loài Rùa Biển?
    Có Bao Nhiêu Loài Rùa Biển?
    Có Bao Nhiêu Loài Rùa Biển?
  5. Top 5

    Thức ăn của rùa biển

    Trong khi rùa biển trưởng thành có ít động vật ăn thịt tự nhiên, những loài cá mập lớn, chẳng hạn như cá mập hổ, đã được biết là ăn thịt rùa biển. Cá voi sát thủ cũng được biết đến là con mồi của rùa biển. Rùa biển con là con mồi của cá, chó, gấu trúc, chim biển và cua, và hơn 90% rùa biển con bị những kẻ săn mồi ăn thịt.


    Rùa biển sống ở các vùng nước ấm và ôn đới trên khắp thế giới và thường xuyên di cư khoảng cách xa giữa nơi làm tổ và kiếm ăn của chúng, thậm chí có khi lên đến 1400 dặm. Giống như cá hồi, rùa biển trở về nơi sinh của chúng để đẻ trứng. Mặc dù chế độ ăn uống của rùa biển khác nhau giữa các loài phụ, nhưng một số thức ăn thường được tiêu thụ là sứa, cua, rong biển, ốc và các loài nhuyễn thể khác.


    Một trong những thách thức lớn nhất mà rùa biển phải đối mặt là sự mở rộng của con người. Chất thải, chẳng hạn như túi nhựa, có thể bị rùa biển nhầm với sứa và có thể gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong cho rùa nếu tiêu thụ. Nếu nơi làm tổ của rùa biển bị lấp đầy bởi rác hoặc các xáo trộn khác, rùa cái sẽ quay trở lại biển hơn là làm tổ. Đánh bắt trộm bất hợp pháp, va chạm thuyền máy và đánh bắt cá thương mại là một số mối đe dọa khác mà rùa biển phải đối mặt. Địa điểm làm tổ của rùa biển cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thiên tai, chẳng hạn như bão.

    Thức ăn của rùa biển
    Thức ăn của rùa biển
    Thức ăn của rùa biển
    Thức ăn của rùa biển
  6. Top 6

    Rùa thở bằng gì?

    Tuy là loài sống dưới nước, trừ khi lên bờ đẻ trứng, nhưng các loài rùa biển đều thở bằng phổi giống với cá voi. Chúng thường ngoi lên trên mặt nước để thở. Rùa biển có hệ hô hấp phát triển, phổi của chúng có khả năng chứa một được lượng lớn ô xy, giúp cho chúng có thể ở dưới nước lâu hơn. Trong khi không hoạt động, Rùa biển có thể ở dưới nước đến 7 giờ mà không cần ngoi lên để thở.


    Mặc dù dành phần lớn thời gian trong đời để sống dưới nước, nhưng kỳ thực các loài rùa chỉ có thể thở được trên cạn. Vì vậy, chúng phải nổi lên mặt nước những quãng đều đặn để lấp đầy phổi.


    Thực tế là chúng ta nuốt khí mọi lúc mọi nơi, nhiều đến mức trở nên quá quen với nó và không nhận thức được là mình đang làm vậy. Tương tự như thế khi ăn, thay vì nuốt khí thì rùa sẽ nuốt rất nhiều nước. Điều này còn tốt cho chúng thì đúng hơn vì rùa không tiết nước bọt, nhưng cũng giống các loài khác, chúng cần nước để nuốt. Nên trong trường hợp này, nuốt được nước cùng thức ăn là rất cần thiết đối với rùa.


    Mặt khác, thực quản của rùa lại khá đặc biệt, khi thức ăn đã vào trong thực quản lập tức sẽ có phản xạ thắt lại, ngăn không cho quá nhiều nước tràn vào mà chỉ có thức ăn và một lượng nước nhỏ đi vào các cơ quan tiêu quá tiếp theo. Ngoài ra, rùa còn có cơ chế chảy nước mắt. Nước mắt của chúng thì cực kỳ mặn, giúp chúng tống khứ được lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể.

    Rùa thở bằng gì?
    Rùa thở bằng gì?
    Rùa thở bằng gì?
    Rùa thở bằng gì?
  7. Top 7

    Có phải tất cả các loài rùa biển đều có mai cứng?

    Mai rùa là cấu trúc phức tạp bảo vệ phần bụng và phần lưng của các loài rùa, bao bọc hoàn toàn tất cả các cơ quan quan trọng của rùa và trong một số trường hợp ngay cả cái đầu của rùa. Mai rùa được hình thành từ các xương sống, xương sườn, xương chậu đã được biến đổi khá hoàn chỉnh được tiến gồm lớp giáp da vào lồng xương sườn và lộn ra ngoài bề mặt. Chiếc mai rùa được xem như là điều kỳ diệu khác thường của sự tiến hóa và là điểm đặc trưng của rùa.


    Sáu trong số bảy loài rùa biển có mai cứng, rùa luýt là một ngoại lệ. Mai của chúng dẻo dai hơn và giống như da. Rùa luýt cũng là loài rùa biển lớn nhất và có thể nặng tới 680kg và dài 1,6 mét.


    Rùa luýt là loài rùa biển lớn nhất và là loài bò sát lớn thứ tư sau 3 loài cá sấu. Đây là loài duy nhất còn sống trong chi Dermochelys. Chúng rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác ngày nay vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn. Dermochelys coriacea là loài duy nhất tồn tại trong họ Dermochelyidae. Rùa luýt không có răng mà chỉ có các điểm trên rìa cắt sắc nhọn thuộc môi trên với các gai mọc ngược trong họng giúp nó nuốt thức ăn. Nó có thể lặn sâu đến 1.200 mét. Chúng còn là loài bò sát di chuyển nhanh nhất thế giới và được ghi nhận năm 1992 bởi sách kỷ lục Guinness với tốc độ 35,28 kilômét trên giờ (21,92 mph)(9,8 m/s) trong nước.

    Có phải tất cả các loài rùa biển đều có mai cứng?
    Có phải tất cả các loài rùa biển đều có mai cứng?
    Có phải tất cả các loài rùa biển đều có mai cứng?
    Có phải tất cả các loài rùa biển đều có mai cứng?
  8. Top 8

    Rùa biển đi được bao xa trong đời?

    Khi rùa biển đạt đến độ tuổi sinh sản rùa biển sẽ di cư về khu vực nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng. Khoảng cách từ nơi chúng sinh sống đến các bãi đẻ có thể lên đến hàng nghìn cây số. Quá trình di cư kéo dài hàng tháng. Do rùa biển vừa di cư vừa kiếm ăn vào ban ngày. Còn ban đêm sẽ vào các rạn san hô và rạn đá để nghỉ ngơi.


    Sau khi giao phối, con đực sẽ lập tức trở về khu vực kiếm ăn. Còn con cái sẽ di chuyển xung quanh khu vực đẻ trứng trong khoảng 2 tháng để đẻ trứng. Sau đó mới quay về nơi chúng sinh sống. Loài Vích có thể duy trì tốc độ bơi 44km/ngày và chiều dài lên đến 3,410 km từ Gielop (Micronesia) đến Majuro (Đảo Marshall).


    Rùa biển Migrate đi được cả ngàn dặm trong suốt cuộc đời của chúng. Một con rùa cái đi hơn 12.000 dặm khứ hồi qua Thái Bình Dương, từ Papua ở Indonesia đến bờ biển phía tây bắc của Hoa Kỳ. Cả con đực và con cái đều di cư một khoảng cách xa giữa bãi kiếm ăn và bãi làm tổ.

    Rùa biển đi được bao xa trong đời?
    Rùa biển đi được bao xa trong đời?
    Rùa biển đi được bao xa trong đời?
    Rùa biển đi được bao xa trong đời?
  9. Top 9

    Vai trò của rùa biển

    Rùa biển đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đại dương và bãi biển. Trong các đại dương, các loại rùa biển, đặc biệt là rùa biển xanh, là một trong số ít các loài động vật ăn cỏ biển (còn có lợn biển) mọc ở các vùng đáy biển. Cỏ biển không được để mọc quá dài, và đây là khu vực cần thiết cho nhiều loài cá và sinh vật biển khác. Thảm cỏ biển mất đi sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền, tác động tiêu cực đến đời sống của rất nhiều loài sinh vật biển và con người.


    Bãi biển và cồn cát phụ thuộc vào các loài thực vật để chống lại sự xói mòn. Mỗi khi rùa biển vào đẻ trứng sẽ mang theo một lượng lớn các loài thực vật đại dương vào, cùng với đó là một nguồn dinh dưỡng cho thực vật cồn cát có trong trứng rùa khi rùa con nở ra. Hàng năm, rùa biển đẻ một số lượng trứng vô cùng lớn trên các bãi biển.


    Cùng với đó, rùa biển cũng là loài bò sát có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Chúng là một loại thực phẩm được ưa chuộng trên khắp thế giới với lượng protein rất lớn. Mai và yếm của rùa biển được sử dụng làm vật trang trí và sản xuất đồ gia dụng. Đối với con người, đặc biệt là những người khai thác đánh bắt thủy sản, vì rùa biển là sinh vật tạo môi trường cỏ biển tốt để nhiều loài sinh vật biển như cua, ốc, sò, cá, động vật giáp xác. Nhiều vùng thấy được tầm quan trọng của rùa biển đã vĩnh viễn không săn bắt rùa biển mà thay vào đó, những khu vực bảo tồn đã được thành lập, thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế gắn liền với phát triển bền vững.

    Vai trò của rùa biển
    Vai trò của rùa biển
    Vai trò của rùa biển
    Vai trò của rùa biển
  10. Top 10

    Mối đe dọa trong tự nhiên

    Trong số 7 loài rùa biển, tất cả đều được liệt kê trong Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa hoặc là nguy cấp hay cực kỳ nguy cấp. Mặc dù rùa biển thường đẻ khoảng 100 trứng mỗi lần nhưng hầu như chỉ có một rùa con sống sót đến tuổi trưởng thành. Trong tự nhiên, rùa biển con thường bị đe dọa bởi các loài động vật ăn thịt bao gồm cá mập, gấu, báo đốm Bắc Mỹ, cáo hay các loài chim biển, và đặc biệt là con người.


    Với tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ sống sót thấp cộng thêm thời gian phát triển dài nên ít rùa con sống sót được đến khi trưởng thành. Các quần thể rùa biển dọc vùng biển Việt Nam cũng đã chịu những tác động mạnh mẽ của con người trong nhiều thập kỷ. Rùa biển và trứng của chúng đã bị khai thác làm thức ăn, làm thuốc, bị buôn bán và sử dụng để chế tác mai rùa, mẫu nhồi và đồ mỹ nghệ. Bên cạnh đó, rùa biển còn đối mặt với nguy cơ mất bãi đẻ từ các hoạt động ven biển (lấn biển, xây dựng,…). Chúng còn dễ dàng vườn vào lưới đánh cá của ngư dân hay vướng phải túi ni lông, rác thải, va phải tàu thuyền.


    Biến đổi khí hậu cũng có thể đe dọa đối với rùa biển bởi trứng rùa biển sinh ra cá thể đực hay cái phụ thuộc vào nhiệt độ.

    Ngoài ra, rùa biển còn bị mối đe dọa đến từ việc săn bắt cá không đúng phương pháp, tình cờ làm nhiều con rùa biển mắc lưới, không ngoi lên hít thở không khí nên đã bị chết.

    Mối đe dọa trong tự nhiên
    Mối đe dọa trong tự nhiên
    Mối đe dọa trong tự nhiên
    Mối đe dọa trong tự nhiên
  11. Top 11

    Hình tượng con rùa trong văn hóa

    Rùa thường được mô tả trong văn hóa đại chúng là những sinh vật dễ tính, kiên nhẫn và khôn ngoan. Do tuổi thọ cao, di chuyển chậm, cứng cáp và không có nếp nhăn, chúng là biểu tượng của sự trường tồn và ổn định trong nhiều nền văn hóa trên thế giới.


    Văn hoá Phương Đông:

    • Rùa có chức năng chống đỡ, đảm bảo sự ổn định của thế gian ấy gắn nó với vị thần cao nhất: ở Tây Tạng cũng như ở Ấn Độ, con rùa cổng vũ trụ là hoá thân, lúc thì của Bồ tát, lúc thì của thần Vishnu, vị thần dưới hình dạng này có một khuôn mặt xanh, là dấu hiệu của sự tái sinh hoặc sinh sản, khi thần từ nguồn nước khởi nguyên nhô mình lên, cõng Trái Đất trên lưng. Việc gắn nước khởi nguyên với sự tái sinh thuộc hệ biểu tượng đêm, Mặt Trăng.
    • Ở Trung Quốc, rùa cũng là biểu tượng của Phương Bắc và mùa Đông, mà người ta gắn với các tuần trăng.
    • Trong các huyền thoại Mông Cổ, rùa vàng chống đỡ ngọn núi trung tâm vũ trụ.
    • Người Kamouk tin rằng khi khí nóng mặt trời sẽ nung kho và thiêu cháy mọi vật, con rùa cổng thế giới sẽ cảm thấy hệ quả của sức nóng, sẽ lo lắng, lật mình lại và do vậy mà gây nên cuộc tận thế.

    Văn hoá Việt Nam:

    • Trong văn hoá Việt Nam, con rùa mang biểu tượng thần thánh, linh thiêng lần đầu tiên xuất hiện trong truyền thuyết dưới thời dựng nước Âu Lạc của An Dương Vương - Thục Phán. Theo truyền thuyết, dưới thời An Dương Vương dựng nước, Rùa thần - Kim Quy đã xuất hiện hai lần để giúp nhà vua. Lần đầu tiên ngài xuất hiện để giúp An Dương Vương xây thành công thành Cổ Loa và cho nhà vua một cái móng thần của mình để làm ra nỏ thần, nỏ thần có thể bắn ra hàng trăm ngàn mủi tên, để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lăng của giặc phương Bắc. Lần thứ hai thần Kim Qui xuất hiện để chỉ ra kẻ bán đứng đất nước là Mỵ Châu và đưa An Dương vương về biển.
    • Ngoài ra rùa trong văn hoá Việt rất nổi bật trong quá trình đấu tranh giữ nước, dưới thời nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt, theo truyền thuyết rùa thần đã giúp Lê Lợi đánh bại giặc phương Bắc bằng việc cho ngài mượng thanh gươm thần, và sau đó thần Kim quy lấy lại gươm ở Hồ Hoàn Kiếm khi nhà vua ngự thuyền rồng trên hồ này, và từ đó hồ này được gọi là hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
    • Trong quan niệm của người Việt Nam ngàn đời nay, có hai con vật được cho là đại diện cho sự linh thiêng, thần thánh và cội nguồn của dòng giống dân tộc, đó là con rồng và con rùa.

    Văn hoá châu Mỹ bản địa:

    • Người Maya thể hiện Thần Mặt Trăng mặt một áo giáp đồi mồi.
    • Theo người Iroquois, người Bà của loài người từ trên trời rơi xuống biển, lúc ấy chưa có đất. Một con rùa đã vớt bà lên chiếc lưng bị con chuột xạ phủ đầy bùn lấy từ đại dương. Hòn đảo đầu tiên, về sau sẽ trở thành Trái Đất đã dần dần hình thành như vậy.
    • Theo Krickeberg, huyền thoại này có nguồn gốc algonkine. Cũng theo huyền thoại ấy, con Rùa Lớn còn xuất hiện lại hai lần nữa để bảo đảm sự phát triển của loài người; từ lẻ cõng thế giới đã chuyển sang thần sáng thế và sang tổ tiên huyền thoại như thế đó: lần thứ nhất rùa hiện lên dưới dạng một chàng trai, có những hình vân trên cánh tay và chân, làm cho người con gái của người Bà trên trời thụ thai một cách thần diệu, từ đó sinh ra những vị thần sinh đôi đối khán, những thần sáng tạo ra cái thiện và cái ác. Lần thứ hai vị thần sinh đôi thiện rơi xuống một cái hồ, đến được trước căn lều của cha mình là Rùa Lớn, Rùa Lớn trao cho chàng một cây cung và hai bắp ngô, một bắp đã chín để gieo, một bắp còn sữa để nướng (người Iroquois là một dân tộc săn bắn đã chuyển sang nông nghiệp).
    • Những niềm tin đó được tìm thấy tại các bộ lạc Bắc Mỹ khác, như ở người Sioux và người Huron...
    Hình tượng con rùa trong văn hóa
    Hình tượng con rùa trong văn hóa
    Hình tượng con rùa trong văn hóa
    Hình tượng con rùa trong văn hóa
  12. Top 12

    Quần Thể Rùa Biển Đang Suy Giảm

    Hiện nay, các quần thể rùa biển trên thế giới và Việt Nam đều đang bị suy giảm rất nghiêm trọng. Cả 5 loài rùa được tìm thấy ở nước ta đều có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007.


    Loài rùa da đã từng rất phổ biến tại vùng biển Việt Nam cách đây hơn 30 năm, số lượng đẻ trứng hàng năm khoảng 500 con. Nhưng những năm gần đây, chỉ còn khoảng 1- 2 con đẻ trứng mỗi năm tại khu vực miền Trung, các khu vực khác hầu như không có.


    Loài đồi mồi dứa phân bố nhiều ở các khu vực vịnh Bái Tử Long và các tỉnh miền Trung. Hiện nay chỉ còn khoảng 10 con lên đẻ mỗi năm tại một số bãi biển thuộc khu vực Bái Tử Long, bán đảo Sơn Trà và tỉnh Quảng Bình.


    Loài vích là loài phổ biến nhất tại vùng biển Việt Nam. Vào những năm 70, ước tính mỗi năm có khoảng:

    • 100 con lên đẻ tại các đảo ở vịnh Bắc Bộ
    • 500 con tại ven bờ các đảo ở Nam Trung Bộ
    • 230 con tại Côn Đảo và 100 con tại các đảo ở vịnh Thái Lan.
    • Nhưng theo các khảo sát gần đây, số lượng vích đã và đang suy giảm tại tất cả các khu vực.
    • Ngoại trừ khu vực Côn Đảo còn duy trì được số lượng vích lên đẻ tương đối ổn định, các khu vực khác chỉ còn lác đác vài con trong một năm.

    Trên thực tế, rùa biển luôn phải đối mặt với nguy cơ suy giảm quần thể. Trong tự nhiên, rùa đẻ có thể bị mất trứng hoặc rùa non bị giết bởi các động vật ăn thịt. Chúng còn dễ bị tấn công bởi khác khối u bệnh.

    Quần Thể Rùa Biển Đang Suy Giảm
    Quần Thể Rùa Biển Đang Suy Giảm
    Quần Thể Rùa Biển Đang Suy Giảm
    Quần Thể Rùa Biển Đang Suy Giảm
  13. Top 13

    Cùng hành động

    Mỗi người trong chúng ta đều có thể góp phần vào việc bảo vệ rùa biển:

    • Trước hết, hãy là người tiêu dùng có hiểu biết, không báo giờ mua hoặc bán thịt rùa và các đồ lưu niệm được làm từ rùa. Mọi hành vi khai thác, thu gom, mua, bán, vận chuyển rùa biển và cácsản phẩm từ rùa biển đều vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
    • Giữ cho môi trường biển trong lành và vận động mọi người cùng làm như bạn. Cẩn thận thận khi đánh cá ngoài biển, thường xuyên kiểm tra lưới cá để cứu những chùa rùa mắc phải.
    • Tham gia các hoạt động bảo tồn rùa biển. Hiện nay hoạt động này được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức hàng năm, bạn hoàn toàn có thể đăng ký tham gia đấy!
    • Nếu bạn phát hiện thấy rùa biển bị bắt, rao bán hay làm thịt, cần báo ngay cho các cơ quan và tổ chức liên quan, như Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tại địa phương và IUCN để xử lý.
    Cùng hành động
    Cùng hành động
    Cùng hành động
    Cùng hành động



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy