Xuất huyết đại tràng
Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, thường xuyên thức khuya, căng thẳng, stress,… Những thói quen tưởng chừng vô chi vô hại, nhưng người trẻ đang dồn mình vào nguy cơ viêm loét xuất huyết đại tràng.
Nếu có một số dấu hiệu này, có khả năng cao bạn đã mắc chứng xuất huyết đại tràng:
- Đại tiện kèm máu, phân lỏng, nát, có màu cà phê. Người bệnh bị táo bón lẫn tiêu chảy
- Mất nước, nguy cơ suy nhược cơ thể, mệt mỏi, choáng váng
- Thiếu máu do chảy máu đại tràng, chán ăn, cơ thể suy nhược, da dẻ xanh xao, thiếu sức sống
- Thường xuyên buồn nôn, nôn kèm máu. Khi nôn có mùi tanh, thức ăn lẫn chưa tiêu hóa hết. Đại tràng co thắt mỗi lần nôn
- Đau khó chịu vùng thượng vị. Các cơn đau xuất hiện đột ngột, đau dữ dội và kéo dài, bệnh nhân bị vã mồ hôi, có thể sốt nhẹ.
Xuất huyết đại tràng là tình trạng nguy hiểm. Khi có bất cứ triệu chứng nào, hãy đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được điều trị ngay. Tình trạng đại tràng bị tấn công nghiêm trọng, tổn thương, chảy máu. Do đó cần cầm máu ngay lập tức nếu không có nguy cơ ảnh hưởng tính mạng.Xuất huyết đại tràng có nguy hiểm không? Biến chứng bệnh như đã đề cập ở trên, xuất huyết đại tràng là hiện tượng nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới thiếu máu, suy nhược cơ thể nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, xuất huyết lâu ngày khiến chức năng đại tràng suy giảm, thậm chí, mất đi chức năng hoạt động của đại tràng.
Người chảy máu đại tràng thường xuyên, cơ thể suy nhược, khó hấp thụ dinh dưỡng, không đảm bảo hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, các cơn đau kéo dài. Nếu không kịp chữa trị bệnh viêm đại tràng sẽ biến chứng viêm đại tràng mãn tính và cũng có thể gây ung thư đại tràng rất nguy hiểm.
- Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi phát hiện có rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân như phân có máu, không khuôn, đau bụng nhiều thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tránh để đến tình trạng muộn như đi đại tiện 2 – 3 ngày liền, mất máu thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, tốn kém hơn. Theo dõi thường xuyên 6 tháng một lần bằng nội soi đại tràng, sinh thiết đại tràng, đại tràng sigma để phát hiện giai đoạn đầu của tiến triển ung thư.
- Cần quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bệnh nhân nên ăn những thức ăn mềm, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, lưu ý tránh ăn rau sống, bắp...
- Hạn chế căng thẳng quá mức khiến bệnh thêm trầm trọng, nên thư giãn, không sử dụng các chất kích thích, uống đủ nước. Đây cũng là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh đối với những người khỏe mạnh.
- Cho tới nay, chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh hoàn toàn viêm loét đại trực tràng chảy máu mà việc điều trị chỉ giúp lui bệnh. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh stress và khám sức khỏe định kỳ. Ngay khi có triệu chứng, cần đi khám bệnh sớm và điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng.