Top 10 bệnh nguy hiểm nhất trẻ con hay mắc trong mùa hè

Nguyễn Trần Thu Hằng 64 0 Báo lỗi

Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do vi nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Ở trẻ ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bệnh viêm màng não mủ

    Nguyên nhân: Bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây ra, gặp chủ yếu ở trẻ em. Đây là một bệnh phát triển do quá trình viêm mủ ở màng não mà vi trùng có thể xâm nhập qua đường máu, bạch huyết từ một ổ nhiễm khuẩn nào đó trong cơ thể. Bệnh thường khu trú tại màng não vùng vòm sọ.


    Triệu chứng và biểu hiện: Viêm màng não mủ là bệnh có các biểu hiện tùy theo từng thể bệnh và từng độ tuổi khác nhau. Trẻ có thể có những dấu hiệu ban đầu như sốt cao, chảy nước mũi, ho, tiêu chảy, quấy khóc, nôn trớ. Một số trẻ lại có thể xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tri giác, thị giác như trẻ quấy khóc, ánh mắt nhìn vô cảm. Vì thế, nhiều bà mẹ rất dễ nhầm trẻ bị viêm họng, viêm phổi hoặc tiêu chảy… và tự mua thuốc và uống thuốc tại nhà. Bệnh viêm màng não mủ hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Vì thế, khi trẻ có bất cứ một dấu hiệu bệnh lý nào (dù chỉ là ho, sốt, chảy mũi) cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám để loại trừ những bệnh nguy hiểm.


    Phòng ngừa: Để tránh bị bệnh viêm màng não mủ, bạn cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ (họng, răng, miệng) hàng ngày. Khi trong nhà có người bị bệnh, cần cách ly bệnh nhân và tránh tiếp xúc vì vi khuẩn có thể lây qua nước bọt khi giao tiếp hoặc khi ho hay nói bắn ra vào môi trường không khí xung quanh. Hiện nay đã có vacxin đặc hiệu cho trẻ dưới 36 tháng, cần tiêm loại này để miễn dịch.

    Bệnh viêm màng não mủ
    Bệnh viêm màng não mủ

  2. Top 2

    Bệnh sởi

    Nguyên nhân: Sởi là do siêu vi sởi gây ra và chúng có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Đây là bệnh theo mùa và nếu không biết cách điều trị dễ dẫn đến tử vong.


    Triệu chứng và biểu hiện: Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, những triệu chứng sau đây có thể xảy ra: Sốt, ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ, không chịu được ánh sáng. Những nốt nhỏ xíu với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má(đốm Koplik). Có người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau.Sau khi sốt 3 - 4 ngày, trẻ bị phát ban. Đầu tiên, ban sẽ xuất hiện ở sau tai và lan dần xuống má với cổ, ngực, tứ chi và cuối cùng là toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, có xu hướng kết dính với nhau, phát ban xen giữa khoảng da lành. Bị nhẹ thì ban rải rác, còn nặng thì hầu như toàn thân, sau khi hết để lại vết thâm. Trẻ biếng ăn, lộ rõ mệt mỏi. Thường thì 3 - 4 ngày sau khi ban mọc, Ban sẽ mất dần và sau 1 tuần sẽ không còn dấu vết gì. Trẻ hồi sức và không còn sốt.


    Phòng ngừa: Để phòng bệnh, cần tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ. Tiêm mũi 1 khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi 2 trong chiến dịch tiêm nhắc lại.Việc điều trị: uống thuốc hạ sốt, vệ sinh các nhân sạch sẽ. Cần cho trẻ ăn các thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước. Khi có dấu hiệu bệnh, cần dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, bổ sung vitamin A cho mắt. Bệnh nhi phải được ở nơi thoáng mát, ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng khem quá mức gây tình trạng thiếu các vi chất.

    Bệnh sởi
    Bệnh sởi
  3. Top 3

    Bệnh tiêu chảy

    Nguyên nhân: Nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy là do uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, ăn thực phẩm bị ô nhiễm, vệ sinh cá nhân không đủ và không đúng cách, không gian sống không sạch sẽ.


    Triệu chứng và biểu hiện: Số lần đi ngoài thất thường, lúc tăng lúc giảm.Tính chất của phân: Lúc lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi chua, khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy khi không dung nạp đường.Trẻ khó tiêu, lười ăn, dễ bị tiêu chảy khi ăn phải thức ăn lạ. Biểu hiện toàn thân: Trẻ sụt cân, chậm phát triển cân nặng, chiều cao dẫn tới suy dinh dưỡng nặng nếu trẻ tiêu chảy kéo dài quá lâu. Thiếu vitamin: Dấu hiệu thiếu vitamin nhóm tan trong dầu, mỡ. Thiếu các yếu tố vi lượng, muối khoáng như kẽm, selen, kali, phospho.


    Phòng ngừa: Nên ăn kĩ, uống sôi, rửa chân tay trước khi ăn uống. Khi đã bị tiêu chảy, cần uống nhiều nước, bổ sung thêm dung dịch ORS (oresol).

    Bệnh tiêu chảy
    Bệnh tiêu chảy
  4. Top 4

    Bệnh chân, tay, miệng

    Nguyên nhân: Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành.


    Triệu chứng và biểu hiện: Sau thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày, trẻ bị sốt nhẹ, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… sau đó xuất hiện các nốt ở chân tay miệng. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên cần phải cách ly trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.


    Phòng ngừa: Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp chủ đạo nhất để phòng ngừa là hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết. Khi đã có dấu hiệu bệnh hãy đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Cho bệnh nhân dùng loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.

    Bệnh chân, tay, miệng
    Bệnh chân, tay, miệng
  5. Top 5

    Bệnh thủy đậu

    Nguyên nhân: Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter gây ra. Bệnh lây người qua người bằng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ vật, qua đường hô hấp do hít phải virut do người bị bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho.


    Triệu chứng và biểu hiện:Thời gian ủ bệnh khoảng 2 -3 tuần, thông thường từ 14-16 ngày từ lúc bị nhiễm vi rút đến lúc phát bệnh. Bệnh nhân thường mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Bệnh thường kéo dài từ 7 tới 10 ngày.Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính nhưng vẫn có thể gây ra biến chứng từ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước đến nhiễm trùng huyết, viêm não (ít xảy ra). Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.


    Phòng ngừa: Tất cả những người chưa từng bị hay chưa tiêm vacxin đều có thể bị nhiễm bệnh. Thường thì người lớn bị nặng hơn trẻ em. Ai ai cũng phải chủ động phòng tránh bằng cách hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh và tiêm vacxin phòng bệnh.Bệnh này do virut gây ra nên hiện nay chưa có thuốc đặc trị mà tùy thuộc vào sự phát hiện ra bệnh sớm. Điều trị triệu chứng: Chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, an thần; chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi. Chú ý cắt ngắn móng tay, giữ sạch tay. Khi chỗ nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch có màu xanh tên metylen. Điều trị đặc hiệu: Dùng kháng sinh chống virut loại acyclovir, nên sử dụng trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện nốt đậu có thể giúp rút ngắn thời gian bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, cần có sự thăm khám và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tiêm vắc xin thuỷ đậu cho phụ nữ đang mang thai.Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49 tuổi) nên tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.

    Bệnh thủy đậu
    Bệnh thủy đậu
  6. Top 6

    Bệnh đau mắt đỏ

    Nguyên nhân: Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm với nhiều khói, bụi. vệ sinh kém cùng việc dùng chung khăn mặt, chăn, gối... cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.


    Triệu chứng và biểu hiện: Bệnh nhân có thể bị đỏ hoặc ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở mắt, bị cộm và tiết dịch chảy nước mắt cả. Khi thức dậy khó mở mắt do mắt bị dính chặt lại do màng rỉ mắt.


    Phòng ngừa: Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Nếu gia đình có người bệnh nên cách ly và điều trị cho thật tốt. Tránh đến những nơi như bệnh viện, trường học hay những nơi có khả năng bùng phát thành dịch. Rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng nhiều lần trong ngày, rỏ nước muối vệ sinh mắt... là cách bảo vệ chúng ta khỏi những phiền toái do viêm kết mạc dịch. Hiện chưa có thuốc diệt virut gây đau mắt đỏ, các thuốc kháng sinh như acyclovir, zovirax...chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của virut, những thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh thôi.

    Bệnh đau mắt đỏ
    Bệnh đau mắt đỏ
  7. Top 7

    Đau họng

    Nguyên nhân: Đau họng thường có nguyên nhân do kích ứng hoặc viêm. Nguyên nhân thường gặp nhất (80%) là viêm họng cấp tính do nhiễm virus ở vùng cổ họng. Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng, chấn thương và khối u, bệnh trào ngược dạ dày có thể đưa axit dạ dày lên vùng cổ họng và gây ra cơn đau họng.


    Triệu chứng và biểu hiện: Đau đầu, sốt, buồn nôn, sưng họng, đôi khi họng tấy đỏ và amiđan có hạch nổi lên, khó ăn, khô họng, chảy nước mũi, khó thở.


    Phòng ngừa: Vệ sinh nơi ở xung quanh và vệ sinh cá nhân thật tốt. Rửa tay kĩ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sử dụng chất khử trùng tay có chất cồn như là một thay thế cho việc rửa tay xà phòng và nước khi không có sẵn. Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh. Thuốc giảm đau như các loại thuốc chống viêm không steroid và paracetamol có thể giúp giảm nhẹ cơn đau họng. Các chuyên gia y tế từ Mayo Clinic khuyên người bị đau họng nên súc miệng với nước muối ấm và hạn chế nói nhiều gây ảnh hưởng đến giọng nói. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian chữa đau họng như mật ong, quất, chanh đào, gừng...

    Đau họng ở trẻ
    Đau họng ở trẻ
  8. Top 8

    Hen suyễn dị ứng

    Nguyên nhân: Hen suyễn dị ứng là do cơ thể phản ứng với thứ gây dị ứng như bụi, mùi thơm lạ, khí lạnh, phấn hoa, lông thú, vật nuôi, nấm mốc...


    Triệu chứng và biểu hiện: Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, và nhức đầu. Có thể ho khan và lên cơn hen suyễn. Triệu chứng bệnh này bao gồm ho khan, ho khò khè, tức ngực, khó thở. Về đêm, thời tiết lạnh với nhiệt độ hạ thấp khiến cho các triệu chứng càng trở nên trầm trọng.


    Phòng ngừa: Tránh xa những nơi có những thứ có thể gây dị ứng, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ và vệ sinh nơi ở xung quanh sạch sẽ, giữ ấm cổ và chân khi thời tiết giao mùa. Thuốc kháng histamine có thể được sử dụng để làm giảm tắc nghẽn và tránh phản ứng histamine trong cơ thể. Corticosteroid thường kê đơn cho người bị bệnh suyễn, thông thường ở dạng hít. Theophylline là một thuốc uống hàng ngày mà bệnh nhân hen suyễn có thể uống để giảm phù nề đường hô hấp. Những thuốc này được chứng minh là giảm thiểu hiệu quả những triệu chứng bệnh hen suyễn dị ứng.

    Hẹn suyễn dị ứng
    Hẹn suyễn dị ứng
  9. Top 9

    Cảm cúm

    Nguyên nhân: Cảm cúm là bệnh cấp tính do virut có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa.


    Triệu chứng và biểu hiện: Các triệu chứng của cảm cúm xuất hiện sau 1-3 ngày nhiễm virut bao gồm sốt, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, đau nhức cơ... Cảm cúm thông thường không biến chứng sẽ tự hết sau 7-10 ngày nhờ hệ miễn dịch của cơ thể. Mặc dù bệnh dễ mắc dễ khỏi, nhưng cảm cúm có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, bị gián đoạn công việc và giảm chất lượng cuộc sống.


    Phòng ngừa: Thường xuyên rửa tay, không tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, mở cửa sổ phòng ở hoặc dùng máy thanh lọc không khí, khi bị cảm cúm không nên ra ngoài, luyện tập thể thao, duy trì nếp sống và sinh hoạt hợp lý, tiêm vắc xin phòng cúm. Các thuốc cảm cúm trên thị trường hiện rất đa dạng với nhiều tên biệt dược khác nhau nhưng có thành phần thuộc bốn nhóm chính sau: Thuốc hạ sốt, giảm đau; Thuốc giảm ho; Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi; Thuốc chống dị ứng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược có tác dụng trị cúm như tía tô, tỏi, hành hoa...

    Bệnh cảm cúm
    Bệnh cảm cúm
  10. Top 10

    Sốt xuất huyết

    Nguyên nhân: Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu virus Dengue (DEN) gây ra. Bệnh lây do loài muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) đốt từ người bệnh truyền sang cho người lành.


    Triệu chứng và biểu hiện: Bệnh sốt xuất huyết có 2 triệu chứng điển hình là sốt và xuất huyết (chảy máu). Sự nguy hiểm của bệnh là giảm lượng tiểu cầu trong máu, nếu lượng tiểu cầu thấp có thể gây chảy máu không cầm được, nếu chảy máu ở nội tạng người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, sốt xuất huyết còn làm tăng tính thấm thành mạch làm huyết tương trong máu thoát ra ngoài, gây hiện tượng máu cô, dẫn đến giảm khối lượng máu lưu hành, tụt huyết áp và sốc. Nếu không được cấp cứu kịp thời cũng sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.


    Phòng ngừa: Để phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả chúng ta cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. Hiện bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Việc điều trị sốt xuất huyết hiện nay chủ yếu là nhằm điều trị triệu chứng.

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy