Top 8 Bức tượng Công giáo nổi tiếng trên thế giới

Jane TrucVy 112 0 Báo lỗi

Từ thế kỷ XIV đến nay,  các bức tượng Thánh là vật trang trí thiêng liêng nhất để tô điểm cho khuôn viên sân vườn và bên trong nhà thờ Công giáo. Có rất nhiều ... xem thêm...

  1. Michelangelo được biết đến là một người sùng đạo, và công việc của ông làm cho nhà thờ đã truyền cảm hứng đến phần lớn các tác phẩm nghệ thuật mà ông tạo ra. Bức tượng Pieta được coi là một tác phẩm nghệ thuật mạnh mẽ, được truyền cảm hứng từ đức tin mãnh liệt của ông. Michelangelo nghĩ rằng những người phụ nữ đức hạnh sẽ không bao giờ già đi, và đây cũng chính là lý do vì sao hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria mà ông miêu tả rất trẻ trung. Ông đã kết hợp thành công các hệ tư tưởng thời phục hưng với chủ đề Gothic, điều này góp phần tạo nên một bức tượng độc đáo.


    Hoàn thành vào năm 1499, tượng Pieta của Michelangelo cao 174cm và rộng 195cm; chạm khắc từ đá cẩm thạch của Ý. Nó được đặt làm tượng đài cho Đức Hồng Y Jean Bilhères de Lagraulas, và sau đó đã được chuyển đến vị trí ban đầu - đó là vương cung thánh đường Thánh Peter tại thành phố Vatican. Đây cũng là tác phẩm nghệ thuật duy nhất mà Michelangelo đã ký tên lên, hiện đang được trưng bày tại bảo tàng thành phố Vatican.


    Đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất trong phong trào nghệ thuật phục hưng. Bức tượng thể hiện hình ảnh Đức Maria trong tư thế ngồi, quấn áo choàng, tay đang nâng niu thi thể không còn sự sống của Chúa Jesus. Chân của Chúa Jesus thì được nâng đỡ bởi cánh tay của mẹ Ngài, đầu ngả ra sau chạm vào vai bà. Điều này nhằm miêu tả hình ảnh Thiên Chúa sau khi bị đóng đinh. Tác phẩm có hình dạng tương tự như một kim tự tháp, với đầu của Đức Maria là đỉnh và phần điêu khắc phía dưới được mở rộng. Bức tượng theo chủ đề tôn giáo này được thiết kế để khơi gợi nỗi buồn trong lòng người xem khi miêu tả một người mẹ mất đi đứa con của mình, mặc dù Chúa Jesus là vật hiến tế thiêng liêng. Nó cũng tương ứng với phần còn lại trong tác phẩm do ý nghĩa tôn giáo, và là một trong những bức chân dung mạnh mẽ nhất về hầu hết mọi hình ảnh trong kinh Thánh.


    Nếu nhìn kỹ tác phẩm, ta sẽ thấy Michelangelo đã làm cho đá cẩm thạch trông giống như da người như thế nào. Ngoài ra còn có rất nhiều nếp gấp phức tạp trên vải, đây là những chi tiết cho thấy rõ ràng ông có tay nghề rất cao. Dù bên cạnh đó còn một vài tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng được thực hiện bởi Michelangelo, nhưng Pieta vẫn là một trong những kiệt tác phong phú nhất của ông. Có lẽ đó là cách nó đã đưa Michelangelo trở thành ngôi sao trong lịch sử nghệ thuật, và đồng thời đó cũng là ý nghĩa tôn giáo, chính trị mà tác phẩm này mang theo.

    Tượng Pieta (Đức Mẹ Sầu Bi) của Michelangelo
    Tượng Pieta (Đức Mẹ Sầu Bi) của Michelangelo
    Tượng Pieta (Đức Mẹ Sầu Bi) của Michelangelo
    Tượng Pieta (Đức Mẹ Sầu Bi) của Michelangelo

  2. Tượng Chúa Cứu Thế là một tác phẩm nghệ thuật to lớn về Chúa Jesus ở Rio de Janeiro-Brazil, chiều 30 mét (chưa bao gồm bệ 8 mét). Nó đã mê hoặc các chuyên gia và các nhà sử học trong gần một trăm năm. Được xây dựng từ năm 1922-1931 cho những tín đồ tận tụy, với biểu tượng trái tim thiêng liêng và cánh tay dang rộng của Chúa Jesus. Tác phẩm điêu khắc tâm linh theo phong cách Art Deco lớn nhất hành tinh này hiện là một trong bảy kỳ quan, cũng như lớn thứ tư trên thế giới thế giới cùng với Machu Picchu, Vạn Lý Trường Thành và Đấu Trường La Mã; đồng thời còn là di sản lịch sử quốc gia của Brazil.


    Các nghệ nhân lành nghề Marblebee đã chạm khắc thủ công bản sao của nó cho các ngôi nhà và khu vườn, bằng cách sử dụng đá cẩm thạch chất lượng cao được liên kết với nhựa thiết kế loại tốt nhất. Bức tượng không chỉ là biểu tượng địa danh dễ nhận biết nhất của Rio, mà còn là một biểu tượng văn hóa của Brazil. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chinh là nó đã trở thành một biểu tượng toàn cầu của Công giáo, thu hút hàng triệu tín đồ cũng như những người ngoại đạo khám phá đỉnh núi Corcovado mỗi năm. Việc thiết kế một bức tượng khổng lồ của Chúa Jesus Kito ở Rio lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1850, khi một linh mục địa phương nảy ra ý tưởng đặt một tượng đài Công giáo trên đỉnh núi Corcovado. Ông đã yêu cầu Công chúa Isabel (con gái Hoàng đế Pedro II) tài trợ cho dự án, nhưng ý tưởng này bị loại bỏ sau khi chế độ cộng hòa được tuyên bố ở Brazil năm 1889 – khi động thái tách nhà thờ khỏi nhà nước trong nước. Mãi cho đến sau Thế chiến thứ nhất, tổng giáo phận Công giáo La Mã ở Rio cùng một nhóm dân địa phương bắt đầu quan tâm đến “việc thiếu đức tin tôn giáo” trong cộng đồng Brazil. Họ hy vọng rằng bằng cách đặt một bức tượng khổng lồ của Chúa Jesus trên trên đỉnh ngọn núi tại nơi này sẽ giúp nổi dậy sự chống lại điều mà được coi là “sự vô thần ngày càng tăng”. Người ta bắt đầu yêu cầu đặt bức tượng trên đỉnh Núi Corcovado để có thể nhìn thấy nó từ mọi nơi ở Rio.


    Thiết kế của bức tượng Chúa Cứu Thế không phải chỉ bởi một người, mà bởi một số nhà thiết kế khác nhau đã tạo ra nó trong khoảng thời gian 9 năm. Vào thời điểm hoàn thành, việc xây dựng bức tượng đã tiêu tốn 250.000 đô la (thời điểm bấy giờ). Số tiền này được tài trợ hoàn toàn bởi cộng đồng Công giáo tại Brazil.


    Ban đầu, kỹ sư Heitor da Silva Costa đã phác thảo bức tượng với hình ảnh Chúa Jesus một tay vác thánh giá, tay còn lại nâng quả địa cầu; đồng thời ông cũng nảy ra ý tưởng để bức tượng quay về hướng mặt trời mọc từ đỉnh núi. Nhưng cuối cùng, Silva Costa đã thay đổi quyết định và thiết kế nó thành một bức tượng khổng lồ mà chúng ta có thể thấy ngày nay, với hình ảnh Chúa Jesus Kito dang rộng vòng tay như thể chào đón người dân Rio. Mặt khác, khuôn mặt của Ngài được thiết kế bởi nghệ sĩ La Mã Gheorghe Leonida; và thiết kế Art Deco của bức tượng là tác phẩm của Paul Landowski - nhà điêu khắc người Pháp gốc Ba Lan - người đã dành nhiều năm để thiết kế nó từ những mảnh đất sét, sau đó chuyển đến Brazil để làm lại bằng bê tông.


    Do kích thước khổng lồ của bức tượng, tất cả các nguyên vật liệu cần thiết cũng như nhân công đều được vận chuyển lên núi Corcovado trên một đoàn tàu bánh răng nhỏ. Người ta phải sử dụng các cọc gỗ dài để làm giàn giáo trong giai đoạn xây dựng, và họ đã thu nhỏ chúng để đặt tất cả các vật liệu vào đúng vị trí. Việc này thực sự rất khó khăn, nhưng nó cũng chính là sự tượng trưng cho đức tin tôn giáo mãnh liệt của người dân nơi đây.

    Tượng Chúa Cứu Thế nổi tiếng ở Barazil
    Tượng Chúa Cứu Thế nổi tiếng ở Barazil
    Tượng Chúa Cứu Thế nổi tiếng ở Barazil
    Tượng Chúa Cứu Thế nổi tiếng ở Barazil
  3. Công trình kỳ diệu với tên gọi Giếng Moses là một tác phẩm điêu khắc đồ sộ được công nhận là kiệt tác của nghệ sĩ người Hà Lan Claus Sluter. Nó được làm từ đá Asnieres vào năm 1395-1403. Mô tả hình ảnh các nhân vật Moses, David, Jeremiah, Zachariah, Daniel, và Isaiah - là những nhà tiên tri từng thấy trước cuộc khổ nạn cũng như cái chết của Chúa Jesus. Tác phẩm được thiết kế cho tu viện Carthusian của Chartreuse de Champmol; xây dựng như một nơi chôn cất của công tước Burgundian Philip the Bold ngay bên ngoài thủ đô Dijon của Burgundian, ngày nay thuộc Pháp. Tuy nhiên, tu viện này đã bị phá hủy trong cuộc cách mạng Pháp; và hiện tại, Giếng Moses vẫn được giữ lại cho công chúng chiêm ngưỡng.


    Nó được thiết kế theo phong cách kết hợp từ sự sang trọng của Gothic quốc tế với chủ nghĩa hiện thực phương Bắc. Chạm khắc từ đá khai thác ở Asnieres, gần Dijon; bao gồm một một cây thánh giá cao đặt trên một đế hình lục giác, bao quanh bởi hình của 6 nhà tiên tri nói trên. Đứng tại những hàng cột thanh mảnh ở các góc giữa hình ảnh những nhà tiên tri là 6 thiên thần đang khóc. Tất cả các nhân vật đều được sơn cũng như mạ vàng bởi Jean Malouel, và hiện tại một số vết sơn này vẫn còn. Tác phẩm này còn chứa một bức chân dung mật mã của Philip the Bold trong hình ảnh Jeremiah - nhà tiên tri được ưa chuộng của Carthusian. Khi so sánh với tác phẩm điêu khắc Philip the Bold trong cổng nhà thờ, thì cả hai đều có nét tương đồng nổi bật như nhau: cằm tròn, mũi to, đôi mắt sâu cùng lông mày cong đặc biệt. Ngoài ra, Jeremiah cũng là nhân vật duy nhất không được miêu tả bằng màu xanh lam hoặc màu vàng, mà là màu tím và xanh lục.


    Cấu trúc ban đầu của tác phẩm bao gồm bốn yếu tố: giếng sâu khoảng 4m, được cung cấp nước từ sông Ouche gần đó; bến tàu hình lục giác, nằm chìm ở trung tâm giếng, một khoảng trống rộng 2,8m trên đỉnh cột cùng một cây thánh giá được dựng lên từ trung tâm. Nằm ở sân sau là tu viện chính bao quanh giếng, nó đã được thêm vào từ thế kỷ XVII, khi phần trên của công trình bị hư hại do thời tiết. Nó tiếp tục bị hư hại vào năm 1791, trong cuộc cách mạng Pháp. Cái tên "Giếng Moses" bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XIX. Phần đế hình lục giác với các tác phẩm điêu khắc này vẫn còn tồn tại ở nơi ngày nay là Bệnh viện de la Chartreuse, và những người đến đây đều có thể nhìn thấy nó.

    Giếng Moses của Claus Sluter
    Giếng Moses của Claus Sluter
    Giếng Moses của Claus Sluter
    Giếng Moses của Claus Sluter
  4. Tượng Chúa Kito của Vực Thẳm là một bức tượng được nhấn chìm trong 7,6m nước ngoài khơi bờ biển Key Largo, Florida vào năm 1954. Nó bắt đầu nổi lên từ đáy biển bờ biển Riviera của Ý, là một tác phẩm điêu khắc được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 2,5m và nặng 1.800kg; được dựng lên để tưởng nhớ một thợ lặn huyền thoại người Ý. Ngày nay nó đã trở thành một trong những điểm lặn biển nổi tiếng nhất Địa Trung Hải, thu hút những người đam mê lặn biển từ khắp nơi trên thế giới.


    Đứng ở độ sâu 17m dưới mặt biển, bức tượng thiết kế bởi nhà điêu khắc Guido Galletti. Và vào năm 1954, nó được đặt dưới đáy biển, cách tu viện San Fruttuoso không xa, gần thị trấn Portofino. Mô tả hình ảnh Chúa Kito đang dang rộng hai tay trong tư thế ban phép lành, mắt ngước nhìn lên trời. Nó được lắp đặt theo sáng kiến của thợ lặn Duilio Marcante để tưởng nhớ người bạn cũng là thợ lặn của ông - Dario Gonzatti, một người tiên phong trong lĩnh vực lặn biển, đã không may qua đời gần địa điểm này vào năm 1947. Kể từ đó, bức tượng đã trở thành tâm điểm nổi tiếng cho những người thợ lặn đến thăm vùng duyên hải Ý, vì nó nằm ở vùng nước tương đối nông, không xa với bờ biển. Người ta có thể dễ dàng tiếp cận gần nếu đi du thuyền tư nhân dọc theo bờ biển này.


    Tượng Chúa Kito của Vực Thẳm đã trở nên có ý nghĩa đặc biệt trong cộng đồng những người lặn biển trên toàn thế giới; vì nó vừa là sự tưởng nhớ đến tất cả những thợ lặn đã thiệt mạng trên biển, vừa là biểu tượng của sự bảo vệ, trông chừng những nhà thám hiểm dưới nước ngày nay tại Địa Trung Hải. Đối với nhiều người, việc lặn khám phá ở đây là một trải nghiệm cảm động và là sự thỏa mãn ước nguyện từ lâu. Đồng được làm cho bức tượng có từ nhiều nguồn quyên góp khác nhau; bao gồm chuông tàu, chân vịt tàu ngầm, huy chương của các vận động viên Olympic cùng các binh lính đã ngã xuống trong những trận chiến. Tất cả đều được Guido Galetti nấu chảy để biến chúng thành biểu tượng hòa bình này. Nếu ở đây vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 7, người ta sẽ được chứng kiến một trong những nghi lễ tôn giáo đặc biệt và sâu sắc nhất của Ý. Thánh lễ tổ chức buổi tối trên bãi biển, sau đó là lễ rước dưới nước - nơi một vòng nguyệt quế được đặt dưới chân của bức tượng.

    Tượng Chúa Kito của Vực Thẳm
    Tượng Chúa Kito của Vực Thẳm
    Tượng Chúa Kito của Vực Thẳm
    Tượng Chúa Kito của Vực Thẳm
  5. Trên một hòn đảo bên hồ đẹp như tranh vẽ, hình ảnh về một cây thánh giá khổng lồ “bị gãy” đã trở thành địa điểm hành hương nổi tiếng. Bức tượng Chúa Kito Bị Phá Vỡ là bằng chứng cho thấy những thứ dù không hoàn hảo vẫn mang một vẻ đẹp riêng, cũng như ý nghĩa trong đó. Đây là một trong 5 tác phẩm điêu khắc lớn nhất ở Mexico, nó được làm bằng bê tông và thép, cao 25 mét. Xây dựng ở trung tâm đập Presidente Calles vào năm 2006, tại đô thị San José de Gracia, Aguascalientes.


    Bức tượng bị gãy một chân và một tay kể từ khi được làm ra, là tác phẩm của Miguel Romo. Nó được thiết kế để tượng trưng cho lịch sử khó khăn xung quanh lũ lụt trong khu vực, cũng như sự di cư của người dân. Khu vực này bao gồm một nhóm dân số nhỏ do người Chichimecas bản địa thành lập. Nó cũng là nơi giao tranh ác liệt trong Chiến tranh Cristero. Vào cuối những năm 1920, việc xây dựng đập hầu hết khu vực bị ngập lụt. Điều này buộc nhiều người dân bản địa phải chuyển đến bờ hồ mới hình thành, tạo thành thị trấn San José de Gracia. Truyền thuyết địa phương cũng kể rằng một vị linh mục đã tìm thấy cây thánh giá bị gãy, ông hứa sẽ sửa nó nhưng lại nghe thấy một giọng nói chắc chắn từ trời từ chối việc sửa chữa này, vì sự xuất hiện của nó sẽ trở thành một biểu tượng cho những ai cảm thấy tan vỡ hoặc mất mát. Cho nên, người linh mục đã giữ nguyên cấu trúc ban đầu của nó.


    Ngày nay, bức tượng Chúa Kito Bị Phá Vỡ tiếp tục được coi là vị cứu tinh của những nguyên nhân đã mất. Đó cũng là hình ảnh của sự chữa lành bằng đức tin đối với những người không đặc biệt quan tâm đến tính tôn giáo của địa điểm. Con đập lẫn hòn đảo này luôn được biết đến với khung cảnh tuyệt vời trong cảnh quan gần như khô hạn tại miền Trung Mexico.

    Tượng Chúa Kito Bị Phá Vỡ
    Tượng Chúa Kito Bị Phá Vỡ
    Tượng Chúa Kito Bị Phá Vỡ
    Tượng Chúa Kito Bị Phá Vỡ
  6. Trong Vương cung thánh đường Thánh Peter, ở quận Monti, trên đồi Oppio; có một bức tượng tuyệt vời và rất nổi tiếng về nhân vật Moses trong kinh thánh. Là một kiệt tác của Michelangelo - nghệ sĩ điêu khắc thời phục hưng tại Ý. Bức tượng này có cặp sừng kỳ lạ, có lẽ đây là kết quả của một lỗi kỹ thuật nào đó. Dù vậy, điều này rất thú vị, nó giúp thu hút một số sự tò mò của những người muốn khám phá.


    Được ủy quyền bởi Giáo Hoàng Julius II vào năm 1505, Moses là một phần của khu phức hợp tượng hoành tráng ở ba cấp độ, trang trí bằng khoảng 40 bức tượng, được coi là lăng mộ của Giáo Hoàng, nó chiếm vị trí trung tâm tại vương cung thánh đường Thánh Peter mới. Sau sự qua đời của Giáo Hoàng, dự án này bắt đầu trải qua những thay đổi cũng như thu hẹp đáng kể, và được hoàn thành vào năm 1545. Ban đầu Michelangelo thiết kế nó rất đồ sộ, bức tượng Moses được đặt trên một bậc cao khoảng 3,74 mét, đối diện với tượng Thánh Paul. Và trong bản thiết kế cuối cùng, nó được đặt nằm ở trung tâm của tầng dưới. Tượng Moses làm ra từ đá cẩm thạch, cao 235 cm. Nhà tiên tri được thể hiện trong tư thế ngồi, đầu quay về bên trái, chân phải đặt trên mặt đất, chân trái hơi lùi ra phía sau, chỉ có mũi bàn chân đặt trên đế, tay trái của ông để gần bụng và trên bộ râu bóng loáng, trong khi tay phải cầm các điều răng. Tuy nhiên, cũng thật kỳ lạ, các bảng điều răng đều bị lật ngược, như thể chúng sắp tuột khỏi tay của ông. Đặc biệt là mô tả những sợi tóc cũng như từng nếp gấp vải của bức tượng trông rất thật, việc này khá khó để thực hành trong tác phẩm điêu khắc, nhưng Michelangelo đã thể hiện nó vô cùng mềm mại.


    Những chiếc sừng trên đầu của Moses, điển hình cho hình tượng của ông, có lẽ là do lỗi dịch thuật Sách Xuất Hành chương 34. Trong đó nói rằng khi Moses xuống núi Sinai, có hai tia sáng trên trán; và Tiếng Do Thái "karan" hoặc "karnaim" có nghĩa là "tia", có lẽ nó đã bị nhầm lẫn với từ "keren" nghĩa là "sừng". Thực tế là vào thời Trung cổ, người ta tin rằng chỉ có Chúa Jesus mới có khuôn mặt toả ra hào quang. Thế nên, điều này đã góp phần gây ra sai lầm mà lâu nay người ta luôn thắc mắc về lý do vì sao tượng Moses lại có sừng.

    Tượng Moses của Michelangelo
    Tượng Moses của Michelangelo
    Tượng Moses của Michelangelo
    Tượng Moses của Michelangelo
  7. Tượng Chúa Jesus Ban Phước Lành ở Manado, Indonesia là một kiệt tác đẳng cấp của năm 2010. Nó được ghi nhận là bức tượng Chúa cao nhất châu Á, cũng như cao thứ 4 thế giới. Với kích thước to lớn, cao đến 50 mét, bao gồm 20 mét bệ và 30 mét tượng; được làm bằng 25 tấn sợi kim loại cùng 35 tấn thép, mô tả hình ảnh Chúa Jesus đứng dang tay trên không, trông như thể Ngài đang ban phước lành, may mắn cho con người.


    Ý tưởng này đến từ doanh nhân Ciputra - một nhà phát triển bất động sản người Indonesia, khi ông và vợ đứng ở nơi có bức tượng bây giờ. Nó được xây dựng cho xã hội Manado và Bắc Sulawesi để thờ phượng Thiên Chúa. Việc xây dựng phải mất ba năm để hoàn thành bởi Kỹ sư Yogyakarta, cùng chi phí xây dựng là 5 tỷ rupiah (khoảng gần 12,7 tỷ đồng). Tại thị trấn Manado, mọi người có thể nhìn thấy tượng Chúa Jesus Ban Phước Lành - một trong những tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất thế giới.


    Tác phẩm điêu khắc này được đặt đứng trên đỉnh một ngọn đồi ở độ cao 150 mét so với mực nước biển, trên một bệ nghiêng 20 độ. Điều này vô tình tạo ra hiệu ứng như tượng Chúa Jesus đang bay vút lên không trung. Người ta hoàn toàn có thể nhìn thấy nó từ bất cứ đâu trong thị trấn nhỏ và đóng vai trò là một trong những điểm tham quan nổi bật của Indonesia, không chỉ có quy mô ấn tượng mà còn có vẻ ngoài khá khác thường. Đặc biệt, tượng đài luôn trông ấn tượng hơn vào buổi tối, khi hệ thống chiếu sáng được kích hoạt.

    Tượng Chúa Jesus Ban Phước Lành
    Tượng Chúa Jesus Ban Phước Lành
    Tượng Chúa Jesus Ban Phước Lành
    Tượng Chúa Jesus Ban Phước Lành
  8. Tượng Chúa Cứu Thế của Andes là một tượng đài ở Cordillera với độ cao 3,8m trên mực nước biển trung bình tại biên giới giữa Argentina và Chile. Nó được công bố vào ngày 13 tháng 3 năm 1904 như một lễ kỷ niệm giải pháp hòa bình cho tranh chấp biên giới giữa hai nước. Đây là một tác phẩm điêu khắc ấn tượng về Chúa Jesus với cây thánh giá trên tay, thường được cho là tạo ra từ những khẩu đại bác trong chiến tranh, nhưng thực tế là làm bằng đồng tinh xảo.


    Vào đầu thế kỷ XX, Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã viết một loạt các thông điệp kêu gọi hòa bình, hòa hợp cũng như lòng sùng kính Chúa Kito Đấng Cứu Chuộc trong thời điểm Argentina và Chile đang tiến gần đến xung đột vũ trang ở một cuộc tranh chấp đang diễn ra về vị trí biên giới. Giám mục Cuyo hứa sẽ dựng tượng Chúa Cứu Thế để nhắc nhở các bên về sứ điệp hòa bình. Bức tượng đồng cao 7m sau đó được thực hiện bởi nhà điêu khắc Mateo Alonso của Buenos Aires, được trưng bày một thời gian tại trường Lacordaire dòng Đa Minh ở Buenos Aires. Khi các quốc gia tiến gần hơn đến chiến tranh, Ángela Oliveira Cézar - một phụ nữ có mối quan hệ xã hội tốt, đã lãnh đạo một nhóm Cơ Đốc giáo tại trường mang bức tượng đến dãy Andes trong trường hợp hòa bình như một biểu tượng của sự đoàn kết giữa hai quốc gia. Cô có lý do đặc biệt để lo lắng về điều này vì anh trai của cô là một vị tướng trong quân đội Argentina, đang chuẩn bị cho cuộc xung đột ở biên giới.


    Một bước đột phá ngoại giao vào tháng 5 năm 1902 đã đưa Argentina và Chile đến thỏa thuận hòa bình. Oliveira Cézar và Giám Mục Cuyo bắt đầu thực hiện việc di chuyển bức tượng đến đèo Cumbre del Bermejo - nơi mà José de San Martín đã sử dụng vào năm 1817 để vượt qua dãy Andes và giải phóng Chile khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. Năm 1904, tượng Chúa Cứu Thế của Andes được di chuyển từng mảnh đi 1.200 km bằng tàu hỏa, sau đó được mang lên núi bằng con la. Bệ đá granit cao 6m do Molina Civit thiết kế được hoàn thành vào ngày 15 tháng 2 năm 1904, và Alonso - nhà điêu khắc ban đầu, đã chỉ đạo việc ghép bức tượng đồng. Nó được dựng lên với hình người quay mặt về phía đường biên giới, đứng trên quả địa cầu Nam Mỹ nổi bật, tay trái cầm thánh giá, tay phải giơ lên ban phước lành. Năm 2004, lễ kỷ niệm 100 năm của bức tượng được tổ chức, với sự tham dự của tổng thống Néstor Kirchner của Argentina và Ricardo Lagos của Chile. Họ tái khẳng định tình hữu nghị giữa hai nước. Tượng Chúa Cứu Thế đã được tuyên bố là di tích lịch sử quốc gia của Argentina.

    Tượng Chúa Cứu Thế của Andes
    Tượng Chúa Cứu Thế của Andes
    Tượng Chúa Cứu Thế của Andes
    Tượng Chúa Cứu Thế của Andes



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy