Top 6 Địa điểm hành hương Công giáo tại Việt Nam

Jane TrucVy 718 0 Báo lỗi

Đạo Công giáo đã phát triển ở Việt Nam khoảng 400 năm. Giáo hội Công giáo Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo toàn cầu, dưới sự lãnh đạo tinh thần ... xem thêm...

  1. Nhà thờ Tắc Sậy của Việt Nam là một ví dụ điển hình về cách mà Công giáo phát triển mạnh mẽ tại Châu Á thông qua lòng dũng cảm và sự tử vì đạo của những người Công giáo đầu tiên. Nơi đây còn được gọi là nhà thờ Cha Diệp, là nơi tưởng nhớ linh mục Phanxico Xavie Trương Bửu Diệp - người đã phục vụ giáo xứ trong 16 năm, đã tử vì đạo khi bảo vệ những người Công giáo địa phương khỏi cuộc đàn áp của quân Nhật năm 1946. Sự tử đạo của vị linh mục này đã cứu sống 70 người Công giáo - những người bị bó lại với nhau để bị thiêu sống trong một nhà kho nhưng trốn thoát được. Lần đầu tiên người ta chôn cất thi thể của ông ở một nơi khác, nhưng hài cốt đã được khai quật để chôn cất lại trong khuôn viên của nhà thờ vào năm 1969.


    Cha Diệp là một trong những linh mục Công giáo được kính trọng nhất tại Việt Nam đối với cả người theo đạo Thiên Chúa lẫn người ngoại đạo. Ông được tuyên phong là “Tôi Tớ Chúa” trong giai đoạn đầu tiên của quy trình ba giai đoạn để được phong Thánh trong giáo hội Công giáo, vào năm 2014. Ngôi mộ của Cha Diệp trong khuôn viên nhà thờ là một địa điểm hành hương lớn của Giáo phận Cần Thơ, tỉnh Bạc Liêu. Do số lượng khách hành hương ngày càng đông, nhà thờ đã thành lập một trung tâm hành hương gồm 5 tầng. Bất kỳ khách hành hương nào cũng có thể ở lại trung tâm nghỉ ngơi qua đêm. Nơi đây có thể chứa khoảng 600 người cùng một lúc.


    Bên cạnh di sản của Cha Diệp, nhà thờ Tắc Sậy còn nổi tiếng với thiết kế cùng kiến trúc độc đáo. Nó được xây dựng từ năm 1925 dưới thời Pháp thuộc theo kiểu chùa Phật giáo. Ngày nay, được coi là một trong những nhà thờ lớn cũng như đẹp nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nó có ba tầng, tường sơn màu xanh nhạt, mái ngói đỏ, bốn chiếc đồng hồ quay bốn hướng. Nhà thờ sẽ kỷ niệm một trăm năm thành lập vào năm 2025. Hàng ngày có rất nhiều khách hành hương cùng du khách từ khắp nơi đổ về đây, chủ yếu là để cầu nguyện và dâng hương cho Cha Diệp. Họ cũng đặt nước đóng chai, thuốc men trên mộ ông để được ban phước. Ngày 12/3, tưởng niệm ngày mất của Cha Diệp, hàng chục ngàn người đổ về nhà thờ để tham dự Thánh lễ cử hành tưởng niệm đặc biệt này.

    Nhà thờ Tắc Sậy - Cà Mau
    Nhà thờ Tắc Sậy - Cà Mau
    Nhà thờ Tắc Sậy - Cà Mau
    Nhà thờ Tắc Sậy - Cà Mau

  2. Trong nhiều thế kỷ, thế giới đã nghe nhiều báo cáo về việc mọi người nhìn thấy Đức Trinh Nữ Maria hiện ra. Hầu hết các cuộc hiện ra của bà đều xảy ra tại Châu Âu, chẳng hạn như Lourdes ở Pháp và Fátima ở Bồ Đào Nha. Chắc hẳn họ vẫn chưa biết rằng Việt Nam cũng là một trong số ít nơi trên thế giới được cho là Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với các tín hữu địa phương. Vào năm 1798, một nhóm người Công giáo tại La Vang, tỉnh Quảng Trị, tuyên bố rằng họ đã nhìn thấy Nữ Vương Thiên Đàng khi họ đang cầu nguyện trong rừng. Sự kiện này về sau được gọi là Đức Mẹ La Vang.


    Dưới triều vua Cảnh Thịnh, Công giáo ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Lo sợ một tôn giáo “Pháp du nhập” sẽ ảnh hưởng đến quyền lực cai trị của mình và làm suy yếu chế độ quân chủ nước nhà, nên nhà vua đã quyết tâm bài trừ Công giáo, đàn áp các tín đồ địa phương. Giữa bầu không khí chống Công giáo dâng cao vào năm 1798, một nhóm tín đồ chạy trốn đến La Vang, trú ẩn trong khu rừng nhiệt đới tỉnh Quảng Trị. Đêm nọ, họ nhìn thấy một người hiện ra khi tất cả đang cầu nguyện. Trên cành cây, bà ấy xuất hiện với hai thiên thần đứng bên cạnh trong chiếc áo dài, tay bế một đứa trẻ sơ sinh. Các tín đồ có mặt tại đó giải thích cảnh tượng này là Đức Trinh Nữ Maria đang bế hài nhi Jesus. Năm 1802, những giáo dân này bỏ rừng về quê đồng thời thuật lại câu chuyện Đức Mẹ hiện ra ở La Vang. Sau đó, nhiều người đã thường xuyên đến địa điểm này đọc kinh lần chuỗi Mân Côi. Để kỷ niệm sự kiện đó, các tín hữu địa phương gọi khu vực nơi Đức Mẹ hiện ra là một đền Thánh và xây dựng nhà nguyện vào năm 1820. Mười năm sau, căng thẳng giữa triều đình Việt Nam với người Công giáo ngày càng tăng. Thế nên, từ năm 1830 đến năm 1885, các cuộc đàn áp Công giáo diễn ra trên khắp đất nước, rất nhiều linh mục đã bị giết hại; giáo dân Công giáo giảm đáng kể, nhà thờ Đức Mẹ La Vang bị phá hủy. Vào năm 1886, những người Công giáo địa phương xây dựng lại nhà thờ, và mất 15 năm mới hoàn thành vì vị trí biệt lập.


    Ngày 22 tháng 8 năm 1961, Giáo Hoàng John XXIII đã phong nhà thờ này thành vương cung thánh đường. 11 năm sau, vương cung thánh đường lại bị phá hủy trong cuộc tấn công Phục Sinh năm 1972. Chỉ một phần tháp chuông là còn gần như nguyên vẹn trong chiến tranh. Dù đã hoen ố theo thời gian nhưng nó vẫn giữ được vẻ uy nghiêm vốn có. Năm 1998, Đức Thánh Cha John Paul II nhìn nhận tầm quan trọng của việc Đức Mẹ hiện ra tại La Vang và bày tỏ mong muốn tái thiết vương cung thánh đường này. Để cho khách hành hương một không gian thờ phượng rộng rãi cũng như thuận tiện hơn, các nhà lãnh đạo giáo hội địa phương đã xây dựng một nhà nguyện mới vào năm 2012 mang kiến trúc bản địa với mái dốc truyền thống, nơi đây có thể chứa tới 5.000 người.


    Trước tháp chuông là một quảng trường rộng rãi, hai bên là những tác phẩm điêu khắc thể hiện cuộc khổ nạn của Chúa Jesus Kito cùng những vị Thánh tử đạo Việt Nam. Tại nơi tương truyền Đức Mẹ hiện ra, mọi người sẽ bắt gặp các bức tượng gồm 3 cây đại thụ với tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài đồng đứng chính giữa. Ngày nay, vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang đã trở thành một trong những Thánh địa Công giáo quan trọng nhất tại khu vực, thu hút hàng ngàn khách hành hương mỗi năm. Đây cũng là một trong ba thánh địa Công giáo duy nhất cả nước được chính phủ Việt Nam công nhận.

    Đức Mẹ La Vang - Quảng Trị
    Đức Mẹ La Vang - Quảng Trị
    Đức Mẹ La Vang - Quảng Trị
    Đức Mẹ La Vang - Quảng Trị
  3. Nhà thờ đá Phát Diệm là một công trình kiến trúc lâu đời hơn 100 năm tuổi, được xây dựng trong suốt 30 năm. Nó là sự giao thoa giữa kiến trúc đình làng của phương Đông cùng kiến trúc Gothic của phương Tây để tạo nên một quần thể kiến trúc tuyệt vời và khác biệt. Việc xây dựng bắt đầu từ năm 1892, đây chính là nhà thờ cổ nhất Việt Nam. Nó bao gồm hồ nước, nhà thờ lớn, nhà thờ đá, Phương Đình (nhà chuông) cùng 3 động nhân tạo với tổng diện tích 22 hecta.


    Đầu thế kỷ 19, nơi đây còn rất hoang sơ, đầy bùn cũng như cỏ dại. Năm 1828, có một vị quan tài tên là Nguyễn Công Trứ được triều đình Huế cử ra Bắc với hiệu là “Đinh Diên Sư” để khai phá vùng đất mới. Ông đã trở thành người có công lớn lập ra hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) cùng Kim Sơn (Ninh Bình). Quần thể nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng trên đất Kim Sơn do linh mục Phero Trần Lục (tên thường gọi là Sáu, 1825-1899) chủ trì. Cha Sáu làm chánh xứ từ năm 1965; trong 34 năm ông đã chăm lo việc giáo dục nhân bản, cũng như đời sống đạo đức cho bà con giáo dân. Đặc biệt với tầm nhìn rộng khi xây dựng, tất cả vật liệu của nhà thờ đều được chọn từ những loại tốt nhất lúc bấy giờ như đá, gỗ lim. Thế nên, nhà thờ Phát Diệm được mệnh danh là “kinh đô Công giáo của Việt Nam”. Thật khó tưởng tượng khi trên những phương tiện lao động thô sơ, người ta có thể đưa hàng nghìn tấn đá cùng hàng trăm cây gỗ với chiều dài lên đến 12m, nặng trên 7 tấn từ rất xa về để xây dựng. Cổng Phương Đình được thiết kế giống cổng Tam Quan theo lối kiến trúc truyền thống, xây dựng bằng đá xanh với kỹ thuật tinh xảo. Trên các vách đá là những bức phù điêu của một số vị Thánh và hình khắc Chúa Jesus Kito. Tầng cao nhất có 5 khối tháp, khối tháp trung tâm đặt quả chuông nặng 2 tấn, cao 1m9; điều đặc biệt là tiếng chuông này có thể vang xa tận 10 km. Bốn khối còn lại trên đỉnh là tượng của 4 vị Thánh đã viết 4 quyển sách phúc âm, được đặt như búp sen, thể hiện sự giao hòa giữa hai nền văn hóa Đông-Tây.


    Trải qua hơn 100 năm tồn tại với các tác động từ thiên tai cũng như chiến tranh, công trình này vẫn kiên cố giữ nguyên hiện trạng cho đến tận bây giờ. Nó rất xứng đáng khi được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988. Nhà thờ Phát Diệm còn có nhiều chi tiết chạm khắc tinh xảo khác. Xung quanh công trình được trang trí vô số hình ảnh quen thuộc lấy từ làng quê Việt Nam như Long – Ly – Quy – Phượng, tùng, cúc, trúc, mai; hay hình ảnh quen thuộc với Phật giáo Việt Nam là hoa sen. Các bức phù điêu được chạm khắc khéo léo trên đá xanh nguyên khối do các nghệ nhân điêu khắc đá thời bấy giờ thực hiện.

    Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình
    Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình
    Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình
    Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình
  4. Top 4

    Nhà thờ đá - Sapa

    Nhà thờ đá Sapa được hình thành vào năm 1935 (đầu thế kỷ 20), công trình này do kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây dựng. Đây được coi là dấu ấn hoàn toàn duy nhất của người Pháp tại Sapa. Ngoài ra, do được xây dựng từ rất sớm, cùng với mảnh đất và con người nơi đây; nhà thờ đá Sapa đã trải qua nhiều biến cố lịch sử cũng như nhiều lần tu bổ, nhưng nó vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ ban sơ.


    Tọa lạc tại vị trí đắc địa, trên diện tích 6000m2, sau lưng có núi Hàm Rồng. Khu nhà thờ gồm 7 gian, mỗi gian rộng 500m2, tháp chuông cao 20m, bên trong có quả chuông cao 1m5 và nặng nửa tấn. Toàn bộ nơi đây được xây bằng đá cắt, các khối được kết nối với nhau bằng hỗn hợp cát, vôi cùng mật mía. Điểm thu hút nhất của nhà thờ này chính là phong cách kiến trúc Gothic Roman cổ kính được dễ dàng nhận ra nhất ở phần mái, tháp chuông; mái vòm có dạng kim tự tháp góp phần tạo nên sự sang trọng cũng như đặc biệt cho nhà thờ. Phía trước là khoảng khoảng sân rộng, nơi hàng ngày người dân thường tụ tập mua bán. Bên trong với 32 ô cửa kính màu có hình các mầu nhiệm Mân Côi, các vị Thánh và hành trình đi đến Thánh Giá.


    Khuôn viên bao gồm nhiều khu vực như khu nhà thờ, nhà xứ, nhà thiên thần, vườn thánh cùng một số khu phụ trợ khác. Nhà xứ năm gian song song với nhà thờ, ngôi nhà thiên thần bao gồm một tầng hầm và ba tầng lầu, vườn thánh có 5 cây Kháo Vàng hàng trăm năm tuổi; trong đó có 4 cây mọc trên đá. Vào những dịp lễ Giáng sinh, hầu hết giáo dân đều tập trung tại nhà thờ để ăn mừng, cầu nguyện, ca hát; làm cho không gian nơi đây trở nên lung linh, huyền ảo và vô cùng cuốn hút. Nhà thờ đá Sapa hiện nay đã trở thành một trong những địa điểm không thể bỏ qua cho những ai đặt chân đến mảnh đất này.

    Nhà thờ đá - Sapa
    Nhà thờ đá - Sapa
    Nhà thờ đá - Sapa
    Nhà thờ đá - Sapa
  5. Tượng Đức Mẹ Tà Pao ngự trị trên núi Tà Pao là một trong 5 bức tượng được dựng lên từ những năm 1959 ở nhiều địa điểm trên cả nước. Bức tượng này bị bỏ hoang trong chiến tranh, và đã có một sự quay trở lại mạnh mẽ của các tín đồ.


    Trước năm 1975, do hoàn cảnh chiến tranh, người dân nơi đây phải tản cư khắp nơi nên đi tích Tà Pao không được chăm sóc, bảo tồn. Sau biến cố năm 1975, một số giáo dân vùng kinh tế mới xã Đức Tân, xã Huy Khiêm và giáo dân Nghi Đức đã tìm được pho tượng, nhưng đầu cùng hai tay của bức tượng đã bị đập vỡ.


    Đến cuối tháng 6 năm 1991, được sự cho phép của Đức cha Nicolas Huỳnh Văn Nghị - Giám Mục Phan Thiết, cũng như sự khuyến khích của linh mục Phanxico Đinh Tấn Thới - chánh xứ Duy Cần; các giáo dân đã nhờ nhà điêu khắc Lê Phát tu sửa, làm mới tượng Đức Mẹ. Ngày 1 tháng 8 năm 1991, bức tượng Đức Mẹ Tà Pao chính thức trở lại với chiều cao 3m, đặt trên bệ vuông 2m và được đúc từ xi măng trắng. Kể từ đó, bức tượng đội vương miện trên đỉnh núi Tà Pao mà ai ai cũng có thể nhìn thấy từ xa, thu hút vô số lượng khách hành hương ngày càng tăng.


    Ngày 29-9-1999, vào ngày lễ Tổng lãnh thiên thần, một số giáo dân Công giáo Phương Lâm cùng các vùng lân cận bấy giờ là Dốc Mơ, Gia Kiệm, Hố Nai, TP.HCM đổ về vùng giáp ranh Tánh Linh và Phương Lâm cầu nguyện. Họ đã chứng kiến Đức Maria hiện ra ở phía bên kia của ngọn núi. Đầu năm 2000, các đoàn người bắt đầu đổ về núi Tà Pao hành hương. Từ đó, nhiều giáo dân được kể lại những câu chuyện xung quanh tượng đài Đức Mẹ Tà Pao. Nơi đây nhanh chóng trở thành địa điểm quan trọng thứ ba của “Lòng sùng kính Đức Mẹ” trong nước, sau La Vang và Trà Kiệu. Nhiều ân sủng cũng đã được công nhận như: đổi mới đức tin, cải đạo, hòa giải gia đình và phục hồi bệnh tật. Ngày 13 tháng 5 là ngày được chọn làm lễ Đức Mẹ Fatima, việc này được thể hiện qua bức tượng ở Tà Pao. Để đánh dấu kỷ niệm, Đức Cha đã cử hành thánh lễ cùng với 42 linh mục, chính thức tuyên bố Tà Pao là trung tâm hành hương của giáo phận.

    Đức Mẹ Tà Pao - Bình Thuận
    Đức Mẹ Tà Pao - Bình Thuận
    Đức Mẹ Tà Pao - Bình Thuận
    Đức Mẹ Tà Pao - Bình Thuận
  6. Đức Mẹ Trà Kiệu là tên do người Công giáo Việt Nam đặt cho Đức Maria khi bà hiện ra trong một ngôi thánh đường được xây dựng vào năm 1898 trên đồi Bửu Châu, phía đông làng Trà Kiệu, tỉnh Quảng Nam. Đền thánh được cung hiến cho Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu để tưởng nhớ sự giúp đỡ từ bà trong cuộc kháng chiến của người Công giáo chống lại phong trào Cần Vương tại nơi này vào năm 1885.


    Trà Kiệu ban đầu được hình thành ở thế kỷ thứ IV sau Công nguyên và có dấu hiệu người sinh sống tại đây không ngừng trong gần 800 năm tiếp theo. Khu vực này có trung tâm là một ngọn đồi nhỏ nhô lên giữa sông Thu Bồn ở phía bắc, một con sông nhỏ ở phía đông và một con sông khác ở phía nam. Trong quá khứ, một tòa tháp lớn từng đứng trên đỉnh đồi, và thành phố nằm dưới chân nó bao quanh giữa các con sông. Phía tây nhô lên một dãy núi nhỏ, ở sau có nhiều dãy núi lớn hơn. Lịch sử của Trà Kiệu kết thúc vào khoảng thế kỷ XIII-XIV. Điều này trùng hợp với sự suy tàn chung của các đế chế Chăm khắp mọi nơi, vốn đang xảy ra do chiến tranh với các nước láng giềng tại phía bắc lẫn phía nam. Nơi tập trung của người Chăm trong khu vực này có thể bắt đầu từ Trà Kiệu, nhưng sau đó được chuyển đến Mỹ Sơn, vì nó dễ phòng thủ cũng như bảo vệ hơn. Sau khi người Chăm rời đi, khu vực này được trả lại cho rừng rậm. Theo thời gian, các địa điểm rơi vào tình trạng bị bỏ hoang. Tuy nhiên, cũng còn nhiều địa điểm trong số này vẫn tiếp tục quan trọng, thiêng liêng đối với những người dân sống trong khu vực địa phương. Không hiếm bàn thờ, lingas, cùng một số bức tượng tiếp tục là nơi cầu nguyện và thờ cúng.


    Sau khi người Pháp đến Việt Nam, một thời gian vào thế kỷ XIX, phần còn lại của tháp Chăm đã bị phá bỏ, giải tỏa; đồng thời một nhà thờ Công giáo mới được xây dựng trên đỉnh. Phần còn lại của tàn tích tại thành phố đều bị san bằng, vật liệu được sử dụng để xây dựng những con đường mới cùng những công trình kiến trúc mới. Mặc dù hầu hết các địa điểm của người Chăm từng ở trước đây đã phải chịu sự tàn phá của thời gian lẫn chiến tranh, nhưng may mắn là rất ít trong số đó bị phá hủy hoàn toàn.


    Theo truyền thuyết, Đức Trinh Nữ Maria đã xuất hiện trên nóc nhà thờ Trà Kiệu trong trận chiến giữa người Công giáo và các thành viên của phong trào này, để bảo vệ các tín hữu khỏi sự tàn phá của lực lượng Văn Thân. Vì thế, từ đó có gọi là Đức Mẹ Trà Kiệu. Tuy nhiên, lý do khiến nơi đây ít phổ biến hơn là do sự kiện này đã xảy ra gần một thế kỷ sau cuộc bách hại tại La Vang. Nhà thờ tại đây được gọi là “Nhà Thờ Núi”, nó vẫn mang một số hình ảnh không thể phai mờ của một di sản còn tồn tại cho đến ngày nay. Được xây dựng năm 1722 tại một địa điểm, cho đến năm 1865 nó đã được chuyển về địa điểm hiện nay. Năm 1971, linh mục Phero Lê Như Hào cho xây dựng gian giữa nhà thờ theo kiến trúc châu Âu của thế kỷ XII. Bên cạnh nhà thờ là tu viện Thánh Giá xây dựng từ năm 1867, bảo tàng truyền thống và nhà thờ Thánh Mẫu tọa lạc trên một ngọn đồi cao 60m. Nhờ các tập tục chuyển đổi được sử dụng bởi thực dân Pháp, người dân địa phương tại các làng gần đó đều xác nhận rằng ngày nay vẫn còn nhiều người sống ở đây theo đạo Công giáo.

    Đức Mẹ Trà Kiệu - Quảng Nam
    Đức Mẹ Trà Kiệu - Quảng Nam
    Đức Mẹ Trà Kiệu - Quảng Nam
    Đức Mẹ Trà Kiệu - Quảng Nam



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy